2.3.1. Những tác động tích cực
Chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của Đài PT&TH Bắc Giang đã thực sự trở thành một kênh thông tin, một món ăn tinh thần bổ ích với đồng bào dân tộc Sán Chí. Các chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đã trở thành nhịp cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Nội dung chƣơng trình tiếng Sán Chí đã góp phần tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, của tỉnh đến với đồng bào các dân tộc; tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ cho đồng bào; phản ánh các gƣơng ngƣời tốt, việc tốt của đồng bào dân tộc, các điển hình tiên tiến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; tuyên truyền chống truyền đạo trái pháp luật và di cƣ tự do v.v... Đồng thời phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của đồng bào đối với Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền địa phƣơng để điều chỉnh các chính sách về dân tộc cho phù hợp.
Để đánh giá những tác động tích cực của chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí tới đồng bào dân tộc thiểu số, tác giả tập trung phân tích, đánh giá trên những phƣơng diện sau:
2.3.1.1. Nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
Đài PT-TH địa phƣơng đƣợc xác định là cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền cấp tỉnh; là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và chính quyền địa phƣơng. Do đó tôn chỉ hoạt động của Đài PT-TH là phổ biến, tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Những hoạt động của Đài PT-TH là phục vụ mục đích chính trị của Đảng và Nhà nƣớc. Vì thế, các chƣơng trình truyền hình đƣợc phát trên Đài PT-TH đều thể hiện tính Đảng rất cao.
Với tôn chỉ hoạt động nhƣ vậy, trong những năm qua, chƣơng trình truyền hình nói chung, chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí nói riêng đã không ngừng nỗ lực đƣa các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc vào cuộc sống.
Trƣớc đây khi chƣa có chƣơng trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và do nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế. Trong bối cảnh đó các thế lực thù địch, phản động lại tìm nhiều chiêu bài để lôi kéo kích động nên đã làm cho không ít đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số bị hoang mang, dao động về tƣ tƣởng, từ đó dẫn đến những hành động vi phạm pháp luật.
Vụ việc gây rối trật tự công cộng tại Trƣờng bắn TB1 (trƣờng bắn quốc gia thuộc địa phận hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động tỉnh Bắc Giang) là một ví dụ, vụ việc cụ thể nhƣ sau:
Vào các ngày 14/4/2011 và 25/6/2011, hàng trăm người dân thuộc các xã trước đó nằm trong khu vực Trường bắn TB1 đã nhận tiền đền bù, hỗ trợ của Nhà nước ra nơi ở mới quay lại khu vực này (đất đã được giao cho Trường bắn TB1 quản lý) gây rối trật tự công cộng, tạo áp lực yêu cầu bộ đội phải di chuyển đi nơi khác để trả đất lại cho dân. Mặc dù đã được cán bộ chỉ huy giải thích nói rõ đây là đất của Nhà nước đã được giao cho quân đội quản lý, là khu vực quân sự nhân dân không được vào và yêu cầu họ giải tán song những người này không nghe và có những lời nói thô tục, lăng mạ bộ đội gây náo loạn và mất trật tự tại đây. Không dừng lại ở đó những ngày sau đã có khoảng 750 người dân đã mang theo dao, gậy và các vật dụng sinh hoạt khác kéo đến Đại đội trồng rừng, tiểu đoàn tăng và Trạm gác số 1- Đại đội 2 (Trường bắn TB1) gây náo loạn và đưa ra yêu sách đòi bộ đội phải dời khỏi đơn vị để trả đất cho dân. Những đối tượng này và những người dân đi cùng đã đập phá đồ đạc, huỷ hoại một số máy móc, vật dụng sinh hoạt, sản phẩm
tăng gia của Trường bắn TB1 và cư trú bất hợp pháp trên đất quốc phòng đến ngày 12/8/2011. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã vào cuộc từng bước tuyên truyền cho người dân hiểu về những việc làm sai trái của họ. Điều đáng nói là trong quá trình tuyên truyền nhiều cán bộ cơ sở đã sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số để tiếp cận, tuyên truyền cho đồng bào, chính vì vậy hiệu quả đã được nhân lên.
Hiện nay, ở Đài PT&TH Bắc Giang có khá nhiều chuyên tiết mục phổ biến chủ trƣơng, chính sách, pháp luật. Các chuyên mục nhƣ: pháp luật cuộc sống, hộp thƣ truyền hình, chính sách mới - quyết định mới, anh ninh trật tự, vì an ninh Tổ quốc, xây dựng đảng, học tập tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh... đƣợc tổ chức sản xuất và phát sóng. Cùng với đó mục chính sách cuộc sống đƣợc cơ cấu cứng trong chƣơng trình tiếng Sán Chí đã góp phần nâng cao ý thức của bà con đồng bào Sán Chí trong việc đấu tranh chống lại các thế lực có âm mƣu "diễn biến hòa bình" và kịp thời nắm bắt, nhận thức đúng các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng.
Chƣơng trình phát sóng ngày 10/8/2014 trong mục chính sách cuộc sống có bài "Bảo Sơn với công tác phòng chống mua bán người”. Nội dung tác phẩm nêu: thời gian gần đây, trên địa bàn xã Bảo Sơn huyện Lạc Nam tình trạng trẻ em, phụ nữ vắng mặt ở địa phương có chiều hướng gia tăng. Có những trường hợp do nhẹ dạ cả tin đã bị lừa bán sang bên kia biên giới, có những trường hợp mơ ước sang Trung Quốc tìm chồng giàu có cũng đã trở thành nạn nhân của những vụ mua bán người. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán người đang hết sức cần thiết.
Theo thống kê, từ năm 1990 đến nay xã Bảo Sơn có 38 phụ nữ bị buôn bán ra nước ngoài. Các đối tương buôn bán lợi dụng những cô gái mới lớn, nhẹ dạ cả tin, những phụ nữ có trình độ ăn hóa thấp, không am hiểu pháp luật đã bị dụ dỗ, trở thành miếng mồi béo bở cho bọn buôn người. Trước tình hình
đó chính quyền, các ban, ngành đoàn thể ở địa phương đã vào cuộc thực hiện tuyên truyền dưới nhiều hình thức như phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý giúp bà con nâng cao cảnh giác, có nhận thức đúng đắn không để kẻ xấu lợi dụng, mê hoặc. Bênh cạnh đó địa phương mở các lớp đào tạo, tập huấn nghề ngắn ngày, chuyển giao khoa học – kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình miền núi để bà con phát triển kinh tế, yên tâm làm ăn trên chính mảnh đất quê hương.
Hay nhƣ chƣơng trình phát sóng ngày 2/1/2015 trong mục chính sách cuộc sống có bài "Hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý ở vùng dân tộc thiểu số xã An Lạc, huyện vùng cao Sơn Động”. Nội dung tác phẩm đưa dẫn chứng cụ thể một số người dân do thiếu hiểu biết pháp luật nên đã đốt rừng, phá hoại môi trường. Cùng với đó từ đầu năm 2015 đến nay toàn xã có 8 vụ việc liên quan đến pháp luật như gây rối trật tự, hủy hoại, trộm cắp tài sản... An Lạc là xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Sơn Động, người dân tộc thiểu số là chủ yếu, chiếm gần 100%. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu hiểu biết pháp luật. Xuất phát từ đó Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang, cán bộ tư pháp cơ sở đã hướng về các xã vùng sâu, vùng xa để trợ giúp pháp lý lưu động, lựa chọn các chuyên đề pháp luật thiết thực với đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền và trợ giúp pháp lý miễn phí. Từ đó nhận thức về pháp luật của đồng bào được nâng lên rõ rệt, giúp người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển.
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều tác phẩm đƣợc sản xuất và phát sóng trong chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của đài PT&TH Bắc Giang. Sau nhiều năm tuyên tuyên truyền, với phƣơng châm "mưa dầm thấm lâu” đã giúp đồng bào dân tộc từng bƣớc nâng cao nhận thức của mình về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc.
Ông Nguyễn Hồng Luân - Trƣởng Ban dân tộc tỉnh Bắc Giang cho rằng:
Chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của Đài PT& TH Bắc Giang là một kênh thông tin bổ ích, hữu hiệu để tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, đặc biệt là tình hình của địa phƣơng đến đồng bào dân tộc bằng chính tiếng của ngƣời dân tộc. [Phụ lục 3]
Ông Ngô Sách Thực - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang nhận xét:
Chúng tôi vẫn thƣờng xuyên theo dõi các chƣơng trình truyền hình tiếng Sán chí của Đài PT&TH Bắc Giang. Chƣơng trình không chỉ đem đến cho chúng tôi các thông tin bổ ích, thiết thực mà còn giới thiệu nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để cấp ủy chính quyền địa phƣơng có thể học tập làm theo. Đồng thời còn tuyên truyền, phổ biến những chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng và Nhà nƣớc đến đồng bào Sán Chí. [Phụ lục 3]
Đóng góp tích cực của chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đƣợc thể hiện qua biểu đồ 2.6: Lợi ích của chương trình tiếng Sán Chí đối với công
chúng ở mục 2.2.2.2 lợi ích của chƣơng trình tiếng Sán Chí. Đa số bà con
đồng bào Sán Chí đƣợc hỏi đều cho rằng lợi ích của chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đã giúp bà con nắm đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc (36,92%) và giúp nâng cao niềm tin vào Đảng, Nhà nƣớc, chống lại luận điệu xuyên tác của các thế lực thù địch (36,15%)
Nhƣ vậy, bằng chứng của kết quả khảo sát đã cho thấy, hiệu quả tích cực của chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đối với nhận thức của đồng bào. Điều này cho thấy, chƣơng trình tiếng Sán Chí trên truyền hình có vai trò
quan trọng trong việc đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc vào cuộc sống. Nhờ đó đồng bào Sán Chí có nhận thức đúng đắn, kịp thời và tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phƣơng, góp phần cùng với nhân dân địa phƣơng đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tác của các thế lực thù địch. Vì vậy cần duy trì và tiếp tục cải tiến chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí tốt hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đồng bào.
2.3.1.2. Nâng cao dân trí, trình độ văn hóa, giáo dục
Trong xu hƣớng hội nhập hiện nay, chƣơng trình truyền hình là một trong những kênh thông tin quan trọng giúp công chúng thấy đƣợc sự thay đổi và phát triển của thế giới xung quanh. Thực tế cho thấy, có nhiều ngƣời chƣa có điều kiện tiếp xúc nhiều với các nền văn hóa, không gian sống và điều kiện phát triển của nhiều vùng, thế nhƣng qua màn ảnh nhỏ, họ có thể biết đƣợc khá nhiều điều thú vị của các nền văn hóa đang diễn ra. Điều này cho thấy Đài PT-TH là kênh thông tin quan trọng giúp nâng cao dân trí, trình độ văn hóa, giáo dục của công chúng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực tế đã chứng minh, Đài PT-TH địa phƣơng là một trong những cơ quan báo chí và đại diện ngôn luận cho Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng. Do đó các chƣơng trình truyền hình đều phục vụ cho sự nghiệp chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí cũng không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. Vai trò của chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí trên truyền hình đƣợc thể hiện nhƣ sau: thứ nhất, chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí tuyên truyền thƣờng xuyên, kịp thời đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đến đồng bào Sán Chí, giúp đồng bào nắm bắt nhanh, nhận thức đúng và thực hiện tốt chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Thứ hai, chƣơng trình còn cung cấp thông tin đa chiều về nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, giúp đồng bào
nâng cao tri thức, trình độ văn hóa, giáo dục, hiểu biết và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất, từng bƣớc thoát nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Thứ ba, chƣơng trình phản ánh tình hình đời sống, sản xuất, những thay đổi trong vùng đồng bào Sán Chí, những mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vƣơn lên khá giàu để ngƣời dân học tập làm theo. Thứ tƣ, cung cấp các chƣơng trình văn hóa văn nghệ, giải trí nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và góp phần giữu gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chí. Thứ năm là góp phần củng cố tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc...
Chính vì có vai trò quan trọng nhƣ vậy nên trong những năm qua, các chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí ngày càng phát triển, chất lƣợng các chƣơng trình, các tiểu mục trong chƣơng trình ngày càng đƣợc nâng cao.
Trong quá trình khảo sát các tác phẩm phát sóng trong chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí tác giả lựa chọn một số bài viết để phân tích cụ thể hơn về hiệu quả của chƣơng trình trong việc nâng cao dân trí, trình độ văn
hóa, giáo dục cho đồng bào dân tộc, tiêu biểu nhƣ tác phẩm: "nâng bước học
sinh dân tộc thiểu số đến trường”. Nội dung tác phẩm nêu: tại một số vùng
dân tộc thiểu số của huyện Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang tỷ lệ đến trường của trẻ em có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do gia đình dân tộc còn quan niệm cổ hủ "trọng nam khinh nữ”, chỉ có con trai mới cần đi học, còn con gái đến 13 – 14 tuổi nên đi lấy chồng. Do đó nhiều em gái chỉ học hết tiểu học là ở nhà làm ăn rồi lấy chồng...ở nơi đây địa bàn bị chia cắt bởi nhiều sông suối, các thôn nằm rải rác cách xa nhau. Việc đi lại của thầy và trò gặp nhiều trở ngại, nhiều em phải đi nhiều giờ đồng hồ mới đến trường. Có trường 80% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện sống và sinh hoạt của các em hết sức khó khăn, bố mẹ thường xuyên đi làm nương rẫy ở xa bỏ mặc con cái ở nhà, do nhận thức chưa đầy đủ về công tác giáo dục
nên các bậc phụ huynh chủ yếu phó mặc cho nhà trường. Từ những đặc điểm trên, học sinh đi học không đều, vắng học, bỏ học giữa chừng diễn ra thường xuyên. Trước tình hình đó nhà trường đưa ra nhiều giải pháp để duy trì sĩ số lớp và nâng cao chất lượng giảng dạy như: làm tốt công tác tuyên truyền vận động, xây dựng các mô hình giúp nhau học tập, tổ chức các buổi vui chơi ngoại khóa giúp tăng khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc, nhận thức về xã hội, pháp luật để thu hút các em. Bên cạnh đó tranh thủ từ các nguồn dự án, các tổ chức xã hội đã hỗ trợ trao tặng xe đạp, sách vở, đồ dùng, góc học tập tạo sự khích lệ cho học sinh nghèo vươn lên. Từ đó giúp cho đường tới lớp của học sinh vùng cao bớt gian nan, hành trình đến với con chữ bớt nhọc nhằn hơn. Cũng từ những việc làm đó nên tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao được huy động đến trường ngày càng cao, chất lượng giáo