Với mục đích đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đưa ra, tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng điều tra.
Nội dung trong phiếu lấy ý kiến được ghi rõ 6 biện pháp và mỗi biện pháp được hỏi về tính cần thiết và tính khả thi với 4 mức độ cụ thể như sau:
- Mức độ cần thiết: + Rất cần thiết; + Cần thiết; + Ít cần thiết; + Chưa cần thiết. - Mức độ khả thi:
+ Rất khả thi; + Khả thi; + Ít khả thi; + Chưa khả thi.
Sau khi thu phiếu, Tác giả sử dụng phương pháp thông kê mô tả trong MS.Excel để xử lý số liệu, và quy ước cách xác định các mức độ đánh giá theo thang điểm như sau:
- Rất cần thiết, rất khả thi = 4 điểm; - Cần thiết, khả thi = 3 điểm; - Ít cần thiết, ít khả thi = 2 điểm - Chưa cần thiết, chưa khả thi = 1 điểm.
Từ thang điểm đã quy ước Tác giả tính giá trị trung bình cho tính cần thiết, tính khả thi và xếp hạng của các biện pháp cụ thể như bảng số liệu sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
TT Biện pháp quản lý Tính cần thiết ĐTB hạngXếp Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Chưa cần thiết 1
Đổi mới công tác kế hoạch của Lãnh đạo trường về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng tiếp cần năng lực của học sinh
15 5 5 0 3,4 3
2
Tô chức quán triệt nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về sử dụng bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất
TT Biện pháp quản lý Tính cần thiết ĐTB hạngXếp Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Chưa cần thiết 3
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của tỉnh, thành phố để mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất
13 7 5 0 3,32 4
4
Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất
12 7 6 0 3,24 5
5
Tham mưu cho chính quyền các cấp và cấp trên cấp kinh phí để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay
16 5 4 0 3,48 1
6
Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất
11 6 7 1 3,08 6
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp quản lý Tính cần thiết ĐTB hạngXếp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Chưa khả thi 1
Đổi mới công tác kế hoạch của Lãnh đạo trường về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng tiếp cần năng lực của học sinh
TT Biện pháp quản lý Tính cần thiết ĐTB Xếp hạng Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Chưa khả thi 2
Tô chức quán triệt nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về sử dụng bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất
14 6 5 0 3,36 3
3
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của tỉnh, thành phố để mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất
13 7 5 0 3,32 4
4
Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất
12 7 6 0 3,24 5
5
Tham mưu cho chính quyền các cấp và cấp trên cấp kinh phí để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay
16 5 4 0 3,48 1
6
Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất
11 6 7 1 3,08 6
(Nguồn: Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Từ kết quả khảo sát về tính cần thết và tính khả thi của các biện pháp tại Bảng 3.1 và Bảng 3.2, chúng ta có thể nhận thấy:
Các giải pháp đưa ra đều được đánh giá cao về tính khả thi và tính cần thiết. Các kết quả khảo sát đều đạt trên 3 điểm. Điều đó cho thấy các giải pháp đưa ra là hoàn toàn phù hợp.
Tiểu kết chƣơng 3
Thông qua nghiên cứu phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản trị CSVC, TBDH học tại trường THCS Khúc Xuyên ở Chương II, căn cứ vào cơ sở đề xuất các biện pháp và những nguyên tắc đề xuất biện pháp, Tác giả đã đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị CSVC, TBDH tại Nhà trường theo hướng tiếp cậnnăng lực học sinh gồm:
Biện pháp 1: Đổi mới công tác kế hoạch của Trường THCS Khúc Xuyên đối với CSVC, TBDH;
Biện pháp 2: Tô chức quán triệt nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường;
Biện pháp 3: Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của Tỉnh, thành phố để xây dựng, trang bị, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất;
Biện pháp 4: Sử dụng hiệu quả, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất trường học;
Biện pháp 5: Tham mưu cho chính quyền các cấp và cấp trên cấp kinh phí để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay;
Biện pháp 6: Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất.
Mỗi biện pháp tác giả đều trình bày: Mụcđích của biện pháp, Nội dung của biện pháp, Điều kiện thực hiện biện pháp.
Qua kết quả ý kiến khảo sát, đều nhận được được đánh giá khá cao từ 90% trở lên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất từ cán bộ, giáo viên, nhân viên của Nhà trường.
Từ kết quả nghiên cứu về công tác quản trị CSVC, TBDH tại Nhà trường, tác giả hy vọng những biện pháp mà tác giả đề xuất có thể được vận dụng tại Nhà trường một cách linh hoạt. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực quản trị, cũng như góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường theo hướng tiếp cận năng lực học sinh để từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm, phân tích thực tiễn, Tác giả rút ra được các kết luận sau đây:
Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng đặc biệt trong quá trình giáo dục, dạy học, nó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học trong nhà trường. Do vậy, việc tăng cường mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất đồng thời phải có biện pháp quản lý cơ sở vật chất cho trường đại học là rất cần thiết.
Kết quả nghiên cứu thực trạng quản trị CSVC, TBDH tại trường THCS Khúc Xuyên cho thấy:
Luận văn chỉ ra được thực trạng về CSVC, TBDH của Nhà trường, thực trạng công tác quản trị CSVC, TBDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh: CSVC, TBDH của Nhà trường về cơ bản đủ về số lượng và chủng loại. Nhà trường được trang bị cơ bản đủ thiết bị dạy học tối thiểu, máy tính phục vụ công tác quản lý của nhà trường; máy chiếu phục vụ cho dạy học; đã có bảng tương tác thông minh; có đủ bàn ghế giáo viên và học sinh; có đủ các thiết bị khác âm thanh, ánh sáng, mạng internet, website, các phần mềm quản lý nhà trường.... phục vụ cho việc quản lý và giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Mức độ trang bị CSVC, TBDH của Trường được trang bị đầy đủ và đồng bộ ở mức khá. Mức độ đáp ứng về chất lượng của CSVC, TBDH đáp ứng hướng tiếp cận năng lực cùa học sinh được đánh giá ở mức khá. Công tác sử dụng và bảo quản CSVC, TBDH được thực hiện theo cơ chế sử dụng và cơ chế bảo quản CSVC, TBDH của Nhà trường. Bên cạnh nhiều kết quả đạt được, công tác quản trị CSVC, TBDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh của Nhà trường còn tồn tại nhiều hạn chế như: Công tác lập kế hoạch chưa sát thực tế đặc biệt kế hoạch sử dụng CSVC – TBDH ; Nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường về sử dụng và bảo quản, bảo
dưỡng cơ sở vật chất còn yếu kém; Kinh phí xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH còn phụ thuộc nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; Việc xây dựng, trang bị, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đạt hiệu quả cao; Hiệu quả trong công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất trường học chưa cao; Công tác xã hội hóa giáo dục gần như chưa được triển khai tại Nhà trường.
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn trên, Tác giả đã đề xuất được 6 biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị CSVC, TBDH theo hướng tiếp cận năng lực học sinh của Trường THCS Khúc Xuyên đó là:
- Đổi mới công tác kế hoạch của Lãnh đạo trường về CSVC, TBDH theo hướng tiếp cần năng lực của học sinh.
- Tô chức quán triệt nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường về sử dụng bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất.
- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của tỉnh, thành phố để mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất. - Tham mưu kịp thời, chính xác cho Sở, Ban, Ngành, Thành uỷ và UBND thành phố, phường Khúc Xuyên nhằm xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục về xây dựng cơ sở vật chất.
Những biện pháp này có thể áp dụng được cho nhiều trường THCS trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có hoàn cảnh và điệu kiện như trường THCS Khúc Xuyên.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu ở đề tài này, Tác giả thu được các kết quả nghiên cứu như sau:
- Cụ thể hoá hơn các qui định của ngành để thành các biện pháp cụ thể về quản lý cơ sở vật chất trường học cho các Trường THCS trên địa bàn thành phốnói chung và trường THCS Khúc Xuyên nói riêng.
- Đưa ra được 6 nhóm biện pháp quản lý cơ sở vật chất cho Trường THCS Khúc Xuyên.
- Đã khảo nghiệm được tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp. - Đưa ra một số đề nghị, kiến nghị với UBND tỉnh, thành phố, các Sở, ban, Ngành của tỉnh, thành phố, để thực hiện kết quả nghiên cứu của đề tài và phát triển đề tài.
2. Một số khuyến nghị
Để Trường THCS Khúc Xuyên thực hiện được các biện pháp đã đề xuất trên đây, Tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh
- Theo phân cấp quản lý, trường THCS Khúc Xuyên do phòng giáo dục và đào tạo, UBND thành phố trực tiếp quản lý thì cần đầu tư thoả đáng, trọng điểm để nhà trường sớm hoàn thành xây dựng CSVC, TBDH theo kế hoạch được duyệt.
- Thường xuyên phối hợp, tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong việc tăng cường cơ sở vật chất, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
2.2. Đối với lãnh đạo Trường THCS Khúc Xuyên
- Cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong kế hoạch phát triển cơ sở vật chất; quản lý, sử dụng tài chính và các nguồn lực khác đúng mục đích; Năng động, sáng tạo và đổi mới công tác xã hội hoá giáo dục để tăng cường nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.
- Làm tốt công tác tham mưu, báo cáo, đề xuất với các cấp chính quyền về công tác phát triển cơ sở vật chất; Đầu tư ngân sách để làm tốt việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; Nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản trị cơ sở vật chất phù hợp, khả thi.
- Tham mưu và đề nghị UBND thành phố, xử lý các vấn đề trong quá trình quản lý cơ sở vật chất; chỉ đạo các Trưởng các phòng ban trong công
tác quản lý cơ sở vật chất, tích cực kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý cơ sở vật chất, thực hiện tốt chủ trương dân chủ hoá trong lĩnh vực cơ sở vật chất nhằm thúc đẩy các hoạt động quản lý diễn ra theo kế hoạch đã định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết 29- Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thành Vinh 2011 , Quản lý nhà trường,
Nxb Giáo dục.
3. Đặng Quốc Bảo 1997 , “Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1”, Tạp chí phát triển giáo dục.
4. Đặng Quốc Bảo 1999 , Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường - Một sốhướng tiếp cận. Trường cán bộQuản lý giáo dục Trung ương 1.
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Thông tư 14/2018/TT-BGD&ĐT Quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.
8. Chính phủ: Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020.
9. Nguyễn Đức Chính 2008 , Đánhgiá chất lượng trong giáo dục.
10. Nguyễn Xuân Diên 2014 , Quản trị học, Nxb Tài chính, Hà Nội.
11. Trần Quốc Đắc 2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy-học ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Trần Khánh Đức 2010 , Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục.
13. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền 2009 , Quản trị học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
14. Đỗ Thị Thu Hằng, Phạm Văn Thuần 2016 , Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo 2006 , Quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Hữu Châu 2012 , Giáo dục Việt Nam những vấn đề về chất lượng và quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc 2012 , Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Quốc hội 2019 , Luật Giáo dục, Hà Nội.
19. Lê Đình Sơn 2012 , Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường Đại học theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM),
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục.
20. Đỗ Ngọc Tân 2018 , Quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp.
21. Lương Việt Thái 2011 , Xác định các năng lực chung cốt lõi cho chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 và một số vấn đề vận dụng, Bài kỷ yếu hội thảo.
22. Trần Đăng Thịnh, Nguyễn Thị Hồng, Phan Thị Thanh Hiền 2016 ,
Quản trị học căn bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ