Thiết chế pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh đồng tháp (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.10. Thiết chế pháp lý

Chỉ số này đo lƣờng lòng tin của doanh nghiệp tƣ nhân đối với hệ thống tòa án, tƣ pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có đƣợc doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phƣơng.

Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:

 Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp DN tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ (% thƣờng xuyên hoặc luôn luôn);

 DN tin tƣởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý);

 Số lƣợng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp;

 DN sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%);

 Tỉ lệ % nguyên đơn ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn tại Toàn án kinh tế tỉnh; Số tháng trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa;

 % Chi phí chính thức và không chính thức để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp;

Một số chỉ tiểu mới:

 Tòa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý);

 Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý);

 Phán quyết của tòa án đƣợc thi hành nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý);

 Các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp (% đồng ý);

 Các chi phí chính thức và không chính thức là chấp nhận đƣợc (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý);

23

 Phán quyết của toà án là công bằng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý);

 DN sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp (% có).

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

1.2.3.1. Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh

Theo Từ Quang Phƣơng và Phạm Văn Hùng (2013), nhiều học thuyết kinh tế đã thể hiện vai trò của đầu tƣ đối với tăng trƣởng kinh tế. Các quốc gia nói chung và các địa phƣơng riêng coi đầu tƣ là chìa khóa cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế nên tích cực thu hút đầu tƣ.

Để thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế thì họ buộc phải hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ từ việc cải cách các thể chế kinh tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển cơ cỡ hạ tầng, nâng cao trình độ ngƣời lao động để giảm chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh để từ đó tăng hiệu quả đầu tƣ. Chính nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung và địa phƣơng nói riêng là động lực cho quá trình cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Địa phƣơng nào có môi trƣờng đầu tƣ an toàn, tạo thuận lợi cho quá trình bỏ vốn và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ. Chính quyền các địa phƣơng ngày càng tích cực chủ động cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để nâng cao năng lực cạnh tranh tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ. Môi trƣờng đầu tƣ thay đổi và chịu sự chi phối của chính quyền địa phƣơng tiếp nhận đầu tƣ thông qua các yếu tố mà chính quyền có tác động mạnh.

1.2.3.2. Quan điểm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Tỉnh

Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tại Tỉnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút và triển khai thực hiện các hoạt động đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Môi trƣơng đầu tƣ tốt không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tƣ, mà còn cho cả nền kinh tế xã hội của Tỉnh. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và ngày càng sâu rộng, việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ là một đồi hỏi thiết yếu và cần

24

đƣợc xác định là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục nhằm thút hút có hiệu quả các nguồn lực vốn đầu tƣ cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế của tỉnh theo hƣớng bền vững.

Để thu hút đầu tƣ có hiệu quả, quá trình cải thiện môi trƣờng đầu tƣ hƣớng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh thì chính quyền địa phƣơng cần quán triệt các quan điểm bao gồm:

 Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cần phải đi trƣớc một bƣớc tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và cả nƣớc nói chung;

 Việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cần thực hiện có hệ thống, đồng bộ, hợp lý và kết hợp cải thiện từng bƣớc với những bƣớc đột phá;

 Phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ;

 Quan tâm tới lợi ích của nhiều bên: nhà đầu tƣ và xã hội;

 Phù hợp với điều kiện của địa phƣơng và bối cảnh môi trƣờng đầu tƣ quốc tế; xã hội hóa quá trình cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh;

 Gắn kết chặt chẽ quá trình cải thiện môi trƣờng đầu tƣ với hoạt động xúc tiến đầu tƣ (Từ Quang Phƣơng và Phạm Văn Hùng, 2013; Phan Nhật Thanh, 2010).

1.2.3.3. Chính sách và khả năng của các nhà đầu tư

Khi thu hút vốn đầu tƣ, nhất là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nƣớc nhận đầu tƣ hay địa phƣơng nhận đầu tƣ cần biết đƣợc các chính sách của nhà đầu tƣ. Nhà đầu tƣ có thể lựa chọn một trong những chính sách: đầu tƣ định hƣớng thị trƣờng, đầu tƣ định hƣớng chi phí, và đầu tƣ định hƣớng nguồn nguyên liệu. Bản thân địa phƣơng nhận đầu tƣ cần biết rõ lợi thế so sánh của địa phƣơng mình cũng nhƣ những hạn chế của môi trƣờng đầu tƣ để cải thiện các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ phù hợp với chính sách của nhà đầu tƣ đồng thời thực hiện đƣợc định hƣớng phát triển kinh tế của mình.

Hơn nữa, địa phƣơng nhận đầu tƣ cần hiểu khả năng của các nhà đầu tƣ (nhƣ lợi thế về công nghệ, vốn, quản lý,…) để đƣa ra các chiến lƣợc thu hút vốn đầu tƣ

25

một cách có chọn lọc, định hƣớng nhà đầu tƣ để tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế của địa phƣơng nói riêng và của quốc gia nói chung. Để thực hiện chiến lƣợc thu hút vốn đầu tƣ định hƣớng nhà đầu tƣ, địa phƣơng nhận đầu tƣ cần phải thay đổi các nguồn lực của địa phƣơng, các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ địa phƣơng mình cho phù hợp với khả năng của nhà đầu tƣ (Từ Quang Phƣơng và Phạm Văn Hùng, 2013).

1.2.2.4. Xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Nếu các yếu tố đầu vào của sản xuất không thay đổi thì trình độ khoa học công nghệ nâng lên sẽ làm tăng năng suất lao động. Do đó, sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới và cũng nhƣ của quốc gia, của địa phƣơng sẽ ảnh hƣởng đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào khác, không chỉ là lao động để tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nhà đầu tƣ và nền kinh tế. Các địa phƣơng thƣờng phải thay đổi cơ sở hạ tầng và thay đổi các yếu tố đầu vào khác để phù hợp với xu hƣớng phát triển khoa học và công nghệ có thể đón đƣợc dòng vốn đầu tƣ.

Mặt khác, những phƣơng thức mới trong việc xử lý và trao đổi thông tin có thể cho phép chính quyền địa phƣơng làm việc tốt hơn (tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả quản lý) với chi phí tiết kiệm hơn, mở ra những kênh tƣơng tác mới giữa chính quyền và công dân, tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho bộ máy chính quyền trở nên gần gửi với ngƣời dân và doanh nghiệp hơn.

Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tƣ, doanh nghiệp, nhất là trong việc giảm rủi ro và tăng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ và làm tăng mức độ hài lòng củ các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp hơn (Từ Quang Phƣơng và Phạm Văn Hùng, 2013; Phan Nhật Thanh, 2010).

1.3. Đánh giá tác động của cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tƣ phát triển kinh tế tỉnh đến thu hút vốn đầu tƣ phát triển kinh tế tỉnh

26

khai thực hiện các hoạt động đầu tƣ. Trƣớc khi đƣa ra quyết định đầu tƣ chủ đầu tƣ sẽ tìm hiểu và đánh giá về môi trƣờng đầu tƣ tại địa phƣơng đó. Môi trƣờng đầu tƣ có tác động đến thu hút vốn đầu tƣ phát triển kinh tế của địa phƣơng thông qua tác động của môi trƣờng đầu tƣ đến chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của cơ hội đầu tƣ. Địa phƣơng nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên dồi dào, điều kiện giao thông tốt, đặc biệt là có đội ngũ các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý năng động, sáng tạo , đƣa ra đƣợc những chính sách ƣu đãi, khuyến khích hấp dẫn,…sẽ thu hút đầu tƣ phát triển đƣợc nhiều hơn và ngƣợc lại (Từ Quang Phƣơng và Phạm Văn Hùng, 2013; Phan Nhật Thanh, 2010; Đỗ Minh Trí, 2015).

Để thấy rõ đƣợc tác động của môi trƣờng đầu tƣ đến thu hút vốn đầu tƣ phát triển kinh tế của địa phƣơng ta tìm hiểu về cơ chế tác động của môi trƣờng đầu tƣ đến thu hút vốn đầu tƣ theo các khía cạnh: chi phí đầu tƣ, rủi ro đầu tƣ và rào cản đầu tƣ.

Chi phí đầu tư được dùng để xác định hiệu quả đầu tư.

Nếu chi phí đầu tƣ cao thì hiệu quả đầu tƣ sẽ giảm và ngƣợc lại. Khi quyết định đầu tƣ nhà đầu tƣ sẽ nghiên cứu, phân tích kỹ về chi phí đầu tƣ, họ sẽ không bỏ vốn đầu tƣ vào những dự án đầu tƣ không mang lại hiệu quả và chỉ bỏ vốn đầu tƣ vào dự các dự án đầu tƣ có hiệu quả cao. Do đó, một địa phƣơng muốn thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ thì cần xem xét, cắt giảm chi phí đầu tƣ, nhất là chi phí bất hợp lý và thời gian không cần thiết. Nếu địa phƣơng muốn thu hút vốn đầu tƣ vào một ngành hay một vùng của địa phƣơng thì cần phải giảm chi phí đầu tƣ vào ngành đó, vùng đó. Ví dụ, để giảm chi phí vận chuyển hàng hóa cho các nhà đầu tƣ, chính quyền địa phƣơng cần sử dụng vốn ngân sách để đầu tƣ vào phát triển hệ thống giao thông đƣờng bộ. Hay những chính sách ƣu đãi thuế cho doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sẽ khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tƣ. V

Về rủi ro đầu tư trong kinh tế thị trường, chẳng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có rủi ro. Do vậy khi quyết định kinh doanh thì nhà đầu tƣ phải chấp nhận rủi ro. Môi trƣờng đầu tƣ không đứng yên mà luôn vận động, các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ luôn thay đổi. Môi trƣờng tự nhiên luôn có những rủi ro nhƣ hạn hán, lũ lụt, động đất… mà những rủi ro này khó có thể lƣờng trƣớc

27 đƣợc.

Môi trƣờng chính trị luôn luôn có sự biến động. rủi ro trong môi trƣờng chính sách nhƣ thay đổi về quy định pháp luật. Các rủi ro trong môi trƣờng kinh tế nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ giá hối đoái… Những yếu tố này đều trực tiếp ảnh hƣờng tới hoạt đoạt đầu tƣ của các doanh nghiệp. Các rủi ro này có thể làm giảm doanh thu hoặc tăng chi phí hoặc cả hai. Do đó sẽ ảnh hƣởng tới nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp vào dự án tại các địa phƣơng.

Môi trường đầu tư còn tạo ra các rào cản cạnh tranh cho các nhà đầu tư. Rào cản cạnh tranh cho các nhà đầu tƣ đó là nhà đầu tƣ bị hạn chế tham gia vào thị trƣờng. Điều này khiến các nhà đầu tƣ mới khó có cơ hội tham gia vào hoạt động đầu tƣ của địa phƣơng, làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của địa phƣơng và trực tiếp ảnh hƣởng tới lƣợng vốn đầu tƣ thu hút vào địa phƣơng đó.

Rào cản thứ hai đó là nhà đầu tƣ không hiểu biết đầy đủ và kịp thời các thông tin thi trƣờng. Thông tin về thị trƣờng không đƣợc các nhà đầu tƣ cập nhật kịp thời đầy đủ sẽ làm các nhà đầu tƣ bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ, làm tăng rủi ro đầu tƣ, từ đó ảnh hƣởng tới việc ra quyết định, tới hiệu quả đầu tƣ và sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới thu hút vốn đầu tƣ vào địa phƣơng;

Cuối cùng là rào cản nhà đầu tƣ gặp phải khó khăn khi rút lui khỏi thị trƣờng. Khi đồng vốn không đƣợc lƣu chuyển dễ dàng giữa các thị trƣờng vì phải tốn nhiều thời gian và chi phí để rút lui khỏi thị trƣờng sẽ làm các nhà đầu tƣ ngần ngại khi quyết định bỏ vốn đầu tƣ vào địa phƣơng đó.

Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ môi trƣờng đầu tƣ có ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ của địa phƣơng thông qua tác động của môi trƣờng đầu tƣ đến chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của cơ hội đầu tƣ. Thêm vào đó, môi trƣờng đầu tƣ không những có tác dụng thu hút đƣợc một lƣợng lớn vốn đầu tƣ mà còn có thể lái đƣợc các nhà đầu tƣ hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, địa bàn kinh tế mà chúng ta lựa chọn.

28

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2019

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng tháp ảnh hƣởng đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI hƣởng đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh PCI

2.1.1. Các đặc điểm về vị trí địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp

Về vị trí địa lý kinh tế

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng ĐBSCL

Nguồn: kitra.com.vn

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, một trong ba tỉnh của vùng ngập nƣớc của vùng ĐBSCL hay còn gọi là vùng Đồng Tháp Mƣời bao gồm Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Đồng Tháp là ĐP duy nhất có 2 nhánh sông chính của sông Mekong (Sông Tiền và sông Hậu) chảy qua trung tâm của vùng ĐBSCL (đoạn

29

sông Tiền chảy qua tỉnh dài 124km, đoạn sông Hậu chảy qua dài 30km), mang đến lƣợng phù sa và nguồn nƣớc ngọt dồi dào phục vụ phát triển sản xuất nông - thủy sản. Thủy sản và lúa (vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam) là hai thế mạnh của Tỉnh (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2011).

Ngoài ra, do có vị trí nằm sát thƣợng lƣu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ từ biên giới Việt Nam – Campuchia ra biển, tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế đối ngoại hƣớng ra các nƣớc Đông Nam Á và là cửa ngỏ của vùng Tứ giác Long Xuyên hƣớng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2014). Do vậy, Đồng Tháp có nhiều thuận lợi cho việc đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc đƣợc cung cấp nguồn nƣớc ngọt, bồi đắp phù sa. Đồng tháp còn có tuyến hệ thống giao thông thủy quốc tế quan trọng nối cảng Đồng Tháp với Campuchia và biển Đông, cảng Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh phát triển kinh tế theo hƣớng xuất khẩu.

Tuy vị trí địa lý của tỉnh mang lại nhiều thuận lợi nhƣng cũng mang lại một số khó khăn nhất định nhƣ địa giới của tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tuy nhiều nhƣng lại chằng chịt, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển đô thị, nhất là trong việc kết nối không gian vùng và chi phí đầu tƣ phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh đồng tháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)