Các thách thức

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh đồng tháp (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1.4. Các thách thức

Đồng Tháp hiện có tốc độ tăng trƣởng khá cao nhƣng đã chậm lại và thiếu vững chắc, do đó nếu không đƣợc đầu tƣ phát triển đồng bộ, Tỉnh sẽ dễ dàng tụt hậu ngày càng sâu so với vùng và cả nƣớc.

57

Với cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp, nếu không đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh và nhanh, Tỉnh sẽ dễ dàng tụt hậu ngày càng sâu so với vùng và cả nƣớc.

Mặt khác, sự gia nhập các tổ chức thƣơng mại không những mang đến những cơ hội cho Đồng Tháp mà còn có cả nhiều thách thức, Đồng Tháp sẽ chịu nhiều áp lực cạnh tranh ngay trên thị trƣờng nội địa của Tỉnh, nông thủy sản sẽ bị tranh mua gây khó khăn cho công nghiệp địa phƣơng, trong khi sản phẩm công nghiệp chƣa đủ khả năng tranh bán với hàng nhập khẩu. Mức độ cạnh tranh không chỉ diễn ra trên diện rộng mà còn cụ thể đối với từng doanh nghiệp, từng ngành hàng và từng sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập, nền kinh tế trên địa bàn cả nƣớc nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng cũng chịu tác động của các chu kỳ khủng hoảng, suy thoái chung về kinh tế, tài chính.

Xu hƣớng phát triển khoa học công nghệ yêu cầu Tỉnh phải xây dựng đƣợc tiềm lực để tiếp nhận và phát triển khao học công nghiệp phù hợp vào các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trƣờng.

Số lƣợng doanh nghiệp lớn trong Tỉnh còn ít, chủ yếu là doanh nghiêp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh còn thấp, giá thành còn cao so với mặt bằng giá khu vực và thế giới.

Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lƣợng nhƣng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, chƣa đƣợc đào tạo theo kịp nhu cầu của các ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Ngoài ra, trong quá trình phát triển chung, khả năng nguồn nhân lực chất lƣợng cao bị chuyển dịch ra khỏi Tỉnh nếu không có chính sách hợp lý.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu đồng bộ, chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức làm hạn chế khả năng thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu, một số vấn đề phát triển bền vững cần khắc phục nhƣ: nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để; tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vốn đầu tƣ để khai thác các sản phẩm tƣơi sống, hàm lƣợng công nghệ thấp, giá trị thấp, dẫn đến đến ổn định về thị trƣờng và rất dễ vƣớng rào cản kỹ thuật; phát triển công nghiệp sử

58

dụng công nghệ và trang thiết bị lạc hậu khiến gia tăng phát thải và sự cố tạo nên các tác động về môi trƣờng; phát triển công thƣơng nghiệp và đô thị nhanh có khả năng dẫn đến khoảng cách thu nhập phi nông nghiệp/nông nghiệp và đô thị/nông thôn ngày càng lớn, dễ dẫn đến những hệ quả tiêu cực về mặt xã hội, ...

Quá trình điều tiết lũ sông Mê kông tại khu vực thƣợng lƣu, kết hợp với tình hình biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến chế độ thủy văn trên địa bàn toàn Tỉnh, dẫn đến việc bố trí không gian phát triển lãnh thổ, các kết cấu hạ tầng đều phải đặt trên cơ sở tiên lƣợng và hạn chế của các tác động này trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh đồng tháp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)