Khảo sát chương trình truyền hình tiếng Sán Chí trên đài PT&TH Bắc Giang (vì hiện nay trên cả nước chỉ có đài PT&TH Bắc Giang sản xuất chương trình truyền hình tiếng Sán Chí)
Khảo sát qua đồng bào dân tộc Sán Chí ở Bắc Giang, Thái Nguyên,
Tuyên Quangtừ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015)
Trong quá trình thực hiện, tác giả luận văn đã thống kê, khảo sát 57 chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đã phát trên sóng Đài PT&TH Bắc Giang tuần từ 1/6/2014 đến 28/6/2015. Mỗi chƣơng trình có thời lƣợng 30 phút. Phát sóng vào 15h30’ ngày chủ nhật hàng tuần. Mỗi chƣơng trình đƣợc
phát lại 2 lần vào 8h30’ thứ Hai và 16h00’ thứ Ba tuần kế tiếp. Song song với đó, để nghiên cứu về hiệu quả cũng nhƣ nhu cầu công
chúng, tác giả luận văn đã tiến hành phát 400 phiếu khảo sát, thu vào 390 phiếu tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang (riêng tỉnh Bắc Giang phát 200 phiếu, thu về 190 phiếu). Phiếu khảo sát chủ yếu công chúng Sán Chí ở các tỉnh có đông đồng bào Sán Chí sinh sống. Trong phiếu khảo sát đƣa ra những câu hỏi về mức độ tiếp nhận thông tin, đánh giá của khán giả về chƣơng trình và nhu cầu của công chúng đối với chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí phát sóng trên Đài PT&TH Bắc Giang.
2.2.1. Khảo sát hiệu quả qua mức độ xem và thích chương trình
Ở phần này tác giả luận văn tiến hành khảo sát qua đồng bào dân tộc Sán Chí ở ba tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, vì ba tỉnh này có
đông đồng bào Sán Chí sinh sống lớn nhất cả nước.
2.2.1.1. Mức độ xem
Theo kết quả thống kê trên đài PT&TH Bắc Giang (từ ngày 1/6/2014 đến ngày 28/6/2015), Đài PT&TH Bắc Giang đã sản xuất và phát sóng 57 chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí trên sóng đài tỉnh. Mỗi chƣơng trình đƣợc phát đi một lần và phát lại hai lần. Đó là chƣa kể các chƣơng trình cộng tác phát sóng tại VTV5.
Để đánh giá mức độ xem chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát 390 công chúng là ngƣời Sán Chí ở ba tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Thực tế điều tra cho thấy, có 20,25% đồng bào thƣờng xem chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí một vài lần/tuần; 40,25% xem một vài lần/tháng; 22,30% xem một vài lần/năm; 16,15% xem hằng ngày. Điều này cho thấy, chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí phần nào đã đến với đời sống đồng bào Sán Chí nói riêng, đồng bào dân tộc thiểu số nói chung. Có thể hình dung cụ thể về mức độ xem chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của đồng bào qua biểu đồ 2.1 sau:
Cũng trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn còn phân tích so sánh giữa công chúng ở các địa phƣơng đƣợc khảo sát. Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.2 cho thấy mức độ xem chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí trên đài PT&TH Bắc Giang và kênh VTV5 ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên và Tuyên Quang có khác nhau. Ở Bắc Giang số lƣợng khán giả xem hàng ngày thấp hơn khán giả ở Thái Nguyên và Tuyên Quang. Trong khi đó số lƣợng khán giả xem một vài lần trên tuần, trên tháng và trên năm lại cao hơn.
Biểu đồ 2.2: So sánh mức độ xem chương trình
Nhƣ vậy, các bằng chứng định lƣợng thông qua khảo sát đã cho thấy, tần xuất xem và tiếp cận thông tin qua chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của đồng bào là tƣơng đối đồng đều và thƣờng xuyên. Điều này đã góp phần khẳng định cơ hội tiếp cận thông tin của đồng bào Sán Chí ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay. Đồng thời khẳng định chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí có sức thu hút đƣợc công chúng ngƣời Sán Chí. Đây chính là do tính thiết thực của chƣơng trình cũng nhƣ sự đa dạng của chƣơng trình. Điều đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng để khẳng định hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đối với đồng bào dân tộc Sán Chí hiện nay.
2.2.1.2 Mức độ thích
Hiện nay, Chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí phát trên sóng Đài PT&TH Bắc Giang duy trì thời lƣợng 30 phút/chƣơng trình. Mỗi chƣơng trình
gồm 3 mục, đó là mục Chính sách cuộc sống; mục Phóng sự; mục Gương
sáng cộng đồng. Trong 3 mục trên thì mục Chính sách cuộc sống và mục
Phóng sự đƣợc kết cấu cứng. Riêng mục Gương sáng cộng đồng có thể
thay đổi linh hoạt thành mục Nét đẹp vùng cao hoặc mục Giữ gìn bản sắc
văn hóa. Mỗi mục có thời lƣợng 10 phút, có hình hiệu riêng. Tuy nhiên,
trong tổng thể chƣơng trình đƣợc sản xuất theo quy trình khép kín, xuyên suốt. Các mục kết nối, móc xích với nhau bởi ngƣời dẫn chƣơng trình và hình hiệu của từng mục. Đây cũng chính là cách tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho khán giả xem truyền hình.
Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, đa số công chúng đƣợc hỏi đều cho rằng họ có yêu thích các mục của chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đã phát sóng trên truyền hình. Cụ thể, trong số 390 ngƣời đƣợc hỏi thì số ngƣời trả lời thích chƣơng trình Chính sách cuộc sống là 68 ngƣời, chiếm 17,43%; số ngƣời thích chƣơng trình Phóng sự là 48 ngƣời, chiếm 12,30%; số ngƣời thích chƣơng trình Gương sáng cộng đồng là 22 ngƣời, chiếm 5,64%; Số ngƣời thích chƣơng trình Nét đẹp vùng cao là 100 ngƣời, chiếm 25,64% và số ngƣời thích chƣơng trình Giữ gìn bản sắc văn hóa là 152, chiếm 38,97%. Kết quả khảo sát đƣợc trực quan hóa bằng biểu đồ 2.3 sau đây:
Biểu đồ 2.3 cho thấy mục giữ gìn bản sắc văn hóa đƣợc yêu thích chiếm tỷ lệ cao nhất (38,97%) và thấp nhất là mục gƣơng sáng cộng đồng (5,64%). Cùng với mục giữ gìn bản sắc văn hóa các mục: nét đẹp vùng cao, chính sách cuộc sống, phóng sự cũng đƣợc đồng bào dân tộc Sán Chí yêu thích. Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 2.3 cho thấy có 25,64% công chúng thích mục Nét đẹp vùng cao; 17,43% thích mục Chính sách cuộc sống và 12,3% công chúng thích mục Phóng sự.
Bằng chứng khảo sát ở biểu đồ 2.3 cho thấy, đa số công chúng đƣợc hỏi đều cho rằng họ có yêu thích các mục của chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đã phát sóng trên truyền hình.
2.2.2. Khảo sát hiệu quả chương trình qua việc tiếp cận nội dung thông tin
2.2.2.1. Độ tin cậy của đồng bào vào nội dung thông tin
Thông tin nói chung và thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng luôn đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan báo chí và sự hƣởng ứng của đông đảo nhân dân. Thông tin đã rút ngắn khoảng cách các địa phƣơng giữa miền ngƣợc và miền xuôi. Thông tin giúp đồng bào nắm bắt đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; giúp đồng bào nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, phê phán những hủ tục lạc hậu... chính vì vậy đa số đồng bào đƣợc hỏi đều đánh giá cao độ tin cậy của thông tin đƣợc phản ánh trên sóng truyền hình.
Trong quá trình khảo sát tìm hiểu độ tin cậy đối với nội dung thông tin trong chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí của đài PT&TH Bắc Giang, trong số 390 ngƣời Sán Chí đƣợc hỏi thì có 371 ngƣời trả lời là nội dung thông tin đáng tin cậy, 14 ngƣời trả lời chƣa đáng tin cậy lắm và 5 ngƣời trả lời không đáng tin cậy. Kết quả trên đƣợc thể hiện qua biểu đồ 2.4 dƣới đây:
Biểu đồ 2.4: Độ tin cậy về thông tin của công chúng
Đồng thời với việc khảo sát độ tin cậy của công chúng vào nội dung thông tin, chúng tôi còn khảo sát lí do khiến đồng bào tin cậy và không tin cậy vào nội dung chƣơng trình. Khi đƣợc hỏi, tại sao nội dung chƣơng trình không đáng tin cậy, có 4/390 ngƣời (chiếm 1,03%) trả lời là do nội dung chƣơng trình khó hiểu, số còn lại là 386/390 ngƣời (chiếm 98,97%) cho rằng nội dung thông tin đáng tin cậy là do nội dung các chƣơng trình rõ ràng, dễ hiểu, khá hợp với tâm lí, nhu cầu của bà con.
Từ kết quả khảo sát, theo tác giả, nội dung thông tin trong chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí ở các tỉnh khảo sát đều chiếm đƣợc niềm tin của công chúng.
2.2.2.2. Tác động của nội dung thông tin tới công chúng
Qua khảo sát các chƣơng trình tiếng Sán Chí phát trên sóng đài PT&TH Bắc Giang tại thời điểm khảo sát cho thấy nội dung thông tin rất phong phú, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau. Trong tổng số 57 chƣơng trình phát sóng ở các mục nhƣ Chính sách cuộc sống; Phóng sự; Gương sáng cộng đồng
hoặc Nét đẹp vùng cao hay Giữ gìn bản sắc văn hóa đã có 171 tác phẩm đƣợc sản xuất phát sóng. Nội dung các tác phẩm phản ánh sâu kỹ về mọi khía cạnh
của cuộc sống nhƣ: tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, phản ánh tâm tƣ nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất; nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt; bảo tồn, lƣu giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trong tỉnh... Từ đó cho thấy các chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí phát trên sóng truyền hình Bắc Giang đã tác động tích cực tới nhận thức của đồng bào dân tộc Sán Chí nhƣ biểu đồ 2.5 sau đây.
Biểu đồ 2.5: Sự tác động của thông tin
Kết quả ở biểu đồ 2.5 cho thấy, trong tổng số 390 ngƣời đƣợc hỏi thì có tới 94,87 % cho rằng nội dung thông tin trong các chƣơng trình tiếng Sán Chí tác động tích cực tới nhận thức của họ. Chỉ có 3,85% cho rằng tác động không tích cực, số còn lại cho rằng không tác động gì.
Khi đƣợc hỏi lí do vì sao nội dung thông tin có tác động tích cực, chúng tôi nhận đƣợc câu trả lời là do công chúng tiếp nhận đƣợc những lợi ích mà
chƣơng trình mang lại. Còn số không thấy có tác động tích cực là do chƣơng trình không mang lại lợi ích thiết thực cho họ, chỉ xem để giết thời gian, để thƣ giãn... Các lí do ấy đƣợc cụ thể hóa bằng biểu đồ 2.6, biểu đồ về lợi ích của chƣơng trình tiếng Sán Chí đối với công chúng sau đây:
Biểu đồ 2.6: Lợi ích từ nội dung thông tin
2.2.2.3. Mức độ áp dụng nội dung thông tin
Từ việc nhận ra những tác động tích cực của nội dung chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí do những lợi ích của nó mang lại, đồng bào dân tộc
Sán Chí ở ba tỉnh Bắc giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang đã vận dụng những nội dung đó vào thực tế cuộc sống nhƣ biểu đồ 2.7 dƣới đây.
Biểu đồ 2.7: Mức độ áp dụng nội dung thông tin
Theo số liệu thống kê ở biểu đồ trên cho thấy, có tới 41,28% trong tổng số 390 khán giả đƣợc hỏi cho rằng có thể sử dụng cả nội dung thông tin trong các chƣơng trình để áp dụng trong cuộc sống. Trong khi đó có 57,69% công chúng sử dụng một phần nội dung thông tin để áp dụng vào cuộc sống của họ. Điều này cho thấy nhu cầu khác nhau của đồng bào trong việc tiếp nhận thông tin đƣợc phát sóng.
2.2.3. Khảo sát hiệu quả chương trình qua hình thức thể hiện
2.2.3.1. Thời lượng, thời gian phát sóng
Về thời lượng phát sóng, Đài PT&TH Bắc Giang mỗi tuần sản xuất một
chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí với tổng thời lƣợng 30 phút. Mỗi chƣơng trình có 3 mục, mỗi mục có thời lƣợng 10 phút. Khảo sát công chúng về sự phù hợp hay không phù hợp của thời lƣợng chƣơng trình tiếng Sán Chí, kết quả thu đƣợc nhƣ biểu đồ 2.8 sau:
Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ đánh giá về thời lượng phát sóng
Trên 90% số phiếu điều tra tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang cho rằng thời lƣợng phát sóng chƣơng trình phù hợp, chỉ có gần 10% cho rằng không phù hợp.
Về thời gian phát sóng, với các chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc,
một loại chƣơng trình dành cho đối tƣợng đặc thù thì thời điểm thông tin phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cũng nhƣ tác động đến hiệu quả tuyên truyền. Thời điểm thông tin phù hợp sẽ thu hút đƣợc lƣợng khán giả nhiều hơn, từ đó hiệu quả tuyên truyền lớn hơn.
Hiện nay, chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí đƣợc phát vào 3 thời điểm và khung giờ cố định đó là vào lúc 15h30 phút chiều chủ nhật hàng tuần, đƣợc phát lại vào lúc 8h30 phút ngày thứ hai và 16h thứ ba của tuần kế tiếp. Mặc dù chƣơng trình đƣợc phát vào nhiều khung giờ trong tuần nhƣng chủ yếu phát vào buổi sáng và buổi chiều mà không có khung giờ phát sóng vào buổi tối.
Qua khảo sát công chúng về thời điểm phát sóng thích hợp chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí trên sóng TH Bắc Giang và kênh VTV5, trong tổng số 390 ngƣời đƣợc hỏi thì có tới 62,56% cho rằng thời điểm phát sóng chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí hiệu quả nhất để thu hút đƣợc đông
đảo công chúng là vào buổi tối. Chỉ có 24,35% cho rằng phát vào buổi chiều là thích hợp và trên 13% cho rằng nên phát vào buổi sáng. Kết quả khảo sát đƣợc mô tả qua biểu đồ 2.9 dƣới đây:
Biểu đồ 2.9: Tỉ lệ đánh giá về thời gian phát sóng
2.2.3.2. Ngôn ngữ Sán Chí
Dân tộc Sán Chí có nền văn hóa, ngôn ngữ phát triển lâu đời, đƣợc bảo tồn, khai thác và phát huy trong cuộc sống. Tiếng nói của họ thuộc Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Là một cộng đồng dân tộc độc lập, ngƣời Sán Chí có nguồn gốc, phong tục tập quán riêng và những bản sắc văn hoá tộc ngƣời riêng biệt. Tuy nhiên, trong suốt quá trình phát triển ngƣời Sán Chí không có chữ viết riêng mà đồng bào dân tộc Sán Chí giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình. Bởi vậy, khả năng tiếp nhận thông tin truyền thông nói chung, thông tin báo chí, phát thanh truyền hình nói riêng vẫn còn những mặt hạn chế.
Thực tế cho thấy, công tác thông tin tuyên truyền đến với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Sán Chí nói riêng còn hạn chế. Ngƣời dân thƣờng không có điều kiện mua sách báo thƣờng xuyên, không kịp thời tiếp nhận những thông tin cần thiết trên sách báo. Điều quan trọng hơn, đồng bào dân tộc Sán Chí không chỉ thiếu thông tin mà còn bị những phần tử xấu và các
thế lực thù địch, phản động truyền bá những thông tin sai lệch, đi ngƣợc với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tại các vùng dân tộc thiểu số, nhất là vùng đồng bào dân tộc Sán Chí sinh sống, số những ngƣời nói thành thạo tiếng phổ thông chủ yếu là giới trẻ, đƣợc đi học và từng bƣớc thoát ly. Còn một bộ phận lớn dân cƣ là ngƣời trung tuổi, phụ nữ, ngƣời già có uy tín trong dòng họ thì ít ngƣời biết tiếng phổ thông. Điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình truyền thông, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ động viên ngƣời dân tích cực sản xuất, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Chính từ thực tế nhƣ vậy, chƣơng trình truyền hình tiếng Sán Chí chính là sự lựa chọn vô cùng quý báu cho đồng bào dân tộc Sán Chí hiện nay.
Theo số liệu khảo sát khán giả 390 ngƣời dân tộc Sán Chí ở ba tỉnh Bắc