8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố khách quan
- Tác động từ internet, games, mạng xã hội: Sự phát triển các dịch vụ thông tin trên nền internet thời gian qua đã đem lại cho người dân trên thế giới những lợi
ích không thể phủ nhận. Đây là xu thế phát triển chung của thời đại khoa học - công nghệ, bản chất công nghệ, internet cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin mà không có giới hạn, tuy nhiên đối với HS trung học cơ sở, phụ huynh và nhà trường chưa kiểm soát được các phương tiện thông tin dẫn đến tình trạng HS tự tìm hiểu thông tin dẫn đến thực trạng một bộ phận HS tò mò, hứng thú đối với các hành vi bạo lực học đường.
Mặt khác, mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội là nơi có thể trò chuyện và gặp gỡ bạn bè, chia sẻ và tương tác với mọi người về bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống; cũng là nơi có thể cập nhật những tin tức mới nhất, nóng hổi nhất, nhanh nhất từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn, có thể ảnh hưởng xấu tới HS khi những video, clip về bạo lực học đường không được kiểm soát gây ảnh hưởng xấu đến HS.
Bạo lực học đường được sinh ra từ nhiều nguyên nhân nhưng trong đó không thể không “điểm mặt” game online; vì những “hình mẫu” từ trong các trò chơi game online đã được các em học sinh “sao y bản chính” ra ngoài đời một cách vô thức mà không nhìn thấy trước hậu quả đau lòng của nó.
- Ảnh hưởng từ gia đình: HS trung học cơ sở ngày nay hiểu biết rộng hơn và biết lập luận để bảo vệ hành động của mình, thông qua việc các em trả lời lại và nói lên suy nghĩ riêng của mình. Tuy nhiên, phân tích các vụ bạo lực học đường thì thấy HS trung học cơ sở đánh bạn thường rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà nghèo đông anh em, cha mẹ bận bịu lo kế sinh nhai không có thời gian gần gũi và chăm sóc con cái. Có những gia đình có tồn tại bạo lực, cha mẹ thường xuyên cãi cọ, nặng lời hoặc bố mẹ thiếu hiểu biết, không kiềm chế được đã coi việc đánh đập với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái. Với những HS phải chứng kiến và chung sống với việc gia đình thường xuyên có bạo lực, cãi cọ thì sự ảnh hướng đến sức khỏe và tinh thần của HS. Từ việc sợ hãi, lo lắng, buồn rầu trước hành vi bạo lực các em dần trở thành những đứa trẻ hay cáu giận, nhút
nhát, khó hòa nhập với đời sống. Hình ảnh bạo lực gia đình sẽ in dấu trong tiềm thức các em đến khi trưởng thành, làm thay đổi suy nghĩ của các em về ứng xử, các em dễ dàng quen với bạo lực, không ngần ngại sử dụng bạo lực khi có xích mích. Nhiều HS bị bạo hành nghĩ gia đình không còn yêu thương, bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến HS bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, HS trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người. Đó là lí do vì sao HS có thể sẵn sàng gây ra bạo lực học đường.
Cũng có nhiều HS xuất phát từ gia đình không trọn vẹn, cha mẹ ly hôn... Bên cạnh đó, khi con cái gây gổ nhau ở trường, về nhà kể cha mẹ nghe, nhiều bậc phụ huynh thay vì khuyên con ứng xử hay, đẹp trước tình huống ấy thì lại tỏ ra bực tức trước mặt con mình; thậm chí có những bậc phụ huynh "nghe con là lon xon mắng người" bằng cách lên tận trường "dằn mặt" những đứa trẻ ấy. Cứ như thế, bạo lực ngày càng gia tăng mà cái gốc của sự gia tăng ấy chính là gia đình. Do vậy, gia đình là cái nôi rất quan trọng để hình thành nhân cách của HS trung học cơ sở. Bởi vậy, sự quan tâm, giáo dục con cái từ các bậc làm cha làm mẹ là vô cùng quan trọng.
- Nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục phòng tránh BLHĐ là điều kiện cần thiết cho tổ chức hoạt động này nếu các hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ chưa được đầu tư một cách thỏa đáng trong các nhà trường thì hiệu quả giáo dục phòng tránh BLHĐ sẽ không cao, nếu nguồn tài chính dồi dào sẽ là cơ sở, động lực tổ chức có hiệu quả giáo dục phòng tránh BLHĐ trong các nhà trường.
Kết luận chương 1
Bạo lực học đường là việc một hoặc một số thành viên trong môi trường học đường đe dọa sử dụng hoặc sử dụng sức mạnh thể chất hay quyền lực của mình để gây ra những tổn thương về thể chất, tinh thần hay vật chất cho một hoặc một số thành viên khác.
Để thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở cần phải xây dựng mục tiêu, nội dung, conđường và đánh giá kết quả giáo dục phòng tránh bạo lực học đường để đưa ra những biện pháp cần thiết. Trong đó, nội dung giáo dục phòng tránh BLHĐ gồm: Giáo dục cho HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp; Giáo dục cho HS khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Giáo dục cho học sinh về các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường...
Để quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở CBQL các trường cần phải lập kết hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở gồm các yếu tố: Đặc điểm tâm lí học sinh trung học cơ sở; Nhận thức và năng lực của GV; Nhận thức và năng lực của CBQL; Tác động từ internet, games, mạng xã hội; Ảnh hưởng từ gia đình....
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN