Trong công tác lập kế hoạch về xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Do đó, CSVC, TBDH chưa thực sự được đánh giá cao về sự đầy đủ và đồng bộ, hiện đại, …Công tác lập kế hoạch về sử dụng CSVC, TBDH còn chưa sát
thực tế; … Mức độ sử dụng bình quân là qua các năm giảm lần lượt là 86,8%, 85,9%, 77,2%.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên về việc quản lý và sử dụng TBDH còn hạn chế. Tâm lý ngại sử dụng thiết bị dạy học còn khá phổ biến, nhất là các thiết bị mới được trang cấp, các thiết bị chưa được lắp ráp hoàn chỉnh. Tài liệu hướng dẫn chủ yếu là tiếng nước ngoài. Số lượng lớn, chủng loại phức tạp. Một số dụng cụ, thiết bị rất nhỏ hoặc sử dụng được trong cuộc sống hàng ngày hay có thể làm đồ chơi, kích thích sự tò mò của học sinh, trong quá trình sử dụng khó bảo quản cũng là một cản trở người sử dụng. Khi chưa có nhận thức đúng đắn, chưa thấy hết vai trò quan trọng của TBDH trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì giáo viên sẽ không tự giác thực hiện, hoặc sử dụng một cách hời hợt mang lên lớp cho có TBDH, cho học sinh xem để biết… hoặc dùng nó như vật trang trí cho giờ học, chứ không phải sử dụng TBDH như một phương tiện hữu ích trong chuyển tải thông tin, kiến thức cho học sinh.
Công tác kiểm tra việc quản trị CSVC, TBDH đã được thực hiện tuy nhiên chưa được thực hiện thường xuyên. Kết quả phát hiện sai phạm còn hạn chế. Việc xử lý sai phạm còn cả nể, chưa nghiêm.
Nhà trường gặp phải một số hạn chế trên trong công tác quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh do một số nguyên nhân sau:
- Việc trang bị thiết bị dạy học của trường chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, việc huy động các nguồn lực để đầu tư thiết bị dạy học đã được chú trọng, số lượng cơ bản đủ theo danh mục tối thiểu của Bộ giáo dục và đào tạo, tuy nhiên đến nay số lượng còn thiếu và thiếu tính đồng bộ. Thiết bị hiện đại đã được trang bị nhưng số lượng còn hạn chế, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Việc huy động nguồn lực xã hội tại trường còn nhiều bất cập khó khăn. Nhiều CBQL và giáo
viên, nhân viên khả năng tuyên truyền vận động còn hạn chế, còn hiểu về XHH giáo dục mơ hồ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, còn đùn đẩy, né tránh. Do đó cần tăng cường nhận thức, quan tâm chỉ đạo toàn diện, nhân rộng các điển hình về công tác XHH giáo dụcCông tác xã hội hóa giáo dục của Nhà trường rất hạn chế nên chưa huy động được nguồn lực xã hội to lớn trong việc đầu tư CSVC, TBDH cho Nhà trường;
- Do trình độ và điều kiện tiếp cận những tri thức hiện đại về tin học và ngoại ngữ còn bất cập nên số thiết bị hiện đại được trang cấp ít được sử dụng và hiệu quả sử dụng cũng chưa cao trừ máy vi tính dạy cho học sinh .
- Nhà trường đã có phòng thí nghiệm tuy nhiên diện tích quy mô còn hạn chế, chưa đáp ứng. Trường đã có một cán bộ phụ trách phòng thiết bị, thí nghiệm, nhưng việc phục vụ cho một buổi học với số lượng TBDH cần huy động môn nào cũng phải sử dụng TBDH rất lớn cũng là một khó khăn để việc sử dụng TBDH chưa đạt hiệu quả cao.
- Chưa có biện pháp chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện hướng dẫn kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, khi sử dụng còn lúng túng, thời gian để chuẩn bị cho thí nghiệm chưa nhiều nên hiệu quả của việc sử dụng thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung, phương pháp của giờ lên lớp. Cá biệt có một số thiết bị bị mất hoặc hỏng ngay sau khi sử dụng do kỹ năng và việc quản lý thiết bị của giáo viên chưa tốt.
- Việc tham mưu cho cấp trên để bổ sung kinh phí cho việc xây dựng các phòng bộ môn, phòng đa năng, phòng thí nghiệm theo trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai sử dụng thiết bị dạy học chưa hiệu quả còn do nguồn kinh phí mà nhà nước cấp cho quá hạn hẹp, công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2, tác giả đi sâu tìm hiểu thực trạng quản trị CSVC, TBDH của Trường THCS Khúc Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.
Trường THCS Khúc Xuyên nằm trên địa bàn phường Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh. Đây là một địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, là điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị CSVC, TBDH của trường. Bộ máy tổ chức nhân sự của Nhà trường năm 2018 gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 25 người. Về cơ cấu học sinh của Nhà trường gồm 4 khối lớp học với tổng sỹ số 229 học sinh. Diện tích đất của đơn vị: 5100m2, tính bình quân 26m2/hs đủ so với quy định.
Qua phân tích thực trạng cho thấy CSVC, TBDH của Nhà trường về cơ bản đủ về số lượng và chủng loại. Nhà trường được trang bị cơ bản đủ thiết bị dạy học tối thiểu, máy tính phục vụ công tác quản lý của nhà trường; máy chiếu phục vụ cho dạy học; đã có bảng tương tác thông minh; có đủ bàn ghế giáo viên và học sinh; có đủ các thiết bị khác âm thanh, ánh sáng, mạng internet, website, các phần mềm quản lý nhà trường.... phục vụ cho việc quản lý và giảng dạy. CSVC, TBDH của Nhà trường được phân thành 15 nhóm, Nhóm có giá trị lớn nhất là Nhóm Nhà cấp 3 tổng giá trị 6.575.945.000 đ, Nhóm chiếm tỷ trọng thứ 2 là nhóm máy móc, thiết bị khác chiếm 26,5%, các nhóm CSVC, TBDH còn lại chiếm tỷ trọng thấp. Mức độ trang bị CSVC, TBDH của Trường được trang bị đầy đủ và đồng bộ ở mức khá. Mức độ đáp ứng về chất lượng của CSVC, TBDH đáp ứng hướng tiếp cận năng lực cùa học sinh được đánh giá ở mức khá. Công tác sử dụng và bảo quản CSVC, TBDH được thực hiện theo cơ chế sử dụng và cơ chế bảo quản CSVC, TBDH của Nhà trường. Tuy nhiên trong công tác sử dụng và bảo quản vẫn còn nhiều hạn chế.
Đối với hoạt động quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THCS Khúc Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh: Công tác lập kế hoạch quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công tác tổ chức thực hiện
quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Công tác chỉ đạo quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Công tác kiểm tra việc quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã đạt được nhiều kết quả nhưng bên cạnh đó tồn tại nhiều hạn chế có thể kể ra như sau:
- Công tác lập kế hoạch chưa sát thực tế đặc biệt kế hoạch sử dụng CSVC – TBDH)
- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường về sử dụng và bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất còn yếu kém;
- Kinh phí xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH còn phụ thuộc nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Việc xây dựng, trang bị, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đạt hiệu quả cao;
- Hiệu quả trong công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất trường học chưa cao;
- Công tác xã hội hóa giáo dục gần như chưa được triển khai tại Nhà trường.
Thực trạng về quản trị CSVC, TBDH của Trường THCS Khúc Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là cơ sở để Tác giả đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị CSVC, TBDH của Trường THCS Khúc Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong chương 3.
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KHÚC XUYÊN,
THÀNH PHỐ BẮC NINH TỈNH BẮC NINH THEO HƢỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH