gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng biên giới hiện nay
4 Yêu cầu
Một là, nắm vững và tổ chức thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương về xây dựng, củng cố HTCT cơ sở xã, phường, thị trấn.
Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước là những định hướng lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan đơn vị và các tổ chức xã hội. Vì vậy, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần nắm vững và tổ chức thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương về xây dựng, củng cố HTCT cơ sở xã, phường, thị trấn.
Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, trên cơ sở quán triệt nắm vững các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của địa phương và căn cứ tình hình đơn vị để xác định chủ trương, biện pháp, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đơn vị tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện của từng xã, phường, thị trấn KVBG. Đồng thời, cần tích cực nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm thực tế, điều tra nắm chắc
tình hình địa bàn, để tìm ra những mô hình, cách làm, bước đi phù hợp đảm bảo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT cấp xã vùng biên giới.
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị BĐBP cần quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và của cấp uỷ, chính quyền các cấp về xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới. Đồng thời, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của BĐBP, là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ. Nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương về xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới là cơ sở vững chắc để cán bộ, chiến sĩ BĐBP tiến hành mọi công việc tham gia đúng mục tiêu, định hướng chung, phù hợp với đặc điểm từng địa bàn và đem lại hiệu quả cao nhất.
Hai là, đề cao dân chủ, thận trọng và thực tế trong quá trình tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới
Đây là yêu cầu cao đối với BĐBP tỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới. Cán bộ, chiến sĩ cần tôn trọng phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc; tìm hiểu và nắm tâm lý, tình cảm của cán bộ, đồng bào các dân tộc thiểu số; kiên trì giáo dục, thuyết phục, bồi dưỡng và hướng dẫn cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, trình độ về mọi mặt, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách làm. Đồng thời, cần tích cực giúp đỡ đội ngũ cán bộ cơ sở nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các tổ chức của HTCT cấp xã vùng biên giới thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, tổ chức cuộc sống văn minh. Phương châm cơ bản là tiến hành vận động nhiều bước, kiên nhẫn thuyết phục, tuyệt đối không làm thay. Khi tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và đồng bào phải cẩn
trọng về lời nói, cử chỉ, hành vi; tuyệt đối không được nói và làm động chạm đến phong tục, tập quán từng tộc người. Khi làm việc, sinh hoạt với cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc thiểu số cần trung thực, gương mẫu. Để thực hiện tốt yêu cầu, các đơn vị BĐBP cần thường xuyên coi trọng công tác điều tra, khảo sát địa bàn để nắm vững tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở KVBG, đặc biệt cần đi sâu nắm chắc về chính trị tư tưởng, về tổ chức và chất lượng hoạt động của từng tổ chức thành viên của HTCT cấp xã vùng biên giới. Đồng thời, quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” và thật sự “nghe được dân nói, nói cho dân hiểu, hướng dẫn dân làm, làm cho dân tin”.
Ba là, tích cực, chủ động, linh hoạt trong tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới
Xuất phát từ đặc điểm về địa lý tự nhiên, KT-XH ở KVBG còn nhiều khó khăn, HTCT cơ sở còn những yếu kém, đòi hỏi BĐBP cần tích cực, chủ động, linh hoạt trong tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới.
Nội dung yêu cầu thể hiện bằng việc các đồn biên phòng luôn giữ vững quyền chủ động nắm vững tình hình chính trị, KT-XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của xã, thị trấn biên giới; phát hiện kịp thời, chính xác những vấn đề phức tạp nảy sinh ở KVBG. Từ đó, phân tích, đánh giá những yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến việc xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới, chủ động làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp cùng các ban, ngành, lực lượng xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới.
Chủ động kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng các tổ chức vững mạnh với phòng, chống âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch để bảo vệ HTCT cấp xã vùng biên giới. Tích cực, chủ động trong nắm, phát hiện và tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề nảy sinh ở cơ sở. Tính chủ động còn thể hiện ở khâu xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh
phòng, chống phù hợp với từng tình huống, từng loại đối tượng, ngăn chặn triệt phá nhanh các tổ chức phản động, giữ vững an ninh trật tự ở KVBG.
Quá trình tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới, các đồn biên phòng cần vận dụng linh hoạt nội dung, phương pháp cho phù hợp với diễn biến tình hình địa bàn. Tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên; cứng nhắc, máy móc trong tổ chức thực hiện, đặc biệt là không thấy hết được nhiệm vụ, trách nhiệm tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới.
Bốn là, làm tốt công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành, các lực lượng trong tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới
Xây dựng, củng cố HTCT cơ sở là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành và các lực lượng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới, Bộ đội Biên phòng cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các lực lượng. Việc tổ chức phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị sẽ giúp BĐBP phát huy vai trò, trách nhiệm và sức mạnh, cũng như tranh thủ chuyên môn để thực hiện tốt mọi nội dung tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới.
Để công tác phối hợp tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới đạt được hiệu quả cao, BĐBP và các cơ quan, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo; cùng trao đổi, bàn bạc, xây dựng kế hoạch phối hợp để thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện và phát huy được thế mạnh vốn có của từng ngành, từng lực lượng. Quá trình phối hợp cần tiến hành chắc chắn theo từng bước, sau đó rút kinh nghiệm và đề ra nội dung công việc tiếp theo, với phương châm từ điểm đến diện. Trong phối hợp cần tránh chủ quan, nóng vội, đẩy nhanh tốc độ mà không tính đến hiệu quả, chỉ chạy theo thành tích làm giảm sút lòng tin cho quần chúng nhân dân. Mặt khác, tránh tình trạng có quy chế, kế hoạch phối hợp, nhưng trong quá trình
thực hiện m i lực lượng làm theo một cách, không có sự thống nhất dẫn đến tình trạng làm giảm hiệu quả của công tác phối hợp.
1.4.2. Nộ dun
Tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới, Bộ đội Biên phòng cần thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh Củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, duy trì chế độ, nề nếp sinh hoạt, xây dựng và thực hiện kế hoạch củng cố chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh. Bộ đội Biên phòng tham mưu cho cấp uỷ cơ sở, có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao trình độ lý luận chính trị, KT-XH, quốc phòng, an ninh cho cán bộ đảng viên. Thực hiện tốt điều lệ Đảng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao trong đấu tranh chống lại mọi quan điểm sai trái cũng như trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt đảng, ra nghị quyết lãnh đạo phù hợp với nội dung, chương trình phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh của địa phương. Coi trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về tổ chức, lấy chi bộ, tổ đảng làm mục tiêu xây dựng. Đối với những nơi khó khăn phải tập trung giúp đỡ để các tổ chức cơ sở đảng củng cố, kiện toàn cấp uỷ, bồi dưỡng năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo, tạo nguồn phát triển đảng viên. Cử cán bộ đội công tác địa bàn xuống sinh hoạt đảng tạm thời (6 tháng) với các chi bộ ở thôn (bản) nhằm xoá các thôn (bản) trắng về chi bộ. Thông qua đó, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và các đảng viên trong chi bộ. Bồi dưỡng quần chúng ưu tú tạo nguồn phát triển đảng viên mới cho chi bộ, đặc biệt duy trì được nề nếp sinh hoạt đảng của các chi bộ ở địa bàn. Giữ vững vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trước mọi âm mưu chống phá của kẻ thù cũng như sự tác động của
mặt trái cơ chế thị trường. Đảm bảo cho đảng viên, tổ chức cơ sở đảng phát huy tốt vai trò lãnh đạo, đồng thời hướng dẫn quần chúng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của địa phương. Phát huy hết khả năng của công tác kiểm tra đảng, giúp các tổ chức cơ sở đảng củng cố kiện toàn tổ chức, làm cho nội bộ Đảng luôn trong sạch, vững mạnh.
Thứ hai, tham gia xây dựng HĐND và UBND vững mạnh toàn diện Tham mưu giúp HĐND và UBND về phương pháp điều hành, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội; nhất là quản lý, chỉ đạo lực lượng vũ trang của địa phương thực hiện nhiệm vụ QPAN và nhiệm vụ BVBG. Đảm bảo cho dân tự lựa chọn và bầu các đại biểu HĐND thực sự là người đại diện cho họ. Tăng tỉ lệ đại biểu HĐND là người các dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng, nội dung trong các kỳ họp của HĐND xã, thị trấn biên giới. Động viên nhân dân tích cực giám sát hoạt động của các thành viên trong HĐND, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Phối hợp với các ngành, các lực lượng tham mưu và cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, gắn bó với dân, nâng cao lòng yêu nước cho cán bộ, đảng viên. Tập trung tham gia xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước ở xã, thị trấn biên giới.
Chính quyền cơ sở là nơi hàng ngày quan hệ trực tiếp với dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự vững mạnh của toàn bộ nền hành chính Nhà nước và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong việc xem xét giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, QPAN, tổ chức đời sống của nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Do vậy, nội dung tham gia xây dựng UBND phải tham gia bồi dưỡng về nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc thu, chi ngân sách, sắp xếp và quản lý cán bộ, quản lý cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá... thực hiện chính sách xã hội và nhiệm vụ QPAN trong KVBG. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong việc quản lý, BVBG. Đối với đội ngũ trưởng thôn (bản) là người đại diện cho chính quyền xã và nhân dân thực hiện nhiệm vụ hành chính tại các thôn (bản). Vì vậy, phải tích cực tham mưu, giúp đỡ đội ngũ này cả về chuyên môn và các điều kiện khác trong thực hiện nhiệm vụ tại các thôn (bản), nhất là các thôn (bản) giáp biên giới.
Thứ ba, tham gia xây dựng MTTQ và các tổ chức CT-XH
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức CT-XH có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội; QPAN. Vì vậy, việc xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới phụ thuộc rất nhiều vào sự vững mạnh của MTTQ và các tổ chức CT-XH.
Đổi mới hoạt động của MTTQ, các tổ chức CT-XH, khắc phục tình trạng hành chính hoá, nhà nước hoá, phô trương, hình thức, nâng cao chất lượng hoạt động, làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.
Giúp MTTQ và các đoàn thể tổ chức, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng và củng cố chính quyền, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; giám sát hoạt động của chính quyền ở địa phương.
Chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt; tranh thủ được những người có uy tín như già làng, trưởng thôn (bản); tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn ban chấp hành của các tổ chức CT-XH và đội ngũ cán bộ chủ chốt vững mạnh, triển khai thực hiện các nội dung, chương trình, phối hợp với MTTQ thực hiện có hiệu quả “Ngày biên phòng toàn dân”.
Tham gia xây dựng các tổ chức CT-XH cấp xã vùng biên giới vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương như: Phát triển KT-XH, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, gia đình văn hoá... vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả chương trình nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới.
4 P ươn p áp
Phương pháp BĐBP tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới là tổng hợp những cách thức, biện pháp được cán bộ, chiến sĩ sử dụng tác động vào các tổ chức, tạo nên sự chuyển biến về trình độ nhận thức và giác ngộ của đội ngũ cán bộ, sự vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và hoạt động hiệu quả của các tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức CT- XH cấp xã vùng biên giới. Phương pháp BĐBP tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới bao gồm:
Một là, phương pháp tham gia gián tiếp
Là phương pháp BĐBP các cấp tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới thông qua các biện pháp như: Đề xuất chủ trương, kế hoạch với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, tham gia ý kiến trong hội nghị.
- Tham mưu trong việc tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của