Tổng quan về tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện

Một phần của tài liệu Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện (khảo sát dữ liệu trên cnn, bbc, ryot, thairah) (Trang 31 - 39)

1.3.1. Các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí đa phương tiện

1.3.1.1. Các yếu tố nội dung

Theo cuốn Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cƣơng [21], các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí bao gồm: đối tƣợng phản ánh, chi tiết và quan điểm của nhà báo trong tác phẩm báo chí.

Đề tài của tác phẩm báo chí có thể gọi theo nhiều cách: có thể gọi theo nội dung khái quát của một lĩnh vực (nhƣ: chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng…); có thể gọi theo nội dung cụ thể, chuyên biệt (nhƣ đề tài chống tham nhũng, đề tài bạo hành gia đình…); hoặc có thể gọi theo đối tƣợng phản ánh (nhƣ: sự kiện, vấn đề, hiện tƣợng, con ngƣời…). Đề tài trong tác phẩm báo chí nói chung và đề tài trong tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện nói riêng đều rất đa dạng, phong phú và xuất hiện khắp nơi trong đời sống xã hội.

Chi tiết trong tác phẩm báo chí là “một bộ phận nhỏ nhất; là một trạng thái cụ thể của diễn biến sự kiện; là hành vi cử chỉ, lời nói, trạng thái tâm lý (hỷ, nộ, ái, ố) của con ngƣời; là sự tham gia của con ngƣời (nhân chứng, của chính nhà báo) trong sự kiện” [21]. Tuy là “bộ phận nhỏ nhất” nhƣng chi tiết lại là yếu tố vô cùng quan trọng, tạo nên giá trị của tác phẩm. Tác phẩm có càng nhiều chi tiết đặc sắc càng lôi cuốn, hấp dẫn công chúng và công chúng nhớ đến tác phẩm chính bởi các chi tiết ấy.

Quan điểm của nhà báo là cái nhìn, là suy nghĩ, thái độ của nhà báo đối với sự kiện, vấn đề đƣợc đề cập đến trong tác phẩm báo chí. Quan điểm của nhà báo đƣợc thể hiện qua nhiều góc độ: ở việc nhà báo lựa chọn sự việc, con ngƣời để phản ánh; ở góc độ đƣợc lựa chọn để tiếp cận sự kiện; ở việc sử dụng các chi tiết hay ngôn từ diễn đạt…Quan điểm của nhà báo thƣờng đƣợc bộc lộ rõ trong các thể loại tác phẩm chính luận, chính luận – nghệ thuật.

1.3.1.2. Các yếu tố hình thức

Theo [21], các yếu tố hình thức của một tác phẩm báo chí bao gồm: kết cấu tác phẩm, ngôn ngữ và thể loại tác phẩm.

Kết cấu của tác phẩm báo chí là “sắp xếp các phần (đầu đề “mũ”, đầu đề chính, đầu đề phụ, sapo, dẫn nhập, đầu đề xen, các đoạn chính văn, ảnh, hộp tƣ liệu – thông tin mở rộng, kết luận, tên tác giả) và các chi tiết sao cho khoa học, đúng ý tƣởng đã định” [21]. Đây thƣờng là một kết cấu hoàn chỉnh cho một tác phẩm báo in. Còn trong tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện thƣờng có thêm các đƣờng liên kết (link) để kết nối đến các thông tin liên quan với tác phẩm và phần tƣơng tác với ngƣời đọc (phần bình luận, thăm dò ý kiến,…). Ngoài ra, so với các tác phẩm báo chí trên báo in truyền thống, nội dung tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện thƣờng đƣợc kết cấu theo hƣớng các đoạn chính văn đƣợc trình bày ngắn gọn hơn, để dành “đất” cho ảnh, video, audio và các link. Các thành phần này đƣợc sắp xếp phù hợp, xen kẽ giữa các đoạn chính văn để tăng cƣờng thêm thông tin, đồng thời giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Ngôn ngữ báo chí là “toàn bộ các tín hiệu và các quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo dùng để chuyển tải thông tin trong tác phẩm báo chí” [21, tr.72]. Trong tác phẩm báo in, ngôn ngữ tín hiệu đƣợc sử dụng đơn giản là văn bản (chữ viết) và hình ảnh, đồ thị. Trong phát thanh, ngôn ngữ đƣợc sử dụng là âm thanh, tiếng động. Còn trong truyền hình, ngôn ngữ chính là âm thanh, hình ảnh động, đôi khi có xen chữ viết và đồ hoạ. Khác với các loại hình báo chí trên, đối với tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện, “chữ viết, hình ảnh (động và tĩnh), âm thanh, tiếng động…đều có thể chuyển hoá thành ngôn ngữ thông tin; đóng góp nhất định làm cho thông tin trở nên trọn vẹn, với sự phong phú, sinh động, đạt hiệu quả cao” [6]. Do đó mà đối với tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện, công chúng thƣờng có thể tiếp nhận thông tin qua cả ba cách:

đọc, nghe và xem, trong khi với báo in chỉ là đọc, phát thanh chỉ là nghe và truyền hình chỉ nghe và xem.

Thể loại tác phẩm báo chí là “hình thức sáng tạo tác phẩm báo chí, phân chia theo mục đích và phƣơng thức phản ánh hiện thực khác quan, cách vận dụng ngôn ngữ và phong cách cá nhân” [21]. Có nhiều quan điểm khác nhau trong cách phân chia thể loại tác phẩm báo chí, tuy nhiên trong các cách này đều xuất hiện hai nhóm chính là nhóm thông tấn (hay còn gọi là nhóm thông tin) và nhóm chính luận. Nhóm thông tấn là nhóm thể loại báo chí chú trọng đến thông tin chính xác, khách quan, bao gồm: tin, tƣờng thuật, bài phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, điều tra. Nhóm chính luận chú trọng đến thông tin khái quát và chính kiến, gồm các thể loại nhƣ xã luận, bình luận, chuyên luận, phỏng vấn, talkshow, forum. Ngoài ra có thể có các nhóm nhƣ: chính luận – nghệ thuật [20], hay các tác phẩm văn nghệ - khoa học trên sản phẩm báo chí [21]…tuỳ theo quan điểm của từng tác giả.

1.3.2. Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện

Qua nghiên cứu các cuốn tài liệu tham khảo, học viên nhận thấy quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí bao gồm bốn bƣớc cơ bản sau:

- Bƣớc 1: Phát hiện đề tài

- Bƣớc 2: Thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu - Bƣớc 3: Xây dựng kịch bản và viết bài - Bƣớc 4: Tự biên tập

Phƣơng pháp sáng tạo tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện cũng bao gồm các khâu này, tuy nhiên, ở từng khâu sẽ có những đặc điểm riêng đối với báo chí đa phƣơng tiện.

1.3.2.1. Phát hiện đề tài

Theo cuốn Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cƣơng [21, tr. 38]: “Đề tài chính là nội dung cụ thể của tác phẩm báo chí: Viết về ai? Về cái gì? Về lĩnh

vực gì trong cuộc sống?”. Điều đó có nghĩa là đề tài là nội dung sẽ đƣợc phản ánh trong tác phẩm báo chí. Phát hiện đề tài là khâu đầu tiên quan trọng trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung cũng nhƣ báo chí đa phƣơng tiện nói riêng.

Đề tài của một tác phẩm báo chí thƣờng đƣợc nảy sinh từ hai tình huống: Ban Biên tập phân công hoặc phóng viên tự tìm kiếm [18, tr.136]. Thƣờng hai tình huống này diễn ra song song với nhau. Ban biên tập sẽ căn cứ vào tình hình thực tế cuộc sống, vào các sự kiện đặc biệt sắp tới hoặc một vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm, để từ đó xây dựng kế hoạch, định hƣớng nội dung cho số báo mới; và phóng viên sẽ dựa trên định hƣớng đó để tìm kiếm, đề xuất đề tài, chủ đề tác phẩm.

Trong báo mạng điện tử, loại hình báo chí gắn liền với các tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện, đồng thời cũng là loại hình báo chí mà các tác phẩm báo chí đƣợc phát hành không theo định kỳ, ra liên tục từng giờ từng phút, thì việc phát hiện đề tài, chủ đề lại càng đòi hỏi ngƣời phóng viên cần phải chủ động, sáng tạo không ngừng để có thể cạnh tranh với các tờ báo khác cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin của ngƣời dùng.

1.3.2.2. Thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu Thu thập thông tin dữ liệu

Sau khi đã có đề tài rồi, ngƣời phóng viên bắt đầu tìm kiếm và thu thập thông tin, dữ liệu. Trong một số trƣờng hợp, quá trình thu thập thông tin, dữ liệu lại dẫn dắt phóng viên đến một chủ đề khác hoặc mâu thuẫn với chủ đề mà phóng viên đang lựa chọn. Do đó cũng không có sự phân chia rạch ròi giữa các bƣớc.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc tìm kiếm, thu thập thông tin trở nên dễ dàng hơn thông qua rất nhiều nguồn nhƣ sách, báo, các văn bản pháp

quy, báo cáo tổng kết, hội thảo, hội nghị và Internet. Tuy nhiên, trong lao động nhà báo, giá trị nhất vẫn là những tƣ liệu thu thập từ thực tế cuộc sống, hay còn gọi là những tƣ liệu sống. Ngƣời phóng viên phải đến tận nơi để quan sát, ghi âm hoặc quay hình. Họ cũng cần gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với con ngƣời ở nơi diễn ra sự kiện để phỏng vấn họ hoặc gặp gỡ, phỏng vấn các chuyên gia, các lãnh đạo có liên quan. Những lần đi thực tế nhƣ vậy, không chỉ mang lại những thông tin, dữ liệu thực tế đáng tin cậy mà còn là chất liệu tốt cho phóng viên để chuẩn bị cho những tác phẩm đa phƣơng tiện chứa nhiều phƣơng thức truyền tải nội dung phong phú.

Để hoàn thành một bài báo đa phƣơng tiện, chất liệu mà nhà báo thu thập thƣờng phải chứa đựng nhiều dạng thức. Nhà báo cần thu thập các hình ảnh trực quan: tranh, ảnh, video, video, bản đồ và các hình ảnh đồ hoạ từ nguồn có sẵn hoặc từ các trang web để xây dựng ý tƣởng cho bài viết [16].

Xử lý thông tin, dữ liệu

Khi đã có thông tin, dữ liệu trong tay, việc quan trọng cần làm của ngƣời viết bài là cân nhắc, lựa chọn thông tin nào có giá trị, phục vụ tốt cho bài viết. Kiểm tra lại mức độ chính xác và độ tin cậy của thông tin cũng là một việc quan trọng. Trong báo chí đa phƣơng tiện, đội ngũ nhân viên làm kỹ thuật cần đa năng hơn so với báo in và phát thanh, truyền hình. Họ phải nắm vững tất cả các thao tác xử lý văn bản, âm thanh, hình ảnh, đồ hoạ, video để đảm bảo về chất lƣợng, kích cỡ phù hợp khi tải lên mạng. Các thao tác này cũng cần phải thực hiện nhanh để đảm bảo thời gian đƣa lên mạng đƣợc nhanh nhất, tăng tính thời sự cho bài báo.

1.3.2.3. Xây dựng kịch bản và viết bài Xây dựng kịch bản

Sau khi thu thập và xử lý thông tin, tƣ liệu, phóng viên cần phác thảo kịch bản cho bài viết. Đây là một bƣớc quan trọng, đặc biệt đối với một tác

phẩm báo chí đa phƣơng tiện, vì thƣờng để tạo nên một tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện cần sự phối hợp giữa phóng viên với đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Kịch bản sẽ giúp cán bộ kỹ thuật xử lý, lắp ghép các tín hiệu nhƣ hình ảnh, âm thanh, video phù hợp với ý tƣởng của phóng viên. Thực tế thì trƣớc khi đi tác nghiệp, phóng viên cũng cần lên ý tƣởng trƣớc về kịch bản để có định hƣớng cho quá trình thu thập tin tức của mình.

Khi xây dựng kịch bản cho tác phẩm báo chí, phóng viên cần chú ý đến các yếu tố nội dung và các yếu tố hình thức của tác phẩm.

Trong các yếu tố về nội dung, đối tƣợng phản ánh thƣờng đã đƣợc xác định ngay từ đầu, trƣớc khi phóng viên đi thu thập thông tin, trừ một số trƣờng hợp, đối tƣợng phản ánh mới đƣợc phát hiện trong quá trình tác nghiệp của phóng viên. Do đó, về nội dung tác phẩm, khi xây dựng kịch bản, phóng viên cần chú trọng đến việc lựa chọn và sắp xếp các chi tiết để tái hiện lại sự kiện, vấn đề một cách đầy đủ, chân thực. Quan điểm của tác giả thƣờng cũng đƣợc thể hiện thông qua việc lựa chọn các các chi tiết của tác phẩm.

Về yếu tố hình thức trong báo chí đa phƣơng tiện, tín hiệu ngôn ngữ rất phong phú nhƣng phóng viên cần sắp xếp và phối hợp khéo léo để thể hiện ý đồ tác phẩm một cách tốt nhất. Thể loại của tác phẩm cũng đóng vai trò quan trọng, vì nó quyết định kết cấu và ngôn ngữ của tác phẩm báo chí đó.

Cụ thể, trong [16, tr.211], kịch bản của một tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện đƣợc thực hiện từ ba phần:

Một là, xác định các yếu tố, gồm: một đoạn giải thích trọng tâm câu chuyện của bài viết, hồ sơ các nhân vật chính, sự kiện chính, quá trình hoạt động hoặc vận hành của một đối tƣợng nào đó, ƣu và nhƣợc điểm, bối cảnh/khái quát tình hình, các vấn đề đƣợc đƣa ra bởi những câu chuyện trong bài viết;

Hai là, xác định phƣơng tiện truyền thông nhƣ: video, audio, văn bản, đồ hoạ, bản đồ, ảnh chụp;

Ba là, thiết kế bảng kế hoạch chi tiết cho ý tƣởng: nhà báo cần phác thảo các trang câu chuyện chính và những yếu tố đó sẽ bao gồm trên một tờ giấy. Hãy kể ra đoạn cốt lõi là gì? Các liên kết (link) đến các phần khác của câu chuyện là gì? Menu hay thanh điều hƣớng để truy cập những phần trên là những gì? Những yếu tố đa phƣơng tiện nào chúng ta muốn đƣa vào trên trang chính (video hay là hình ảnh…)

Viết bài

Tƣơng tự nhƣ một tác phẩm báo chí thông thƣờng, một tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện cũng đƣợc thể hiện theo trình tự: Đặt đầu đề (“tít”), viết sapo, thân bài (thƣờng chia thành nhiều đoạn với các tít phụ), phần tƣ liệu mở rộng (box) và cuối cùng là phần kết của tác phẩm. Tuy nhiên, trong tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện, phần văn bản thƣờng đƣợc trình bày ngắn gọn hơn, các yếu tố về âm thanh, hình ảnh đƣợc chú trọng để mang lại hiệu quả thông tin cao; đặc biệt, còn có các đƣờng link để dẫn dắt ngƣời dùng đến các bài báo, các thông tin có liên quan hoặc mở rộng.

1.3.2.4. Tự biên tập

Tự biên tập là bƣớc sau cùng trƣớc khi phóng viên nộp tác phẩm cho ngƣời phụ trách. Tự biên tập nghĩa là phóng viên sẽ phải tự đọc lại tác phẩm để xem xét, chỉnh sửa, chau chuốt nội dung cũng nhƣ hình thức thể hiện để bài viết đƣợc tốt hơn và không phạm phải những lỗi cơ bản nhƣ sai số liệu, câu cú lủng củng hoặc quá nhiều lỗi chính tả. Khi đọc lại bài viết, phóng viên cũng cần đặt mình vào vị trí của độc giả để xem bài viết có thực sự phản ánh

đƣợc vấn đề mà đa số độc giả đang quan tâm, các chi tiết và phƣơng thức truyền đạt có rõ ràng, dễ hiểu và hấp dẫn ngƣời đọc không.

1.3.3. Các công cụ sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện

Các công cụ sáng tạo tác phẩm báo chí là các công cụ đƣợc nhà báo sử dụng trong quá trình tác nghiệp của mình. Về cơ bản và truyền thống, công cụ của ngƣời làm báo in là giấy, bút và máy ảnh, công cụ của phát thanh là máy ghi âm, công cụ của truyền hình là máy quay.

Tuy nhiên, trong làm báo hiện đại, hai công cụ gần nhƣ bất ly thân đối với ngƣời làm báo trong tất cả các loại hình đó là máy tính và điện thoại di động. Ngày nay, có thể thấy ở các cuộc phỏng vấn, họp báo… phóng viên báo in chỉ cần sử dụng một chiếc điện thoại đời mới, công nghệ cao là có thể quay phim, chụp ảnh đƣợc. Họ còn ƣu chuộng những chiếc điện thoại có màn hình rộng và bút từ đi kèm vì nó có thể hoàn toàn thay thế cuốn sổ ghi chép và cây bút bi. Các thông tin thu thập đƣợc sẽ dễ dàng và nhanh chóng chuyển sang máy tính để thao tác, xử lý trên đó. Công nghệ hiện đại cũng trang bị cho ngƣời làm báo những chiếc máy ghi âm số, máy ảnh số thay vì những chiếc máy cơ nhƣ trƣớc đây.

Để sáng tạo một tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện, cần tích hợp nhiều loại tín hiệu để thể hiện tác phẩm. Do đó, mà trong quá trình tác nghiệp của mình, nhà báo đa phƣơng tiện cũng cần đến hầu hết tất cả các loại công cụ của các loại hình báo chí đơn lẻ. Đó là: máy tính (thƣờng là laptop để sử dụng linh hoạt) có cài đặt phần mềm đa xử lý, điện thoại di động, máy ghi âm số, máy ảnh số, máy quay số. Bên cạnh đó, Internet và các trang mạng xã hội nhƣ Facebook, Twitter… cũng là những trợ thủ đắc lực giúp các nhà báo tìm kiếm tƣ liệu viết bài và đƣa các bài viết nhanh chóng đến gần với công chúng hơn.

Một phần của tài liệu Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện (khảo sát dữ liệu trên cnn, bbc, ryot, thairah) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)