7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp
Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nƣớc và thế giới, mức tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua vẫn duy trì đƣợc khả năng tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch và thu nhập ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện.
Tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh
Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 là chƣa ổn định và biên độ dao động khá lớn, mức tăng trƣởng này có xu hƣớng giảm và đạt ở mức thấp khoảng 6,3%/năm của giai đoạn, riêng năm 2019 đạt 6,47%; so với mức bình quân của toàn vùng ĐBSCL là 8,1% thì tốc độ tăng trƣởng GRDP của tỉnh Đồng Tháp chỉ đạt ở mức thấp.
Hình 2.2 : Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2019
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Đồng Tháp
2016 2017 2019 2019 6,52 5,75 6,91 6,47 % năm Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (%)
31
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời gian qua, kinh tế tỉnh Đồng Tháp có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hƣớng, tỷ trọng nông – lâm – ngƣ nghiệp giảm dần và tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, mức chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chậm và chƣa đạt so với quy hoạch và kế hoach của giai đoạn.
Trong giai đoạn 2011-2015, khu vực nông-lâm-ngƣ nghiệp có cơ cấu cao hơn kế hoạch và cơ cấu khu vực công nghiệp – xây dựng, khu vực thƣơng mại – dịch vụ lại tăng chƣa đạt theo mức kỳ vọng. Bƣớc sang giai đoạn 2016-2017, cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển biến tích cực hơn trong khu vực thƣơng mại – dịch vụ, tỷ trọng chiếm 41% trong năm 2017 so với năm 2015 là 39,4%, trong khi đó thì khu vực công nghiệp – xây dựng vẫn chƣa có sự đột phá mạnh để nâng cao vai trò trong nền kinh tế tỉnh.
Nhìn chung, đồng tháp vẫn thuộc nhóm tỉnh có sản xuất nông nghiệp cao và mức chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của tỉnh vẫn đang diễn ra tƣơng đối ở mức chậm.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng và duy trì với hai mặt hàng chủ lực là lúa,
thủy sản và một số mặt hàng khác. Nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng với những biến động khó lƣờng của thị trƣờng, đáp ứng dần theo nhu cầu của xã hội. Hàng hóa nội đƣợc khuyến khích sử dụng thông qua các phiên chợ đƣa hàng Việt về nông thôn, các khu, cụm công nghiệp; một số sản phẩm của Tỉnh nhƣ: trái cây, rau củ quả, nem, bánh phồng tôm, các sản phẩm sau gạo, bƣớc đầu đã vào các hệ thống siêu thị của Tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh... Doanh nghiệp Cỏ May, Công ty Cẩm Nguyên, Công ty Lƣơng thực Đồng Tháp đã đi đầu xây dựng thƣơng hiệu gạo cao cấp hƣớng đến hệ thống phân phối quốc gia và nƣớc ngoài.
Công tác xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ chuyển biến tích cực. Hình ảnh, môi
trƣờng kinh doanh, đầu tƣ của Tỉnh đƣợc tăng cƣờng quảng bá, mở rộng tiếp cận với các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tƣ, nhất là các đối tác đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc… mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nƣớc có nền nông nghiệp tiên tiến,
32
phù hợp với định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh. Ngoài ra, đã có nhiều nhà đầu tƣ đến tìm hiểu đầu tƣ vào Tỉnh nhƣ: Tập đoàn QMI - Đài Loan, tập đoàn KRC (Hàn Quốc), Tập đoàn đầu tƣ tài chính Dialog - Nga, Tập đoàn CJ - Hàn Quốc, Tập đoàn Injae - Hàn Quốc, Tổng công ty dệt may…
Hệ thống kết cấu hạ tầng đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn,
đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trong đó, tập trung đầu tƣ các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng thƣơng mại – dịch vụ, du lịch, đô thị, trƣờng học, trƣờng dạy nghề, bệnh viện, trạm y tế, các công trình văn hoá – xã hội, phục vụ dân sinh,…nhiều công trình đã hoàn thành đƣa vào sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy kinh tế - xã hội Tỉnh phát triển đi lên.
Về các lĩnh vực văn hoá – xã hội, trong các năm qua Tỉnh đã tập trung đầu
tƣ phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, từng bƣớc cải thiện đời sống, thông qua các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo; phòng chống một số bệnh xã hội, dịch bệnh nguy hiểm nhƣ HIV/AIDS; xoá đói giảm nghèo và việc làm; dân số và kế hoạch hoá gia đình; nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn… đã và đang đƣợc triển khai có nhiều kết quả khả quan trên địa bàn Tỉnh.
Bên cạnh một số điểm nỗi bậc về mặt đạt đƣợc của kinh tế - xã hội, tỉnh vẫn còn một số hạn chế không nhỏ và ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Đồng Tháp là tỉnh có lợi thế về nông nhiệp, phong phú về tài nguyên thiên nhiên đất đai nông nghiệp và rừng ngập nƣớc. Đây là lợi thế Tỉnh cần tập trung đầu tƣ hơn nữa theo hƣớng hình thành các vùng chuyên canh lớn về lúa, cá, cây ăn trái, rừng…tạo ra hàng hóa có chất lƣợng cao và tập trung cung ứng cho chế biến và xuất khẩu. Đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo nền tảng ổn định cơ bản cho công nghiệp, dịch vụ phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu tăng trƣởng nhanh và bền vững.
Đồng Tháp tuy là một tỉnh nhỏ của vùng ĐBSCL, nhƣng vẫn có một nguồn tài nguyên đất đai, hệ thống sông rạch khá phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi để
33
Tỉnh phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, đầu tƣ xây dựng các khu kinh tế mang tính chất tiểu vùng nhƣ khu công nghiệp theo hƣớng chế biến nông ngƣ sản và phục vụ nông ngƣ nghiệp, khu chợ đầu mối gạo – trái cây, đầu tƣ khu thƣơng mại tập trung,…phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đặc biệt, với lợi thế có hệ thống giao thông thủy quốc tế quan trọng nối cảng Đồng Tháp với Campuchia và biển đông, cảng Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Đây là lợi thế Tỉnh đầu tƣ phát triển kinh tế biên giới và phát triển sản xuất theo hƣớng xuất khẩu.
Cơ cấu kinh tế của Tỉnh hiện nay là nông nghiệp và dịch vụ - công nghiệp.
Trong đó, nông nghiệp đang đóng vai trò chủ đạo, tạo nguồn lực cho phát triển của Tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào qui mô mở rộng diện tích, năng suất tăng chậm, hiệu quả sản phẩm còn thấp. Các cơ sở công nghiệp đều có quy mô nhỏ, đầu tƣ ít, kỹ thuật và trang bị kém, …Tỉnh còn thiếu các lĩnh vực nguồn và thiếu cơ sở có công nghiệp bảo quản chế biến hiện đại, làm đầu tàu phát triển cho Tỉnh. Xuất khẩu của Tỉnh chủ yếu nông sản sơ chế, giá cả bấp bênh…gây ảnh hƣởng đến tính bền vững trong phát triển kinh tế chƣa cao.
Ngoài ra, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, cầu đƣờng, đƣờng phố, giao thông nông thôn, bến bãi, điện, nƣớc, thông tin liên lạc…) của Tỉnh nhìn chung tuy đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng còn yếu và thiếu đồng bộ, chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức làm hạn chế khả năng thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, dẫn đến đầu tƣ có hiệu quả chƣa cao trong thời gian qua.