Nâng cao hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí là nhu

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình truyền hình tiếng sán chí đối với đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 40)

nhu cầu bức thiết

1.4.1. Đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc

1.4.1.1 Đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái. Đây là địa bàn miền núi và trung du bao quanh đồng bằng Sông Hồng. Là địa bàn có nhiều tiềm năng, song so với cả nƣớc thì đây là vùng chậm phát triển về các lĩnh vực. Tỷ lệ nghèo đói của cƣ dân các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao nhất nƣớc: Tây Bắc: 28%; Đông Bắc: 17,4% cá biệt có nơi tỷ lệ hộ nghèo tới 60%. (Tỷ lệ nghèo cả nƣớc là 10,7%). Với, hơn 12 triệu ngƣời (chiếm khoảng 14,5% dân số cả nƣớc) theo điều tra dân số năm 2009. Trong đó đồng bào DTTS cƣ trú trên địa bàn khoảng 6 triệu 200 ngàn ngƣời, chiếm hơn 51% dân số toàn vùng, có tỉnh, tỷ lệ dân cƣ DTTS rất lớn: Cao Bằng 95%; Hà Giang: 87,9%; Lai Châu: 83,1%; Điện Biên: 83,1%; Hòa Bình: 72,3%. Toàn khu vực miền núi phía Bắc có 29 thành phần dân tộc. Trong 28 DTTS, dân cƣ chiếm khoảng 57% tổng dân số của 53 DTTS trong cả nƣớc. Với sự phân bố dân cƣ tộc ngƣời xen kẽ lớn giữa các địa phƣơng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa tộc ngƣời, thiết chế xã hội tộc ngƣời và sự chênh lệch về trình độ phát triển cùng với những khó khăn trong phát triển thể chế chính trị ở các vùng này.

1.4.1.2. Đồng bào dân tộc Sán Chí ở ba tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang

Đồng bào dân tộc Sán Chí ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Ngƣời Sán Chí sống chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, là địa bàn nhạy cảm về vấn đề dân tộc và tôn giáo, đồng thời cũng là vùng còn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định về an ninh chính trị.

Do những đặc thù của dân tộc, cùng với chủ trƣơng, chính sách chung; Đảng ta còn có chính sách cụ thể đối với dân tộc Sán Chí. Thực hiện chính sách chung của Đảng, Trung ƣơng, Chính phủ, các địa phƣơng đã quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ và đã tạo nên sự chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào đƣợc cải thiện. Những năm qua, đời sống kinh tế và mức hƣởng thụ văn hoá vùng dân tộc Sán Chí có mặt đƣợc nâng lên. Tỷ lệ hộ đƣợc xem phim ảnh, truyền hình, nghe radio bằng cả hai thứ tiếng ngày càng nhiều. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc tăng cƣờng nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn trong vùng dân tộc đƣợc đầu tƣ từ Chƣơng trình 134, 135 và chƣơng trình lồng ghép khác.

Người Sán Chí ở Bắc Giang.

Sán Chí là một trong 7 thành phần dân tộc chủ yếu sinh sống tại Bắc Giang. Là một cộng đồng dân tộc độc lập, ngƣời Sán Chí có nguồn gốc, phong tục tập quán riêng và những bản sắc văn hoá tộc ngƣời riêng biệt.

Dân tộc Sán Chí, thuộc Sán Chay, tính đến năm 2014 toàn tỉnh Bắc Giang có 25.821 ngƣời, phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Do cƣ trú theo thôn, bản riêng biệt nên kết cấu xã hội chặt chẽ và ổn định, phong tục tập quán cơ bản vẫn đƣợc bảo tồn đặc biệt là những truyền thuyết, các làn điệu dân ca có giá trị...

Cũng nhƣ những dân tộc cùng sinh sống ở vùng núi thấp thuộc Trung du Bắc Bộ, ngƣời Sán Chí ở Bắc Giang là một trong những cƣ dân sớm hình

thành ngành kinh tế trồng trọt. Loại hình kinh tế nƣơng rẫy, trồng trọt trên đất dốc là hệ thống cơ bản và chủ đạo ở ngƣời Sán Chí, tuy nhiên họ cũng sớm tiếp nhận loại hình kinh tế lúa nƣớc từ các dân tộc sống ở vùng thấp hơn, đặc biệt là kinh nghiệm trồng lúa trên ruộng bậc thang. Kỹ thuật trồng lúa nƣớc cũng đã đạt trình độ cao nhƣng không vì mà kinh tế nƣơng rẫy mất đi vai trò quan trọng.

Người Sán Chí ở Thái Nguyên

Ở tỉnh Thái Nguyên, sự phân biệt giữa 2 tộc ngƣời Cao Lan và Sán Chí (2 nhóm địa phƣơng của dân tộc Sán Chay) không rạch ròi.

Các xã Phú Cƣờng, Phú Thịnh, Na Mao, Yên Lãng (huyện Đại Từ) là những xã có đông ngƣời Sán Chay sinh sống. Nhiều gia đình, anh em họ hàng ruột thịt nhƣng anh ở xóm trong nói tiếng Cao Lan, em ở xóm ngoài lại nói tiếng Sán Chí. Nhiều gia đình, đời ông khai là Cao Lan, đời bố khai Sán Chí, nhƣng đến đời con lại là ngƣời Cao Lan. Việc này đã bao lần làm đau đầu các cán bộ tƣ pháp và công an.

Các sinh hoạt trong đời sống, nghi lễ tín ngƣỡng nhƣ cúng bái, ma chay… của ngƣời Cao Lan và ngƣời Sán Chí ở Thái Nguyên cũng giống nhau. Đặc biệt, các thầy cúng, dù là ngƣời Cao Lan hay ngƣời Sán Chí thì vẫn cúng bằng tiếng Sán Chí. Tình trạng này không hề xảy ra ở các tỉnh khác có ngƣời Cao Lan và Sán Chí sinh sống.

Người Sán Chí ở Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi với 22 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, đã tạo nên những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Dân tộc Sán Chí chiếm 8% dân số toàn tỉnh. Trình độ dân trí thấp, ít có điều kiện tiếp xúc với các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các loại hình văn hoá văn nghệ. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi mang tính tự cấp tự túc.

Là cƣ dân nông nghiệp, làm ruộng nƣớc thành thạo nhƣng nƣơng rẫy vẫn có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế và phƣơng thức canh tác theo lối chọc lỗ, tra hạt vẫn tồn tại đến ngày nay.

1.4.2. Những nhu cầu cần đáp ứng của chương trình tiếng Sán Chí

1.4.2.1. Nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Trong những năm qua công tác tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc cho đồng bào các dân tộc thiểu số đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức xã hội, đoàn thể từ trung ƣơng đến địa phƣơng tích cực triển khai, tổ chức thực hiện. Khẳng định những nội dung cơ bản của chính sách dân tộc, miền núi trong sự nghiệp đổi mới, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, tiếp tục coi vấn đề dân tộc có vị trí chiến lƣợc lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc... bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc. Thực hiện cho đƣợc ba mục tiêu là xóa đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện cuộc sống, sức khỏe đồng bào dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa đƣợc mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy đƣợc bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh.

Thể hiện tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể và diễn đàn của nhân dân, trong thời gian qua, chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc về phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho đồng bào khai thác ngày càng hiệu quả thế mạnh của địa phƣơng, làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp của đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Thông tin đầy đủ về những chính sách ƣu tiên cho đồng bào

dân tộc thiểu số, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhiều chuyên mục phổ biến chủ trƣơng, chính sách pháp luật, an ninh quốc gia, xây dựng Đảng. Có thể nói những chuyên mục của các Đài đã góp phần tích cực làm nâng cao ý thức của bà con đồng bào dân tộc trong việc đấu tranh chống lại các thế lực có âm mƣu gây "diễn biến hòa bình" và kịp thời nắm bắt, nhận thức đúng các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng.

1.4.2.2. Nâng cao dân trí, trình độ văn hóa, giáo dục

Thực tế hiện nay nhu cầu tiếp nhận thông tin từ báo chí của nhóm công chúng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng. Bởi sống trong xã hội hiện đại, đồng bào dân tộc thiểu số cần có những thông tin để bù đắp những thiếu hụt trong cuộc sống để mình không bị lạc hậu họ cần bổ sung vốn tri thức, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vốn sống, kỹ năng, kinh nghiệm sống để có thể thích nghi tốt trong điều kiện hoàn cảnh mới.

Chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đã thƣờng xuyên và có những thông tin mới về tri thức giúp cho đồng bào dân tộc thực hiện đƣợc mong muốn, thỏa mãn đƣợc nhu cầu nâng cao nhận thức, hiểu biết và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số còn là môi trƣờng học tập kinh nghiệm, củng cố tri thức, củng cố kỹ năng sống. Chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số không những là con đƣờng hữu ích bổ sung nhận thức, tri thức khoa học, bồi dƣỡng lập trƣờng quan điểm sống mà còn là một trong những công cụ, là nơi cung cấp về tình hình thời sự của địa phƣơng, đất nƣớc và thế giới; những giá trị truyền thống quý báu của quê hƣơng, dân tộc, ngành nghề của đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi lẽ thực tế cho thấy, trình độ học vấn và nhận thức của đồng bào dân tộc còn tƣơng đối hạn chế, cho nên màn ảnh nhỏ là phƣơng tiện để giúp bà con hƣớng ra thế giới xung quanh, góp phần nâng cao hiểu biết của họ đối với những sự kiện của xã hội đang diễn ra.

Các chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ngày càng phát triển; thời lƣợng và chất lƣợng phát sóng trên đài và những chuyên mục, thông tin trên các báo bằng tiếng dân tộc ngày càng nâng cao để thông tin đƣợc cung cấp ngày càng sâu rộng đến từng làng, bản, từng gia đình thông qua hệ thống đài truyền thanh, truyền hình, báo chí... Những nỗ lực đó đã giúp đồng bào dân tộc ngƣời Sán Chí ở vùng nông thôn, miền núi dù không có điều kiện đi đến các nơi khác để tham quan, học tập kinh nghiệm nhƣng nhờ nghe, xem, đọc các chƣơng trình, ấn phẩm tiếng dân tộc trên đài, báo đã học đƣợc cách làm những việc tốt, cách làm kinh tế chăn nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả kinh tế cao.

1.4.2.3. Nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Về phƣơng diện lý luận, vấn đề khai sáng và nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí là một chức năng cơ bản của báo chí. Thực hiện chức năng này, báo chí góp phần "nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội" [41, tr41-42 ].

Nghị quyết lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về công tác dân tộc đề ra nhiệm vụ:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, tăng cƣờng các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền hƣớng về cơ sở; tăng thời lƣợng và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình phát thanh, truyền hình bằng các tiếng dân tộc thiểu số; làm tốt công tác nghiên cứu, sƣu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hóa các dân tộc .

Đồng bào dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; có nền văn hóa, văn nghệ phong phú và đa dạng. Với

ƣu thế của loại hình báo chí hiện đại, chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đã đáp ứng nhu cầu giải trí của đồng bào. Đó là các chƣơng trình văn nghệ, cải lƣơng truyền thống, các lễ hội văn hóa đặc sắc... Ngoài giá trị nghệ thuật, các chƣơng trình này còn có ý nghĩa nhƣ một nhịp cầu gắn kết đồng bào các dân tộc thiểu số.

Thông qua những nội dung này không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí mà còn góp phần giáo dục, xây dựng lối sống tích cực cho đồng bào dân tộc, nó khơi dậy trong cộng đồng dân tộc niềm tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

1.4.2.4. Nâng cao đời sống vật chất

Chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đã góp phần định hƣớng và hƣớng dẫn dƣ luận. Nhờ xem truyền hình, đồng bào biết đƣợc những gì nên làm và những gì không đƣợc làm. Bằng những hình ảnh chân thực và rõ nét về cảnh tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trƣờng, thiên tai... đồng bào thấy cần phải bảo vệ rừng, điều đó đồng nghĩa với với việc trực tiếp bảo vệ gia đình, bản làng và những ngƣời thân yêu của họ.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào các dân tộc thiểu số còn cao, đời sống bà con còn gặp nhiều khó khăn, nên việc giải quyết các vấn đề bức xúc, nhạy cảm nhƣ: đất đai, chính sách ƣu tiên với bà con đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo chƣa hợp lý, hợp tình dẫn đến việc khiếu kiện, tranh chấp và để kẻ thù lợi dụng xuyên tạc đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta. Điều này đã đƣợc các Đài địa phƣơng bám sát thông tin kịp thời những kinh nghiệm hay, cách làm tốt để hƣớng dẫn cho đồng bào dân tộc thiểu số thấy đƣợc những việc cần làm và không làm.

Với thế mạnh đặc trƣng của mình, chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số luôn tuyên truyền nhanh, kịp thời về các sự kiện, hiện tƣợng xảy ra có liên quan đến nhu cầu về nhận thức, thị hiếu, qua đó định hƣớng tƣ

tƣởng và hình thành dƣ luận xã hội sâu rộng theo hƣớng tích cực nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính trị đặt ra bằng các chuyên mục nhƣ tƣ vấn pháp luật giúp đồng bào nâng cao hiểu biết pháp luật, chƣơng trình nông nghiệp và nông thôn tƣ vấn cho đồng bào có thể học tập và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.

1.4.2.5. Nâng cao đời sống tinh thần

Những năm gần đây việc nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc Đảng và Nhà nƣớc, các cấp, các ngành quan tâm hơn, thể hiện trong việc ban hành các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, xây dựng và phát triển bộ máy ngành văn hóa - thông tin, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất và phát triển các loại hình văn hóa. Chủ trƣơng phủ sóng phát thanh, truyền hình đƣợc triển khai khắp các địa phƣơng miền núi, kể cả các vùng xa xôi hẻo lánh.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả luận văn đã nêu ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của các đài tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc. Đó là cái nhìn có tính khái quát về công tác thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc Sán Chí ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Cũng trong chƣơng này, tác giả đã giải thích một số thuật ngữ liên quan đến đề tài của luận văn; đã nêu lên những đặc điểm và tâm lý tiếp nhận thông tin của đồng bào dân tộc Sán Chí ở miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, tác giả cũng chứng minh và khẳng định đƣợc nhu cầu thông tin của đồng bào Sán Chí đối với truyền hình tiếng Sán Chí về việc nâng cao hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí là yêu cầu đặt ra từ đòi hỏi của công chúng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình truyền hình tiếng sán chí đối với đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)