Những yếu tố ảnh hưởng đến Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Bộ đội biên phòng tỉnh quảng ninh tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng viên giới hiện nay (Trang 47 - 55)

Ninh tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng biên giới hiện nay

Yếu tố tự n ên

Quảng Ninh là tỉnh nằm ở vùng duyên hải Đông Bắc của Tổ quốc, có diện tích đất liền rộng khoảng 6.102 km2

và trên 6.000 km2 mặt biển, Phía Đông Bắc tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây - Trung Quốc, với 118,842 km đường biên giới trên đất liền và 268 km bờ biển (Phụ lục 01). Phía Nam giáp Vịnh Bắc bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố cảng Hải Phòng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Địa hình của tỉnh Quảng Ninh có thể chia làm 3 vùng: Vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải đảo với gần 2.000 hòn đảo lớn, nhỏ tạo thành kỳ quan thiên nhiên thế giớiđã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo xứng đáng là một trong 4 trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam.

Quảng Ninh hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho phát triển KT- XH quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, chiếm 90% trữ lượng than trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh.

Bên cạnh đó, Quảng ninh còn có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu với năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới đất liền, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ, giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư.

Với những lợi thế về địa lý, tự nhiên trên đã tạo cho Quảng Ninh một ưu thế là một trọng điểm kinh tế phía Bắc, thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, XNC, xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trên thế giới.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chính sách phù hợp nhằm tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa các chương trình, dự án phát triển KT-XH về các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, hệ thống giao thông trên bộ mặc dù đã được cải thiện, song hiện nay còn nhiều dốc cua, độ dốc lớn gây nguy hiểm, khó khăn nhất là các phương tiện giao thông có trọng tải lớn ra, vào KVBG và cửa khẩu đường bộ.

Về khí hậu và thời tiết ở KVBG tỉnh Quảng Ninh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 9, thường có gió to, mưa nhiều, lũ lụt, cầu cống trên các trục đường ra, vào KVBG dễ bị sạt lở; nhiều đoạn quốc lộ và đường mòn dễ bị chia cắt, hư hỏng, cây cối đổ gẫy làm tắc nghẽn giao thông cục bộ, gây cản trở hoạt động lưu thông biên giới; khó khăn trong cơ động lực lượng tuần tra quản lý, kiểm soát bảo vệ biên giới và triển khai các hoạt động tham gia xây dựng, củng cố HTCT cơ sở của BĐBP tỉnh Quảng Ninh. Mùa khô, từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thường xuống thấp và có sương mù dày đặc,

lâu tan; kết hợp với rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của CBCS và việc triển khai các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới cũng như tham gia phát triển KT-XH, xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới của các đơn vị BĐBP tỉnh Quảng Ninh.

Yếu tố xã ộ

2.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Những năm qua, được Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm đầu tư triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển KT-XH như: Chương trình 134, 135, 327… Các xã, phường biên giới tỉnh Quảng Ninh đã có đổi thay đáng kể về KT-XH. Sản xuất kinh tế từ tự cung, tự cấp dần chuyển sang sản xuất hàng hoá. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng. Cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hoá, xã hội đã và đang được củng cố, quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển KT-XH ở KVBG tỉnh Quảng Ninh còn chậm và không đồng đều, chủ yếu tập trung tại trung tâm các xã và khu vực cửa khẩu. Số liệu khảo sát năm 2015 ở KVBG tỷ lệ hộ nghèo 2.106 hộ/21.023 khẩu chiếm 10,01%; cận nghèo 2.877 hộ/21.023 khẩu chiếm tỷ lệ 13,68%; hiện còn 76 thôn chưa có điện lưới quốc gia chiếm 35,68%; 69 thôn chưa có đường ô tô đến chiếm 32,39%; 92/213 thôn chưa có công trình nước sạch chiếm 43,19% (Phụ lục 06). Cơ sở y tế và giáo dục tuy được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu và yếu so với yêu cầu. Tại trung tâm các xã đều có trường học phổ thông nhưng tỉ lệ trẻ em thất học còn nhiều. Mạng lưới y tế ở KVBG tuy đã được hình thành, nhưng thiết bị y tế, thuốc men và trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, y tá còn hạn chế nên hiệu quả khám, chữa bệnh thấp. Hiện nay có 06 trạm xá chưa xây dựng cơ bản, 03 trạm kết hợp Quân dân y với 660m2

xây dựng cơ bản. Toàn tuyến có 19/28 xã, phường có bác sỹ. Công tác vệ sinh, phòng dịch do chưa được duy trì thường xuyên, nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày chưa đảm bảo nên tỉ lệ

mắc các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp trong đồng bào các dân tộc còn khá cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ công tác tại địa bàn.

2.1.2.2. Tình hình nhân dân

Dân cư ở KVBG tỉnh Quảng Ninh bao gồm 23.755 hộ/94.748 khẩu thuộc 22 dân tộc sinh sống cư trú tại 213 thôn, bản thuộc 28 xã, phường biên giới, biển, đảo của 05 huyện, thị xã, thành phố (Phụ lục 02). Các dân tộc ở KVBG tỉnh Quảng Ninh sinh sống đan xen nhau theo từng làng, bản có truyền thống đoàn kết, trung thực, thật thà, cần cù trong lao động, sản xuất. Tính gắn kết thôn (bản), gia đình, dòng họ là tập quán lâu đời, ngấm sâu trong tiềm thức văn hoá các dân tộc. Trưởng thôn (bản), người đứng đầu dòng họ, dòng tộc, chức sắc trong các tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn, là ch dựa tin cậy trong cộng đồng. Đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Ninh có đời sống tâm linh, phong tục, tập quán đa dạng, phong phú, hầu hết các tín ngưỡng và lễ nghi tôn giáo liên quan đến việc làm nương rẫy. Tuy nhiên, bên cạnh những nét đẹp truyền thống vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục, trình độ dân trí không đồng đều gây khó khăn cho BĐBP trong tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới.

Phân bố dân cư trong KVBG tỉnh Quảng Ninh cũng còn nhiều bất cập, đồng bào sống rải rác trên các sườn núi, một số cư trú độc lập, cách xa nhau từ 5 đến 7 km, nhiều khu vực xa trung tâm xã, xa các đồn biên phòng. Vào thời vụ, đồng bào thường phân tán lên nương, rẫy làm ăn, sản xuất cách xa nơi ở, gây không ít khó khăn cho BĐBP và các lực lượng chức năng trong tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng, tuyên truyền, lôi kéo quần chúng; che dấu các hoạt động chống phá trên địa bàn. Một bộ phận nhân dân các thôn (bản) giáp biên giới có quan hệ dân tộc, thân tộc với nhân dân nước tiếp giáp, mối quan hệ này tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu

nghị giữa nhân dân hai bên biên giới. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi các mối quan hệ phức tạp cùng với trình độ nhận thức và giác ngộ chính trị của một bộ phận quần chúng còn thấp, nên ảnh hưởng không nhỏ tới nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới của BĐBP tỉnh Quảng Ninh.

2.1.2.3. Hệ thống chính trị cấp xã vùng biên giới

Hệ thống chính trị cơ sở nói chung, HTCT cấp xã vùng biên giới tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã trực tiếp tổ chức thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo nên những thành tựu về chính trị, phát triển KT-XH trong công cuộc đổi mới đất nước. Mặc dù điều kiện tự nhiên, KT-XH còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhưng các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể đã có nhiều cố gắng, n lực trong việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương, góp phần tích cực vào quản lý, bảo vệ chủ quyền, ANBG quốc gia.

Tính đến tháng 12/2015, KVBG tỉnh Quảng Ninh có 28 đảng bộ xã, 213 chi bộ với 2.210 đảng viên (Phụ lục 03); 227 chi đoàn thanh niên với 4.490 đoàn viên; 177 chi hội cựu chiến binh với 2.860 hội viên; 124 chi hội phụ nữ với 14.264 hội viên; 197 hội nông dân với 11.430 hội viên (Phụ lục 05); 250 đồng chí công an; 1.974 đồng chí dân quân; 175 tổ tự quản (Phụ lục 04). Trong những năm qua, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Với chủ trương tích cực hướng về cơ sở, nhiều cán bộ của BĐBP và các ban, ngành của tỉnh, huyện được tăng cường xuống các xã biên giới, trực tiếp tham gia vào các nhiệm vụ của địa phương. Do đó, chất lượng của các phong trào, hiệu quả hoạt động của HTCT cơ sở ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của HTCT cơ sở ở một số xã, thị trấn KVBG tỉnh Quảng Ninh chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Một số cấp uỷ đảng chưa thực sự là hạt nhân đoàn kết quần chúng, chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ; một số thôn (bản) chưa đủ đảng viên để lập

chi bộ, đặc biệt vẫn còn một số thôn (bản) sát biên giới chưa có đảng viên. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế nên vừa lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, vừa có biểu hiện buông xuôi, cầm chừng. Hội đồng nhân dân ở một số xã hoạt động mang tính hình thức, chưa hội đủ điều kiện, môi trường để thực hiện vai trò, trách nhiệm của một cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân. Một số tổ chức CT-XH hoạt động cầm chừng, thiếu nề nếp, mang tính hình thức, “hành chính hoá” chưa thực sự sâu sát dân; công tác tuyên truyền VĐQC vào tổ chức hội, tổ chức đoàn còn thấp. Khảo sát năm 2015 ở KVBG tỉnh Quảng Ninh có: Về tổ chức đảng 14/28 Đảng bộ trong sạch vững mạnh; 14/28 Đảng bộ xếp loại Đảng bộ hoàn thành nhiệm vụ; 153/234 chi bộ cơ sở xếp loại trong sạch vững mạnh; 76/234 chi bộ cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; 05/234 chi đảng bộ xếp loại hoàn thành nhiệm vụ (Phụ lục 03). Chất lượng UBND xã, phường có 12/28 UBND xếp loại vững mạnh; 03/28 UBND xếp loại khá; 01/28 UBND xếp loại trung bình (Phụ lục 04). Có 12/28 MTTQ xã, phường xếp loại tốt; 15/28 MTTQ xã, phường xếp loại khá; 01/28 MTTQ xã, phường xếp loại trung bình. Đoàn thanh niên xã, phường có 10/28 Ban chấp hành xếp loại tốt; 03/28 Ban chấp hành xếp loại khá; 01/28 Ban chấp hành xếp loại trung bình (Phụ lục 05). Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh có 14/28 Ban chấp hành xếp loại tốt; 10/28 Ban chấp hành xếp loại khá; 04/28 Ban chấp hành xếp loại trung bình. Hội Nông dân có 165/197 Ban chấp hành xếp loại tốt; 24/197 Ban chấp hành xếp loại khá; 08/97 Ban chấp hành xếp loại trung bình. Hội Phụ nữ có 112/124 Ban chấp hành xếp loại tốt; 10/124 Ban chấp hành xếp loại khá; 02/124 Ban chấp hành xếp loại trung bình (Phụ lục 05).

2.1.2.4. Tình hình an ninh trật tự khu vực biên giới

Tình hình an ninh, trật tự ở KVBG cơ bản ổn định; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, quần chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền địa phương, tích cực tham gia

cùng BĐBP quản lý, BVBG, giữ gìn an ninh trật tự thôn (bản). Song cơ quan đặc biệt TH tiếp tục sử dụng cơ sở sát biên xâm nhập móc nối vào các đối tượng trong địa bàn và thông qua người Việt Nam sang Trung Quốc làm thuê, buôn bán, thăm thân, du lịch... để thu thập tin tức, tình hình, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Hoạt động của các loại tội phạm trong KVBG, nhất là tội phạm về ma túy có những diễn biến phức tạp, Đặc biệt là hoạt động mua bán, vận chuyển Ma túy tổng hợp dạng đá với số lượng tương đối lớn bên cạnh đó tình hình buôn lậu, gian lận thương mại nổi lên là hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ, gia cầm, thuốc lá... từ Trung Quốc vào Việt Nam

Tình trạng công dân Việt Nam vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc làm thuê tự do vẫn diễn ra khá phổ biến, nhất là vào mùa nông nhàn.

Từ tình hình trên cho thấy, trong quá trình xây dựng củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới gặp không ít khó khăn, đòi hỏi BĐBP và các cấp, các ngành, các lực lượng ở KVBG cần phải tích cực hơn nữa trong việc tham gia xây dựng, HTCT cấp xã vùng biên giới đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đất nước.

2.1.2.5. Tình hình Bộ đội Biên phòng và các lực lượng phối hợp

- Tình hình lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Ninh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh được biên chế, trang bị theo tiêu chuẩn của tỉnh loại 1 bao gồm: cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh (gồm Bộ Chỉ huy và các phòng, ban chức năng), 12 đồn biên phòng, 01 tiểu đoàn huấn luyện cơ động, 01 Hải đội biên phòng.

Những năm qua, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh chú trọng xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Hầu hết, cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản tại các học viện, nhà trường của lực lượng BĐBP và các học viện nhà trường trong

Quân đội. Đa số xác định tốt trách nhiệm, có năng lực lãnh đạo và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ trên giao, thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới. Phòng chính trị được biên chế 01 ban VĐQC, quân số 03 đồng chí; 01 đồng chí trưởng ban và 02 đồng chí trợ lý; Các đồn biên phòng đều được biên chế đội công tác VĐQC, quân số từ 3 đến 5 đồng chí (Phụ lục 13a). Hiện có 23 đồng chí cán bộ tăng cường xã: Sỹ quan 14 đồng chí, quân nhân chuyên nghiệp 09 đồng chí giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã, trong đó qua bầu cử HĐND nhiệm kỳ (2011 - 2016) có 17/23 đồng chí trúng cử đại biểu HĐND xã, 04 đồng chí được bầu Chủ tịch HĐND xã, có 10 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ huyện (Phụ lục 13a). Đây là lực lượng trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong tham gia xây dựng, củng cố HTCT cấp xã vùng biên giới. Đồng thời, cùng với lực lượng BĐBP tỉnh phát huy sức mạnh tổng hợp của đồng bào các dân tộc trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, ANBG quốc gia.

- Các lực lượng phối hợp

Lực lượng phối hợp với BĐBP tỉnh Quảng Ninh gồm: Các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các lực lượng đứng chân ở KVBG. Trên cơ sở quy chế, kế hoạch phối hợp, những năm qua với vai trò nòng cốt, chuyên trách, BĐBP

Một phần của tài liệu Bộ đội biên phòng tỉnh quảng ninh tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp xã vùng viên giới hiện nay (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)