Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Một phần của tài liệu Bộ đội biên phòng tỉnh quảng ninh tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng viên giới hiện nay (Trang 25 - 29)

trị cơ sở

Để cho sự nghiệp phát triển toàn diện ở KVBG thành công, đòi hỏi phải củng cố, xây dựng các tổ chức đảng, quần chúng và các tổ chức chính trị vững mạnh. Đó chính là đòi hỏi tiếp tục đổi mới HTCT cấp xã vùng biên giới, đổi mới tổ chức và cơ chế vận hành của nền dân chủ ở địa bàn quan trọng đặc biệt này. Đây là vấn đề được Đảng ta rất quan tâm đến xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới nhất là trong tình hình hiện nay.

Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Kiện toàn hệ thống tổ chức đảng gắn với cải cách, đổi mới tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) tiếp tục khẳng định về “Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh:

Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hoá, quy chế hoá nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Hoàn thiện quy chế, quy trình về công tác tổ chức, bảo đảm mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và của cả hệ thống chính trị; xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, cơ chế vận hành, lề lối làm việc... [28, tr.289, 290]. Điều đó càng khẳng định vai trò, tầm quan trọng của HTCT nói chung, HTCT cấp xã vùng biên giới nói riêng.

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII với Nghị quyết chuyên đề “Tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh”, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tiếp tục khẳng định về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Hội nghị đã chỉ ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu để đổi mới, nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở. Việc kiện toàn HTCT cơ sở phải được đặt ra như là một nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách hiện nay và phải được tiến hành một cách tích cực, đồng bộ với các giải pháp cơ bản, cần thiết mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hội nghị đã chỉ rõ:

Hệ thống chính trị ở cơ sở phần lớn đã chăm lo đảm bảo ổn định chính trị - xã hội; phát huy tính tích cực của nhân dân trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện xoá đói, giảm nghèo; phổ cập giáo dục tiểu học và chăm sóc sức khoẻ; xây dựng đời sống văn hoá và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; cùng với nhân dân tạo

nên những thành tựu quan trọng, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay đang bộc lộ nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng (VĐQC). Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân... xảy ra ở nhiều nơi, có nơi rất nghiêm trọng. Nội dung và hình thức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở chậm đổi mới, còn mang nhiều dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không phù hợp với chuyển biến của xã hội. Hội nghị nhấn mạnh: Đội ngũ cán bộ có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; vì thế phải đẩy mạnh việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ này; đồng thời, phải có chính sách đãi ngộ đúng mức nhằm tạo ra cho hệ thống chính trị ở cơ sở một sức mạnh mới, những khả năng mới trong việc hoàn thành nhiệm vụ [26].

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về tăng cường xây dựng, củng cố HTCT ở cơ sở đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HTCT nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai trò của MTTQ, các đoàn thể và quyền làm chủ của nhân dân trong mọi mặt đời sống xã hội. Cụ thể hoá các quan điểm của Đảng về đổi mới HTCT, đổi mới tổ chức, nội dung hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống đó. Coi trọng thực hiện phương thức Đảng lãnh đạo bằng tổ chức, củng cố HTCT ở cơ sở; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng, củng cố HTCT ở cơ sở, ngày 15/02/1993, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 58/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu

QPAN trong tình hình mới. Chỉ thị có ý nghĩa chiến lược và là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của cả HTCT nhằm đạt được mục tiêu cơ bản là: “Ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, quốc phòng, an ninh vững mạnh, có nếp sống văn minh, lành mạnh, góp phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, sẵn sàng đối phó thắng lợi với các tình huống khác”.

Ngày 28/3/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường phát triển KT-XH, củng cố QPAN ở KVBG, hải đảo. Chỉ thị nêu rõ: “Tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, nhằm xây dựng địa bàn cơ sở ở khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia trong tình hình mới”.

Nội dung của Chỉ thị xác định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang; tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo ngân sách để phát triển toàn diện về chính trị, KT-XH, quốc phòng, an ninh ở KVBG, hải đảo, đủ sức phòng thủ đất nước, phòng ngừa và đẩy lùi chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc.

Từ những văn kiện nêu trên đã rút ra được những vấn đề cơ bản sau:

Một là, xây dựng, củng cố HTCT cơ sở là nhiệm vụ cấp bách, nhằm củng cố nền tảng vững chắc HTCT của cả nước.

Hai là, nội dung xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế vận hành... từ đó đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong HTCT.

Ba là, mục đích xây dựng củng cố HTCT là nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền, phát huy vai trò tập hợp đông đảo quần chúng của mặt trận, các tổ chức quần chúng.

Bốn là, phải tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, đồng bộ bằng các giải pháp cơ bản.

Một phần của tài liệu Bộ đội biên phòng tỉnh quảng ninh tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng viên giới hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)