3.1.1. Một số tổ chức nghiên cứu và sản phẩm tiêu biểu
Trong khoảng vài năm trở lại đây, thực tại ảo đã bắt đầu đƣợc nghiên cứu, phát triển và triển khai tại Việt Nam. Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng thực tại ảo chủ yếu đến từ các viện nghiên cứu và một số công ty công nghệ với một số sản phẩm ứng dụng trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, hay kinh doanh.
Đi đầu trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ VR tại Việt Nam là Viện Công nghệ thông tin và truyền thông CDIT (www.cdit.ptit.edu.vn), một viện nghiên cứu trực thuộc Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông. Mảng nghiên cứu về thực tại ảo của CDIT chủ yếu sử dụng kỹ thuật đồ họa 3D trên máy tính trong một số lĩnh vực nhƣ trƣng bày bảo tàng (sản phẩm “Bảo tàng ảo trƣng bày tƣ liệu về biển đảo Việt Nam”, chƣơng trình giới thiệu “Trống đồng Cổ Loa” triển khai tại bảo tàng Hà Nội) hay phát triển các bài thí nghiệm ảo phục vụ e-Learning (bộ sản phẩm “Các bài thí nghiệm ảo 3D dành cho môn Sinh học lớp 7”). Đặc biệt, CDIT là đơn vị đầu tiên đƣa ra giải pháp “ứng dụng công nghệ AR để tăng cƣờng sức hấp dẫn của báo in” với một số thử nghiệm cho Tạp chí di sản. Với giải pháp này, các bài phân tích trong Tạp chí di sản trở nên trực quan và sống động với các mô hình 3D cho phép độc giả có thể dễ dàng tƣơng tác và trải nghiệm kỹ càng từng chi tiết của các di sản (chân đèn cổ, mộ cổ Châu Can, kỹ thuật đúc đồng,…) chỉ với một thao tác sử dụng camera của điện thoại thông minh quét lên trên các hình ảnh trong tạp chí.
Hình 3-1: Sản phẩm “Bảo tàng ảo trưng bày tư liệu về biển đảo Việt Nam” (Nguồn: CDIT)
Tƣơng tự với CDIT, công ty VR3D là một doanh nghiệp chuyên xây dựng các mô hình 3D tƣơng tác để tái hiện lại các vật thể và không gian trong thế giới thực. Trang web của công ty là www.VR3D.vn, là một web 3D hoàn chỉnh với một bảo tàng kinh vật, cổ vật trong không gian ảo. Tham quan bảo tàng, có thể thấy hàng trăm mẫu vật đã đƣợc 3D hoá bao gồm các Linh vật Việt nhƣ: Linh vật báo – Phủ Dầy, Linh vật Nghê trên thềm bậc – Cố đô Huế, Linh vật Rồng đá – Khu di tích Cổ Loa…;. Đây có thể coi là bảo tàng linh vật 3D tƣơng tác đầu tiên của Việt Nam. Ngƣời sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn, xem xét các mẫu vật, có thể tuỳ ý xoay ngang dọc, lật trên dƣới, phóng to, thu nhỏ, xem cận cảnh chi tiết, văn hoa. VR3D đƣợc tối ƣu cho hầu hết các thiết bị, từ máy tính cây, laptop, smart phone, ipad, cho đến cả tivi thông minh. Tuy nhiên, các mô hình của VR3D chủ yếu chỉ cho xem dạng nguyên khối trên bề mặt chứ chƣa cho phép ngƣời xem bóc tách các chi tiết của vật thể.
Khác với hai tổ chức trên, công ty VNimation (www.vnimation.com): lại khai thác cả hai kỹ thuật video 360 độ và đồ họa 3D trong lĩnh vực trình diễn kiến trúc. Sản phẩm nổi trội nhất của VNimation là giải pháp “Trình diễn
căn hộ ảo 3D” ứng dụng trong kinh doanh bất động sản của VinHome. Với giải pháp này, khách hàng quan tâm đến sản phẩm có thể thăm căn hộ mẫu bằng cách đeo một loại HMD là kính thực tại ảo Oculus và di chuyển trong không gian ảo nhƣ đang đi tới từng ngóc ngách của căn hộ. Thế mạnh của VNimation là rất nhanh nhạy trong việc sử dụng các thiết bị trải nghiệm thực tại ảo mới nhất nhƣ các loại kính GearVR, Oculus hay các loại thiết bị cảm biến tƣơng tác cử chỉ nhƣ Kinnect hoặc Leap Motion.
Nhìn chung, mức độ sẵn sàng về làm chủ công nghệ thực tại ảo, một trong những điều kiện tiên quyết để báo nhúng phát triển, là khá cao. Chắc chắn trong tƣơng lai gần, lĩnh vực báo chí sẽ là lĩnh vực đƣợc các công ty công nghệ quan tâm chú ý.
3.1.2. Các thiết bị trình chiếu thực tại ảo
Mặc dù khái niệm thực tại ảo còn rất mới mẻ nhƣng các thiết bị cần thiết để trình chiếu thực tại ảo đã khá quen thuộc với thị trƣờng Việt Nam, trong đó có đầu cuối di động thông minh và kính thực tại ảo.
3.1.2.1. Các thiết bị smart-phone
Hầu hết các thiết bị mới ra mắt của nhiều hãng nhƣ Samsung, Apple, Sony, HTC… đều đã bắt đầu hỗ trợ 4G từ đầu năm 2015. Nhƣng hầu nhƣ chỉ những mẫu smartphone cao cấp mới ra mắt trong năm 2015 mới đƣợc trang bị LTE, hỗ trợ kết nối 4G tốc độ cao, còn hầu nhƣ nhƣ chỉ hỗ trợ mạng 4G thông thƣờng (tƣơng đƣơng gói 3G tốc độ tối đa). Trong đó nổi bật là nhóm thiết bị của Samsung với khả năng kết nối 4G vƣợt trội. Với những thiết bị này, cùng với vùng phủ sóng di động 4G, ngƣời dùng có thể truy cập và trải nghiệm nhiều ứng dụng với tốc độ nhanh và rõ nét.
Một điểm đáng chú ý là các thiết bị mới nhất của Samsung và Apple luôn đƣợc thị trƣờng Việt Nam chào đón và sử dụng. Ngoài ra, Samsung còn có nhà máy sản xuất điện thoại thông minh rất lớn tại Thái Nguyên. Đây là những điều kiện đặc biệt phù hợp để loại thiết bị này trở nên phổ cập tại Việt Nam trong tƣơng lai gần.
3.1.2.2. Kính thực tại ảo.
Kính thực tại ảo đầu tiên ra mắt tại thị trƣờng công nghệ Việt Nam là kính Gear VR của Công ty Điện tử Samsung Vina (ngày 3/3/2016), và đƣợc chính thức bán từ ngày 18/3 với giá bán lẻ là 2.190.000 VNĐ. Gear VR là kính thực tại ảo đƣợc Samsung giới thiệu từ tháng 9/2014 với công nghệ của Oculus, công ty hiện thuộc Facebook. Khi đó thiết bị này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Sản phẩm sử dụng màn hình trên smartphone để hiển thị, nhƣng cho cảm giác nhƣ xem ở màn hình 150 inch với khoảng cách 2m. So với Google Cardboard hay những mẫu kính thực tế ảo giá rẻ trên thị trƣờng, Gear VR cao cấp hơn, nhƣng không tƣơng thích với tất cả smartphone.
Kính thực tại ảo Samsung Gear VR giúp ngƣời dùng Galaxy S6/S6 edge, S7/S7 edge và Galaxy Note 5 xem phim thực tế ảo dƣới dạng 360 độ.
Ở Việt Nam, RNG là công ty đầu tiên nghiên cứu và chính thức công bố các sản phẩm công nghệ thực tại ảo. Kính thực tại tảo đầu tiên của Việt Nam do RNG sản xuất là kính Horus Lite. Phiên bản Horus Lite của công ty RNG tƣơng tự nhƣ Gear VR của Samsung hoặc Google Cardboard, sử dụng smartphone làm màn hình, nhƣng giá rẻ hơn rất nhiều. Bên cạnh kính thực tại ảo, công ty RNG còn đang phát triển bộ sản phẩm tƣơng tác Horus, mà sản phẩm đầu tiên là súng thực tế ảo, giúp tƣơng tác với thế giới ảo bằng các hành vi chứ không chỉ đơn giản là quan sát.
Hình 3-2: Kính thực tại ảo Horus Lite (Nguồn: Internet)
Nhìn chung, kính thực tại ảo trong tƣơng lai gần sẽ là một thiết bị phổ biến tại thị trƣờng Việt Nam với mức giá phù hợp với cộng đồng Việt.
3.1.3. Công nghệ Internet di động
Cùng với các thiết bị điện thoại thông minh, mạng truyền tải Internet động là một trong những nền tảng rất quan trọng để triển khai các ứng dụng thực tại ảo.
Năm 2009, Việt Nam đã chính thức khai trƣơng mạng di động 3G Vinaphone đầu tiên và đến nay, các nhà mạng viễn thông lớn tại Việt Nam đã phủ sóng dịch vụ 3G trên toàn quốc. Mặc dù vậy, tốc độ mạng 3G khoảng 2Mbps vẫn chƣa phải là môi trƣờng lý tƣởng để truyền tải nội dung thực tại ảo vốn rất tốn băng thông. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết khi mạng di động 4G đƣợc triển khai với tốc độ đƣờng xuống lý thuyết lên đến 100Mbps.
Năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã cho phép các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam nhƣ Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty viễn thông Mobifone thử nghiệm công nghệ mạng di động thế hệ tiếp theo 4G LTE. Các doanh nghiệp này đang trang quá trình đánh giá kết quả thử nghiệm và hoàn tất thủ tục xin cấp phép chính thức triển khai thƣơng mại hệ thống thông tin di động 4G dựa trên công nghệ LTE/LTE-Adv tại băng tần
1800MHz. Dự kiến công nghệ mạng 4G sẽ đƣợc chính thức triển khai vào cuối năm 2016.