Thực trạng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh tham gia xây dựng,

Một phần của tài liệu Bộ đội biên phòng tỉnh quảng ninh tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng viên giới hiện nay (Trang 55)

dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng biên giới hiện nay

ết qu t ư c

2.2.1.1. Tham gia công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn

- Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh đối với nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới.

Với nhận thức tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG. Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 15/1998/TTg ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QPAN ở các xã phường biên giới, hải đảo”,

Nghị quyết số 150/ĐU-QSTW ngày 01/8/1998 của Đảng ủy quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về việc Quân đội tham gia lao động sản xuất làm kinh tế, phát huy vai trò nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược; Nghị quyết số 24/NQ-ĐU ngày 20/12/1998 của Đảng ủy BĐBP, Chỉ thị số 31/CT-BTL ngày 28/5/2000 của Bộ Tư lệnh BĐBP về tăng cường tham gia các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo; Nghị quyết số 19-NQ/ĐU ngày 25/7/2008 của Đảng ủy BĐBP về việc BĐBP tham gia lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG. Quán triệt và thực hiện chỉ thị của đảng, nhà nước, quân đội, Đảng ủy BĐBP. Đảng ủy BĐBP tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 536- NQ/ĐUBP, ngày 18/9/2008 về việc triển khai Bộ đội Biên phòng tham gia lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG. Trong báo cáo số 882/BC-BTL ngày 31/3/2015 của Bộ Tư lệnh BĐBP về tổng kết 15 năm triển khai tăng cường cán bộ Bộ đội Biên phòng cho các xã biên giới (1999-2014), BĐBP tỉnh Quảng Ninh được Bộ Tư lệnh BĐBP

đánh giá là một trong những tỉnh đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ban hành chỉ thị, xây dựng kế hoạch triển khai cán bộ tăng cường xã; phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, ban ngành, thành lập ban chỉ đạo, bộ phận thường trực theo dõi, đôn đốc và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện ở các cấp; quy định chế độ quan tâm, chăm lo về vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ tăng cường.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của các đồn biên phòng. Đảng uỷ đã có những chủ trương, nghị quyết lãnh đạo vừa mang tính chiến lược, vừa cụ thể sâu sát, kịp thời, phù hợp với từng nhiệm vụ chính trị của địa phương trên từng địa bàn cụ thể.

- Đối với các phòng chức năng

Với vai trò là cơ quan tham mưu, các phòng chức năng đã tích cực, chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đề ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng, đồng thời trực tiếp hướng dẫn về nghiệp vụ cho các đồn Biên phòng tổ chức thực hiện. Trong những năm qua, đã thường xuyên tăng cường cán bộ xuống cơ sở, giúp các đồn Biên phòng triển khai nhiệm vụ, đồng thời kiểm tra, đôn đốc các tổ, đội công tác tham gia tích cực xây dựng, củng cố HTCT, nắm chắc kết quả đã đạt được, những vấn đề mới nảy sinh, nhất là những điểm nóng, những địa bàn xung yếu, báo cáo kịp thời với Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh những nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp, có hiệu quả thiết thực trong tham gia xây dựng, củng cố HTCT. Chỉ đạo trọng điểm theo tuyến, theo vùng, theo chuyên đề, gắn chặt giữa xây và chống, tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình, hình thức tự quản, các điển hình tiên tiến (lấy điểm nhân diện), điểm sáng văn hóa, lá cờ đầu... coi trọng chỉ đạo sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng kinh nghiệm điển hình tiên tiến; thường xuyên theo dõi đánh giá đúng tình hình, thực trạng của từng đồn,

kiểm tra thường xuyên việc tham gia xây dựng, củng cố HTCT, kịp thời uốn nắn những lệch lạc, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, nhất là những địa bàn HTCT yếu kém, hoạt động kém hiệu quả, đồng thời, cùng các đồn Biên phòng sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, giúp cấp trên bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch công tác để có những quyết định đúng đắn trong chỉ đạo. Trong 5 năm (2010-2015) các phòng chức năng đã tổ chức tập huấn 07 buổi/517 lượt cán bộ làm công tác VĐQC tham gia; tập huấn 11 buổi/583 lượt cán bộ tăng cường xã và người có uy tín ở KVBG tham gia; mở 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ khởi nghiệp và lập kế hoạch kinh doanh cho đội ngũ cán bộ tăng cường xã, thị trấn; cử 37 lượt cán bộ tăng cường giúp các đồn biên phòng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới.

- Đối với các đồn biên phòng

Là đơn vị trực tiếp tham gia, giúp đỡ địa phương xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới. Những năm qua, các đồn biên phòng của tỉnh Quảng Ninh luôn xác định đây là mặt công tác lớn của đơn vị, một nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG.

Trên cơ sở quán triệt nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của trên, các đồn biên phòng đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời luôn chủ động đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, qui trình tiến hành công tác VĐQC để xây dựng, củng cố HTCT phù hợp với từng vùng, từng dân tộc. Trong công tác lãnh đạo, chỉ huy của cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị mà trực tiếp là đồng chí đồn trưởng và đồng chí chính trị viên đồn đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp, chặt chẽ và đồng bộ từ cấp trên xuống. Đặc biệt, coi trọng tính khoa học, cụ thể, tỉ mỉ trong phân công nhiệm vụ. Có biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả qua từng đợt công tác. Từ đó, có những điều chỉnh trong thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp với từng tình hình cụ thể. Thường xuyên bố trí các tổ, đội công tác biên phòng bám sát các xã, bản, vừa tuyên truyền, vận động nhân dân vừa nắm chắc tình hình mọi mặt kịp thời tham mưu,

giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ vững ổn định chính trị ở KVBG.

2.2.1.2. Tham gia xây dựng, củng cố tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh

Trước năm 2000, tổ chức cơ sở đảng thuộc 16/28 xã, phường biên giới biển đảo còn là mô hình chi bộ cơ sở (dưới 30 đảng viên); còn 58/213 thôn, bản chưa có đảng viên; 85/213 Chi bộ thôn, bản chưa đủ đảng viên để thành lập chi bộ còn sinh hoạt ghép 2-3 thôn, HTCT ở cơ sở và thôn, bản còn hoạt động còn hạn chế, bất cập trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở và thôn, bản chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới. Đội ngũ cán bộ chưa đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá.

Trong những năm qua, BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở KVBG trong sạch vững mạnh. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng ở KVBG tỉnh Quảng Ninh. Qua khảo sát thực tế cho thấy từ năm 2010 đến 2015 các đơn vị BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã tham gia xây dựng, củng cố 28 đảng bộ xã, thị trấn biên giới; chia tách, thành lập mới 43 chi bộ, xóa 22 thôn (bản) trắng đảng viên; kết nạp 377 đảng viên; phát hiện, tạo nguồn phát triển đảng cho 614 quần chúng ưu tú. Đến năm 2012 các thôn, bản trong toàn tỉnh đã thành lập được chi bộ, không còn chi bộ thôn, bản sinh hoạt ghép.

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ đảng viên các xã, thị trấn biên giới. Thông qua đó, giúp họ tiếp thu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nâng cao vai trò lãnh đạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tập trung tham mưu, đề xuất với đảng uỷ, chi bộ cơ sở trong việc ra nghị quyết lãnh đạo sát đúng với tình hình thực tế, nhiệm vụ chính trị của địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp sinh hoạt Đảng; tăng cường công tác

phát triển đảng viên mới; chú trọng phát hiện và bồi dưỡng những người có tài, có đức trong các dân tộc ít người, nhằm bổ sung vào HTCT cấp xã vùng biên giới. Tham mưu cho cấp uỷ đảng cơ sở tăng cường công tác kiểm tra việc đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng và nghị quyết của đảng bộ, chi bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh; phát huy vai trò, tính tiền phong gương mẫu của từng đảng viên vào xây dựng, củng cố HTCT cơ sở và tham gia phát triển KT-XH, tăng cường tiềm lực QPAN ở KVBG.

Đặc biệt, từ năm 2013 Đảng uỷ BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả đề án phát triển đảng viên là chiến sĩ trong BĐBP góp phần tạo nguồn cán bộ, đảng viên cho các huyện biên giới giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Đến nay đã tổ chức kết nạp đảng được 144 đồng chí, trong đó đảng viên là chiến sĩ nghĩa vụ 131 đồng chí, 52 đồng chí có hộ khẩu ở KVBG. Đây là nguồn cán bộ, đảng viên cho các xã, thị trấn huyện biên giới tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đây cũng là lực lượng trực tiếp và giúp BĐBP tham gia có hiệu quả xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới tỉnh Quảng Ninh.

Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố HTCT các xã, thị trấn biên giới của BĐBP tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức cơ sở đảng ở KVBG tỉnh Quảng Ninh đã hoạt động có hiệu quả, kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng có: 23/28 đảng bộ xã, phường biên giới xếp loại trong sạch vững mạnh, 04/28 đảng bộ xã, phường biên giới xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, 01/28 đảng bộ xã, phường biên giới xếp loại hoàn thành nhiệm vụ (Phụ lục 02). Hệ thống chính trị ở địa phương thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng xã, phường biên giới vững mạnh toàn diện.

2.2.1.3. Tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh toàn diện

Trong những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, tích cực làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp

trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố chính quyền cơ sở về tổ chức. Trong 5 năm (2010 - 2015), BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã tham gia xây dựng 21 HĐND, 18 UBND cấp xã, 27 ban công an, 15 ban chỉ huy quân sự xã. Phối hợp cùng cấp uỷ, chính quyền và các lực lượng đứng chân trên địa bàn xây dựng 19 HĐND, 23 UBND cấp xã, xây dựng 17 ban công an, 26 ban chỉ huy quân sự xã.

Cùng với việc tham gia xây dựng, củng cố về tổ chức, BĐBP tỉnh Quảng Ninh còn tích cực tham mưu và giúp đỡ chính quyền cơ sở đánh giá những thuận lợi, khó khăn và tiềm năng của địa phương để xác định phương hướng phát triển KT-XH phù hợp với quy hoạch, định hướng của trên.

Với phương châm “cơ sở hạ tầng đi trước” và quan điểm “nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ” với các chính sách đầu tư, h trợ hợp lý, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, ổn định, yên tâm gắn bó với nơi ở mới. Địa bàn biên giới, biển đảo đã hình thành nhiều cụm dân có đời sống khá như ở phường Hải Hoà, Hải Yên, xã Bắc Sơn, Hải Sơn (thành phố Móng Cái); khu cửa khẩu Hoành Mô, khu chợ Đồng Văn (huyện Bình Liêu); xã Thanh Lân, Thị trấn Cô Tô (huyện Cô Tô). Gần đây tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa 17 hộ dân ra sinh sống trên đảo Trần và đưa điện lưới ra đảo Cô Tô, Thanh Lân và các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn... Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện nhiều dự án kinh tế-xã hội trên biên giới, hải đảo phục vụ nhân dân, kết hợp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh như: Đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới, đường lên các mốc biên giới, đưa điện lưới quốc gia lên biên giới, xây dựng công trình thuỷ lợi, xây dựng trường học, xây dựng trạm xá, trực tiếp tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên biên giới, hải đảo.... Đội ngũ cán bộ biên phòng đã cùng các lực lượng trên địa bàn, tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân cách thức làm ăn mới; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, đẩy mạnh trồng các loại cây công

nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, gia trại, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương, như các mô hình: trồng lúa nước ở xã Quảng Đức; trồng tre, măng bát độ ở thôn Lục Phủ, xã Bắc Sơn; trồng mía tím ở thôn Phình Hồ, xã Bắc Sơn; trồng tre gai bảo vệ bờ sông biên giới ở các thôn bản Mốc 13, 14 ở xã Quảng Đức, thôn Thán Phún, xã Hải Sơn, thôn Phình Hồ, xã Bắc Sơn; trồng rừng ngập mặn ở khu vực phường Hải Hòa, Trà Cổ; trồng rừng tại xã đảo Vĩnh Thực...

Hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, xây dựng nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, cán bộ, chiến sỹ BĐBP đã phối hợp giúp đỡ nhân dân trên biên giới, biển đảo xây dựng mái ấm biên cương và các công trình dân sinh, trị giá hơn 3 tỷ đồng; phối hơp với UBMTTQ tỉnh vận động các doanh nghiệp, cá nhân tham gia ủng hộ chương trình “Mái ấm Biên cương” với số tiền 956 triệu đồng. Do vậy, tình trạng chấp hành không nghiêm các chế độ công tác (UBND cấp xã không làm việc thường xuyên, không phân công người trực, các tổ chức không có quy chế, kế hoạch làm việc…) đã cơ bản được khắc phục.

Mặt khác, các đơn vị BĐBP đã tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các văn kiện về công tác QPAN ở địa phương; chủ động tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền xã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ nội bộ, ngăn chặn những hoạt động mua chuộc, móc nối của kẻ địch; đồng thời còn chủ động điều tra, phát hiện những người có mối quan hệ phức tạp với người nước ngoài; những cán bộ có sai phạm, hạn chế về năng lực, phẩm chất kém để tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền cơ sở đưa ra khỏi bộ máy chính quyền. Những năm qua, BĐBP tham mưu đề xuất cấp ủy, chính quyền cơ sở thay thế, bổ sung 05 chủ tịch, 03 phó chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn, 20 công an viên, 109 cán bộ thôn (bản). Đồng thời tham mưu, đề xuất kế hoạch tạo nguồn cán bộ cơ sở; giúp đỡ chính quyền

phát hiện nguồn cán bộ tại ch để bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, đưa đi đào tạo trở thành cán bộ lâu dài của địa phương.

2.2.1.4. Tham gia xây dựng, củng cố Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

Một phần của tài liệu Bộ đội biên phòng tỉnh quảng ninh tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng viên giới hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)