Cơ sở đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại trường trung học cơ sở Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh (Trang 110 - 113)

* Căn cứ vào các quy định, văn bản của Nhà nước về giáo dục

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”.

- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW;

* Căn cứ vào Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 của Việt Nam theo quyết định Số: 711/QĐ-TTg. Của thủ tướng chính phủ năm 2012

- Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù.

- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều

kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách.

- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.

- Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng.

* Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020

Điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng mở rộng, đa dạng hoá các loại hình GD & ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, chống chạy theo thành tích. Duy trì chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu đạt phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Hoàn thành chỉ

tiêu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia; tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục; nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng một xã hội học tập; mở rộng đào tạo tin học cho học sinh phổ thông. Chú trọng xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường lớp, đảm bảo đủ cơ sở vật chất để hàng năm thu hút hết tất cả các em trong độ tuổi và mọi người học tập. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý GD & ĐT. Có cơ chế, chính sách để đảm bảo cho sự nghiệp GD & ĐT phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả. Hàng năm dành tỷ lệ ngân sách thích đáng cho phát triển GD & ĐT; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnhxã hội hoá giáo dục.

3.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Do nguồn kinh phí của Nhà trường dành cho việc xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH còn hạn hẹp, không thể một lúc có thể đầu tư mua sắm đủ các CSVC, TBDH. Vì vậy lãnh đạo Nhà trường cần phải triển khai rà soát CSVC, TBDH, kiểm kê, thanh lý những thiết bị đã quá cũ, không thể sử dụng được, không đáp ứng yêu cầu, trên cơ sở đó cần phải ưu tiên chú trọng sửa chữa, nâng cấp những CSVC, TBDH có thể sử dụng được để phát triển phù hợp với tình hình thực tế tại Nhà trường cùng với đó là phải ưu tiên đầu tư mua sắm các CSVC, TBDH đối với các thiết bị nhu cầu sử dụng cao hoặc còn thiếu.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Khi sử dụng các CSVC, TBDH phải xác định được nhiệm vụ của từng loại thiết bị đó theo nội dung dạy học. Nếu CSVC, TBDH không được tận dụng hiệu quả, và không được GV và học sinh sử dụng thì mục đích quản lý sẽ chưa đạt được, cho dù các bộ phận quản lý thiết bị đã làm việc và tiến hành mọi công việc theo đúng yêu cầu nghiệp vụ.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

CSVC, TBDH phải đảm bảo sự đồng bộ để thuận tiện cho việc sử dụng.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nhằm đảm bảo thực tính hiệu quả thì CSVC, TBDH phải có chất lượng tốt, việc sử dụng đơn giản, thuận tiện và có hiệu quả cao, được sử dụng hợp lý, đúng tính năng kỹ thuật và quan trọng nhất là phải đúng mục đích.

3.3. Một số biện pháp quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại trƣờng THCS Khúc Xuyên theo hƣớng tiếp cận năng lực học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại trường trung học cơ sở Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh (Trang 110 - 113)