Những tiêu chí để đánh giá hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình truyền hình tiếng sán chí đối với đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 33 - 40)

tiếng dân tộc thiểu số

1.3.1. Xác định rõ đối tượng

Việc xác định rõ đối tƣợng gắn với việc hiểu rõ những yếu tố riêng biệt về văn hóa, tâm lý, lối sống, phong tục tập quán, cách thức sản xuất, nhu cầu...của từng dân tộc sẽ giúp cho việc xây dựng, hoạch định chƣơng trình phù hợp, làm cho đối tƣợng dân tộc thiểu số dễ tiếp nhận và từ đó mới có thể tác động hiệu quả đến nhận thức, hành động của họ.

Đồng bào dân tộc thiểu số có nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, sống chan hòa và giàu tính cộng đồng, biết yêu thƣơng đùm bọc nhau, có niềm tin mãnh liệt về tôn giáo và những ngƣời có uy tín trong các làng, bản. Tuy nhiên, do sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và thiếu tính sinh hoạt cộng đồng nên dễ bị tác động bởi các thế lực thù địch.

Phân tích thực trạng đời sống, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số để tìm ra đặc điểm cơ bản về tâm lý, thái độ tiếp nhận thông tin của họ là công việc cần thiết. Đây là cơ sở khách quan, khoa học để những ngƣời làm quản lý, những ngƣời thực hiện chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số xây dựng tiêu chí phù hợp cho từng đối tƣợng để nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền.

1.3.2. Lựa chọn đề tài phù hợp

Đề tài là những vấn đề khách quan đặt ra cuộc sống, thực tế cuộc sống vốn có. Đề tài chính là chất liệu vô tận của hoạt động sáng tạo báo chí. Đó là những vấn đề, những sự kiện mới xảy ra, những xung đột, những cái vừa mới phát sinh... Chỉ khi biết xác định và khoanh vùng phạm vi đề tài phản ánh, tác

phẩm báo chí mới làm tròn những chức năng thông tin tuyên truyền đƣợc giao. Đó là định hƣớng, điều chỉnh hành vi và nhận thức, làm tốt chức năng giáo dục, thẩm mỹ...

Đề tài các chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đƣợc phản ánh thƣờng xuyên, ngoài những thông tin về đƣờng lối, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc là những vấn đề đƣợc phát hiện, khai thác ở các địa phƣơng. Đề tài gắn liền với vùng đất, con ngƣời các dân tộc thiểu số.

1.3.3. Nội dung thông tin phải phù hợp, nhanh nhạy, kịp thời

Một đặc điểm chung của nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là mặt bằng dân trí thấp, điều kiện và khả năng tiếp cận thông tin khó khăn, trở ngại về ngôn ngữ... nên khi sản xuất các chƣơng trình truyền thông nói chung, các chƣơng trình truyền hình nói riêng dành cho họ phải luôn quan tâm đến yếu tố lợi ích và tính thiết thực. Nghĩa là nội dung các chƣơng trình phải góp phần nâng cao nhận thức, giúp ích trong sản xuất, đời sống, trong việc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.

Thông qua công tác tuyên truyền của chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số giúp đồng bào hiểu rõ hơn âm mƣu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, không bị kích động, xúi giục, lôi kéo vào những mƣu đồ đen tối của chúng củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta, tạo sự đồng thuận xã hội, tăng cƣờng khối đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Muốn vậy, thông tin phải nhanh nhạy, vấn đề thông tin phản ánh sự kiện, vấn đề, thông tin bổ ích “đúng, nhanh, và hấp dẫn”

Đúng: Công tác tuyên truyền đúng theo quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đàng, pháp luật của Nhà nƣớc, đáp ứng nhu cầu,

nguyện vọng của công chúng. Thông tin phải chính xác và khách quan, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội.

Nhanh: Đáp ứng nhu cầu thông tin một cách nhanh nhạy, kịp thời, tuân

thủ tính định hƣớng và đạo đức báo chí cách mạng Việt Nam.

Hấp dẫn: Mọi thông tin trong chƣơng trình phải có chất lƣợng tốt, tận

dụng mọi ƣu thế của truyền hình

Lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả thông tin, đó là tính độc đáo, tính đại chúng và tính hợp thời (đúng lúc).

- Tính độc đáo của thông tin, là cái mới mà công chúng chƣa biết.

Nhƣng cái mới không phải là cái duy nhất thể hiện tính độc đáo. Cùng với sự đòi hỏi tất yếu của cái mới, có thể tái hiện thông tin cũ đã bị lãng quên, giúp cho công chúng có thêm tƣ liệu để nhận thức tốt hơn sự kiện mới. Tuy nhiên, những thông tin đƣợc nhắc lại sẽ vô bổ, thậm chí có hại khi cái mới, cái độc đáo bị chìm đi trong một loạt cái cũ; khi cái cũ không đóng vai trò bổ sung mà lại cản trở việc nhận thức cái mới.

- Tính đại chúng (dễ hiểu) giúp cho công chúng nhận thức nội dung tác

phẩm tƣơng ứng với ý đồ tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (chữ viết, lời nói, hình ảnh…) và cách viết, cách thể hiện... phải đƣợc công chúng nhận thức đầy đủ. Nếu không thực hiện đƣợc nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng là công chúng không hiểu đƣợc tác phẩm.

- Tính hợp thời (đúng lúc) đòi hỏi tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc,

đáp ứng đƣợc nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó thì tác phẩm sẽ có giá trị hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn công chúng. Lƣợng thông tin còn phụ thuộc vào tính thời điểm của nó. Trong thời đại ngày nay, lƣợng thông tin phụ thuộc một cách quyết định vào tính kịp thời, đúng lúc, nhanh nhạy. Báo chí làm đƣợc những điều trên sẽ làm tăng giá trị của thông tin, nếu thông tin chậm, hiệu quả sẽ ngƣợc lại và lƣợng của nó sẽ bằng không.

1.3.4. Hình thức phải phù hợp, hấp dẫn

Bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng nội dung, tăng cƣờng hàm lƣợng thông tin, cách thể hiện, việc lựa chọn những phƣơng thức chuyển tải phù hợp và hình thức biểu hiện thông tin một cách sinh động, gây đƣợc những xúc cảm tốt cũng là yêu cầu cần thiết đối với báo chí nói chung, chƣơng trình truyền hình nói riêng, làm cho chƣơng trình truyền hình phát huy tác dụng thực sự trong việc hƣớng dẫn dƣ luận và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Một tác phẩm báo chí truyền hình có chất lƣợng cao là tác phẩm mang lại hiệu quả thiết thực cho toàn xã hội hoặc một vùng miền, địa phƣơng; có nhiều tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; có nội dung, hình thức thể hiện phù hợp, hấp dẫn ngƣời xem; đúng với quan điểm chỉ đạo, tuyên truyền, đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; thông tin phải trung thực, theo tiêu chí “Trung thực - Kỹ năng - Chuyên nghiệp”; có tri thức trong thông tin “thời lượng ít, hàm lượng thông tin nhiều”; thông tin phải hấp dẫn, cuốn hút ngƣời xem và bổ ích, ngắn gọn, sinh động, gần gũi và mang đầy hơi thở trong cuộc sống hàng ngày, hình ảnh thiết thực cho ngƣời xem; thông tin tác động đến nhiều ngƣời, giúp thay đổi nhận thức, hành vi và giúp cho công chúng có những hành động thiết thực trong cuộc sống; các phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên thể hiện đƣợc tính chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, nắm bắt kịp thời và biết sử dụng trang thiết bị hiện đại. Có nhƣ thế thì chƣơng trình truyền mới mang lại hiệu quả tốt trong công tác tuyên truyền.

Hình thức thể hiện của bất cứ tác phẩm báo chí trong loại hình báo chí nào đều góp phần làm tăng thêm hiệu quả cách tiếp nhận thông tin của công chúng theo từng đặc trƣng của loại hình báo chí. Đối với loại hình báo chí

truyền hình, chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số nhằm hƣớng đến công chúng là đồng bào dân tộc một cách dễ hiểu, để tiếp nhận và thƣờng xuyên theo dõi là điều vô cùng quan trọng. Chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đối tƣợng phục vụ chính là dành cho đồng bào dân tộc, cho nên hình thức thể hiện chƣơng trình khác biệt với các chƣơng trình truyền hình khác, đặc điểm của nó cũng hoàn toàn khác biệt nhƣ về cách thức ăn mặc, chào đầu chƣơng trình, trình độ nhận thức, tập tục văn hóa truyền thống của dân tộc, tâm lý tiếp nhận, điều kiện kinh tế, lối sống... nên cách làm chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số sao cho phù hợp với đời sống phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Về kết cấu, chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số thƣờng kết cấu theo dạng môtíp:

- Hình hiệu mở đầu

- Phát thanh viên xuất hiện chào đầu - Giới thiệu nội dung chính

- Hình cắt

- Phóng sự hoặc các tiểu mục nhƣ (Từ chính sách đến cuộc sống; Gƣơng sáng giữa cộng đồng; Giữ gìn bản sắc văn hóa; Nét đẹp vùng cao... Trong từng mục sẽ có hình hiệu đan xen)

- Phát thanh viên xuất hiện chào cuối - Bảng chữ cuối

Đặc biệt, về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ truyền hình phải phù hợp tâm lý, tập quán truyền thống và nhu cầu tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngôn ngữ hình ảnh tác động mạnh và trực tiếp, cụ thể, sinh động đến nhận thức của công chúng, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Vì thế, cách tiếp cận và truyền tải thông tin thông qua ngôn ngữ phù hợp với trình độ dân trí, phong

tục tập quán, ngôn ngữ của từng dân tộc, từng địa bàn là một nguyên tắc luôn đƣợc chú trọng trong sản xuất các chƣơng trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuân thủ nguyên tắc này giúp nâng cao hiệu quả của mảng thông tin về dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu của công tác thông tin tuyên truyền trong tình hình mới.

Lời bình trong tác phẩm báo chí truyền hình giúp bổ sung, cung cấp thêm thông tin cho hình ảnh để khán giả tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn thông điệp của những ngƣời thực hiện. Lời bình phải hỗ trợ hình ảnh, nhấn mạnh, cung cấp bối cảnh, thu hút sự chú ý tới các chi tiết hay, báo sự thay đổi hƣớng hành động. Đối tƣợng chính của các chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc chính là đồng bào dân tộc thiểu số, vốn phần lớn có trình độ nhận thức và tƣ duy còn thấp, khả năng nghe và nói tiếng phổ thông hạn chế. Vì vậy, lời bình của chƣơng trình phải dễ nghe, dễ hiểu, ngắn gọn để bà con không cảm thấy mất hứng thú, chán nản. Đội ngũ phóng viên phải là ngƣời dân tộc. Việc khai thác, thấu hiểu cặn kẽ về dân tộc sẽ viết lời bình cụ thể, từ ngữ không khô cứng, gây khó hiểu với đồng bào từ đó tăng hiệu quả tuyên truyền của chƣơng trình.

Tiếng động, âm nhạc: Trong ngôn ngữ truyền hình, ngoài hình ảnh và lời bình thì tiếng động và âm nhạc cũng là một yếu tố góp phần tạo sức thuyết phục, sinh động và tạo sức hấp dẫn trong tác phẩm báo chí truyền hình. Ngoài chất lƣợng hình ảnh phóng viên quay phim phải chú ý đến tiếng động hiện trƣờng. Đây cũng là ƣu điểm của phóng viên quay phim hiện nay, là nhiệm vụ cần thiết để hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số trong tuyên truyền ngày càng đƣợc nâng cao.

1.3.5. Mức độ xem và thích chương trình

Căn cứ vào mức độ xem và thích chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của đồng bào để đánh giá hiệu quả. Điều này góp phần khẳng định cơ hội tiếp cận thông tin của đồng bào Sán Chí ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện

nay. Đồng thời khẳng định chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí có sức thu hút đƣợc công chúng ngƣời Sán Chí. Đây chính là do tính thiết thực của chƣơng trình cũng nhƣ sự đa dạng của chƣơng trình. Điều đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng để khẳng định hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đối với đồng bào dân tộc Sán Chí hiện nay.

1.3.6. Việc tiếp cận nội dung thông tin

Căn cứ vào độ tin cậy của đồng bào vào nội dung thông tin, những tác động và mức độ áp dụng nội dung thông tin của công chúng để đánh giá hiệu quả.

Thông tin nói chung và thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng luôn đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan báo chí và sự hƣởng ứng của đông đảo nhân dân. Thông tin đã rút ngắn khoảng cách các địa phƣơng giữa miền ngƣợc và miền xuôi. Thông tin giúp đồng bào nắm bắt đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, giúp đồng bào nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, phê phán những hủ tục lạc hậu.

1.3.7. Hình thức thể hiện

Căn cứ vào thời lƣợng, thời gian phát sóng; Ngôn ngữ, phụ đề, hình ảnh, âm thanh của chƣơng trình để đánh giá hiệu quả.

Với các chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc, một loại chƣơng trình dành cho đối tƣợng đặc thù thì thời lƣợng, thời điểm thông tin phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cũng nhƣ tác động đến hiệu quả tuyên truyền. Thời lƣợng, thời điểm thông tin phù hợp sẽ thu hút đƣợc lƣợng khán giả nhiều hơn, từ đó hiệu quả tuyên truyền lớn hơn.

Ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh tác động mạnh và trực tiếp, cụ thể, sinh động đến nhận thức của công chúng, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh trong các chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí thể hiện

khá thành công trong việc khai thác tâm lý, tập quán truyền thống, những vấn đề hiện tại liên quan đến đời sống của đồng bào. Bên cạnh đó việc sử dụng ngôn ngữ Sán Chí và phụ đề tiếng Việt là những tiêu chí giúp cho chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí có vị thế riêng, trở thành một chƣơng trình chuyên biệt không chỉ dành cho đồng bào Sán Chí mà các đối tƣơng khác cũng có thể xem, hiểu và nắm bắt đƣợc nội dung chƣơng trình muốn chuyển tải tới công chúng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình truyền hình tiếng sán chí đối với đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)