Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện (khảo sát dữ liệu trên cnn, bbc, ryot, thairah) (Trang 66 - 71)

2.3.2. Thành công

Qua quá trình khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thực tại ảo của báo chí thế giới nói chung và nghiên cứu cụ thể ở một số cơ quan báo chí nói riêng cho thấy, các cơ quan báo chí đã thực sự quan tâm đến việc phát triển

ứng dụng công cụ sáng tạo báo chí hoàn toàn mới mẻ này. Hầu hết các cơ quan báo chí đều lựa chọn một số sự kiện mang tính thời sự, đƣợc đông đảo công chúng trong xã hội quan tâm nhƣ các vấn đề chiến tranh, xung đột chính trị… để chuyển thể vào trong báo nhúng. Bên cạnh đó, các lĩnh vực thông tin về lịch sử, khoa học, khám phá, du lịch, giải trí cũng đƣợc khai thác khá tốt.

Các tác phẩm báo nhúng này đã thực sự mang đến cho công chúng một lối kể chuyện hoàn toàn mới mẻ. Nội dung tác phẩm không chỉ đơn thuần là thông tin, sự kiện mà là một câu chuyện và ngƣời xem có thể trở thành một nhân vật hay ngƣời chứng kiến, “mắt thấy tai nghe”. Nhiều tác phẩm báo chí nhúng đã tái hiện đƣợc bối cảnh thực tế của tin tức, sự kiện thông qua không gian ảo rõ nét, sống động với phạm vi khá rộng. Ngƣời xem có thể di chuyển đến nhiều nơi trong bối cảnh để quan sát và tìm hiểu. Bối cảnh quay đƣợc thay đổi linh hoạt, ngƣời quay phim cũng biết lựa chọn các góc quay để ngƣời xem có thể quan sát bối cảnh một cách toàn diện. Âm thanh trong các tác phẩm rất chân thực, sống động, xa gần khác nhau, góp phần tạo cảm giác nhƣ đang có mặt tại hiện trƣờng. Với cách kể chuyện nhƣ vậy, thông tin trở nên trung thực và sinh động hơn, do đó mà hiệu quả chuyển tải thông tin đến công chúng cao hơn.

Bên cạnh đó, việc các cơ quan báo chí lớn trên thế giới ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong báo chí đã góp phần tạo ra một xu hƣớng mới trong báo chí và thúc đẩy sự phát triển phong phú của nền báo chí – truyền thông. Việc ứng dụng này, một lần nữa chứng minh vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật – công nghệ trong quá trình tác nghiệp của nhà báo nhằm sáng tạo nên các tác phẩm báo chí có sức hấp dẫn cao. Công nghệ thực tại ảo đã giúp tăng cƣờng phƣơng tiện chuyển tải thông tin: từ những hình ảnh, âm thanh 2D truyền thông trƣớc đây thành hình ảnh, âm thanh 3D sống động, chân thực với

độ phân giải cao; bổ sung thêm các giác quan tiếp nhận thông tin cho ngƣời sử dụng: từ chỗ chỉ cảm nhận qua thị giác, thính giác, họ còn có thể cảm nhận đƣợc thông qua các cơ quan xúc giác, khứu giác và thậm chí là vị giác. Khả năng tƣơng tác thời gian thực thông qua cơ quan xúc giác (cử động quay đầu, chạm tay, di chuyển…) hiện đóng vai trò nòng cốt mang đến sự khác biệt cho các tác phẩm báo nhúng.

Mặc dù những câu chuyện đƣợc mô phỏng lại từ công cụ đồ hoạ 3D trên máy tính có thể tích hợp nhiều khả năng tƣơng tác và khả năng nhập vai hơn cho ngƣời dùng, nhƣng các cơ quan báo chí đã tập trung phát triển báo nhúng trên nền tảng video 360 độ ở thời điểm hiện tại. Đây là một lựa chọn đúng đắn, phù hợp với tính chất của nghề báo, bởi việc quay và dựng video 360 độ tốn ít thời gian hơn quy trình dựng đồ hoạ 3D từ máy tính và lực lƣợng làm kỹ thuật đồ hoạ ở các cơ quan báo chí còn chƣa nhiều. Đồng thời, với việc phát triển nền tảng công nghệ di động cho phép xem video 360 tƣơng tác đã cho phép ngƣời xem dễ dàng tiếp cận với các tác phẩm báo nhúng hơn. Họ có thể xem và tƣơng tác trực tiếp thông qua việc xoay màn hình cảm ứng hoặc đắm chìm hơn thông qua thiết bị cardboard giá rẻ. Tất nhiên, một số cơ quan báo chí cũng đã bắt đầu khai thác các sản phẩm báo nhúng trên nền tảng đồ hoạ 3D thông qua sự liên kết, phối hợp với các chuyên gia, các viện nghiên cứu và các công ty sản xuất phần mềm thực tại ảo.

Thực tại ảo đƣợc phát triển, ứng dụng trong báo chí là sự minh chứng cho khả năng làm chủ công nghệ của các cơ quan báo chí. Lãnh đạo, các phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên ở các cơ quan báo chí đã nhanh chóng tiếp cận với các thiết bị, kỹ thuật hiện đại để đẩy mạnh khả năng chuyển tải thông tin của báo chí, cho ra đời những sản phẩm mới mẻ và khác lạ, hấp dẫn công chúng.

Cuối cùng, sự đánh giá chân thực nhất cho sự thành công của các tác phẩm báo nhúng chính là con số từ hàng nghìn đến hàng triệu lƣợt xem với hàng trăm, hàng nghìn lƣợt ƣa thích của ngƣời dùng trên kênh Youtube. Những chỉ số này cho thấy các tác phẩm báo nhúng đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm khá lớn từ phía công chúng. Hầu hết các lời bình luận (comment) của họ cho thấy: họ cảm thấy ngạc nhiên, bất ngờ và đầy thú vị. Đa số ngƣời xem đều ủng hộ các cơ quan báo chí tiếp tục phát triển xu hƣớng này.

2.3.3. Hạn chế

Các tác phẩm báo nhúng hiện nay dù đã mang đến những trải nghiệm khác biệt nhƣng vẫn còn hạn chế về khả năng tƣơng tác và chƣa thực sự mang lại cảm giác nhập vai cho ngƣời dùng. Nguyên nhân là do các cơ quan báo chí thiếu nguồn nhân lực làm báo nhúng và chƣa có điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật. Nhƣ Geri Migielicz và Janine Zacharia đã nhận định: “Mặc dù ở những nƣớc phát triển trên thế giới đã có một sự đầu tƣ lớn đối với công nghệ VR, thì việc sử dụng những phƣơng tiện truyền thông đối với các nhà báo ở nƣớc họ vẫn còn nhiều hạn chế, trừ một số những cơ quan truyền thông lớn có đủ điều kiện để mua sắm, trang bị nền tảng tốt cho họ” [33]. Để tạo ra một tác phẩm báo nhúng tối ƣu thì đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên giỏi về công nghệ thông tin và tất nhiên phải có sự hỗ trợ tối đa của công nghệ, kỹ thuật. Chƣa kể thời gian để hoàn thành một tác phẩm đồ hoạ 3D tƣơng tác cũng khá lâu. Theo ông Cao Minh Thắng, Phó viện trƣởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông CDIT, thì thời gian hoàn thành tuỳ thuộc vào từng loại và quy mô của sản phẩm, các sản phẩm của CDIT thì thƣờng tính theo đơn vị tháng. Tất nhiên, các sản phẩm VR của CDIT thƣờng là có quy mô lớn với nhiều chi tiết, bối cảnh và họ thƣờng xuyên phải đi lại trao đổi với đối tác về ý tƣởng sản phẩm. Chƣa kể hầu hết các cơ quan báo chí đều phải phối hợp với

các đối tác bên ngoài ở khâu kỹ thuật bởi nguồn nhân lực nội tại của họ chƣa đủ để đáp ứng [PVS2].

Về phía ngƣời dùng, rào cản lớn nhất để ngƣời họ có thể trải nghiệm hoàn toàn đắm chìm trong mỗi câu chuyện thực tại ảo đó là họ phải sử dụng kính HMD để xem, trong khi “không phải ngƣời dùng nào cũng thích sử dụng kính VR, và không có sẵn kính VR trong gia đình” [PVS1]. Mặc dù một số cơ quan báo chí đã phát miễn phí kính VR cho công chúng của họ nhƣng chỉ là một lƣợng nhỏ. Hơn nữa, các phiên bản kính HMD ở thời điểm hiện tại hầu nhƣ đều khiến cho ngƣời xem cảm thấy bị chóng mặt, cảm giác giống nhƣ say xe nếu sử dụng chúng quá 5 phút.

Có thể thấy rõ ràng là, thực tại ảo chỉ đang ở những giai đoạn bắt đầu. Vẫn còn rất nhiều những thách thức nhƣ: thị trƣờng tiêu thụ còn quá nhỏ, các nhà sản xuất phải tiếp tục chế tạo ra các thiết bị mũ đội hiển thị chất lƣợng cao, giá cả hợp lý và không mang đến cho ngƣời dùng cảm giác khó chịu khi đeo.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, học viên đã khảo sát đƣợc tình hình phát triển của báo chí nhúng trên thế giới thông qua một số tiêu chí nhƣ: nội dung phản ánh và kịch bản tƣơng tác của các tác phẩm báo chí ứng dụng công nghệ thực tại ảo, các kỹ thuật và thiết bị đƣợc sử dụng để sáng tạo tác phẩm, kênh phân phối sản phẩm ra công chúng và nguồn nhân lực làm báo nhúng.

Từ kết quả khảo sát, học viên đánh giá một số những thành tựu đạt đƣợc và một số hạn chế còn tồn tại của các cơ quan báo chí trong quá trình triển ứng dụng công nghệ thực tại ảo vào trong sáng tạo tác phẩm báo chí đa phƣơng tiện. Đây sẽ là cơ sở thực tế giúp học viên đƣa ra những đề xuất cho việc ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong báo chí đa phƣơng tiện ở Việt Nam tại chƣơng 3.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG THỰC TẠI ẢO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƢƠNG TIỆN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vấn đề ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong tác phẩm báo chí đa phương tiện (khảo sát dữ liệu trên cnn, bbc, ryot, thairah) (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)