8. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp
TT Các biện pháp
Mức độ cần thiết của các biện pháp
TB Rất cần
thiết Cần thiết
Không cần thiết SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh
80 94.1% 5 5.9% 0 0.0% 2.94
2
Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
78 91.8% 7 8.2% 0 0.0% 2.92
3
Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
77 90.6% 8 9.4% 0 0.0% 2.91
4
Xây dựng phòng tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh 71 83.5% 14 16.5% 0 0.0% 2.84 5 Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp
Mức độ khả thi của các biện pháp
TB
Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
1
Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh
81 95.3% 4 4.7% 0 0.0% 2.95
2
Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
79 92.9% 6 7.1% 0 0.0% 2.93
3
Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
76 89.4% 9 10.6% 0 0.0% 2.89
4
Xây dựng phòng tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh 72 84.7% 13 15.3% 0 0.0% 2.85 5 Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp như sau: Chỉ đạo thực hiện phối hợp các con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên (tính cần thiết 2.94 điểm, tính khả thi 2.95 điểm);
Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên (tính cần thiết 2.92 điểm, tính khả thi 2.93 điểm);
Xây dựng phòng tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh (tính cần thiết 2.94 điểm, tính khả thi 2.89 điểm);
Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh (tính cần thiết 2.84 điểm, tính khả thi 2.85 điểm);
Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh (tính cần thiết 2.76 điểm, tính khả thi 2.78 điểm).
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tác giả đề xuất các giải pháp, tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Cụ thể các biện pháp đó là:
Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
Xây dựng phòng tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp nêu trên có tính cần thiết và tính khả thi.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần giáo dục cho HS thấy tác hại của những hành vi bạo lực học đường và tích cực đấu tranh chống những hành vi sai trái và giúp cho những HS có hành vi lệch chuẩn có ý thức tự giác điều chỉnh hành vi, hình thành nhận thức, thái độ hợp chuẩn, từ đó hình thành thái độ sống cho học sinh: biết lắng nghe, đồng cảm, tôn trọng, yêu thương bản thân và yêu thương mọi người.
Để thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sởcần phải giáo dục cho HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp; Giáo dục cho HS khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Giáo dục cho học sinh về các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường...GV cần phải phối hợp sử dụng các phương pháp như nêu gương, thuyết phục... để thực hiện giáo dục phòng tránh BLHĐ qua các con đường như sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, thông qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm....
Trên cơ sở lý luận, tác giả luận văn tiến hành khảo sát thực trạng và nhận thấy, CBQL, GV đã nhận thức được các mục tiêu giáo dục phòng tránh BLHĐ, GV đã sử dụng thường xuyên và hiệu quả tốt các phương pháp nêu gương, thuyết phục...HS nhận thức về các hành vi bạo lực học đường thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, năng lực cần có của người làm công tác giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở hiện nay còn yếu, kém và CBQL, GV chưa phát huy được vai trò của các lực lượng để nâng cao chất lượng giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh nên còn hạn chế khi thực hiện các nội dung ý thức chấp hành nội quy trường, lớp; Hành vi văn hóa ứng xử; Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường.
Thực trạng quản lý giáo dục phòng tranh BLHĐ đã được quan tâm thực hiện khi CBQL các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phòng tránh BLHĐ được xây dựng theo năm học và đánh giá thực trạng thực hiện phương pháp và các con
đường giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS. Trong công tác tổ chức thực hiện chưa thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề về nội dung giáo dục phòng tránh BLHĐ, nguyên nhân do nhà trường thiếu kinh phí nên chưa thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia giáo dục phòng tránh bạo lực học đường.Đánh giá thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường ởcác trường trung học cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục phòng tránh BLHĐ nói chung và quản lý giáo dục phòng tránh BLHĐ nói riêng, để trên cơ sở đánh giá, mỗi GV có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục phòng tránh BLHĐ và CBQL nâng cao năng lực quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ, tuy nhiên công tác đánh giá chưa thường xuyên tiến hành đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá đột xuất.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các biện pháp sau: Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.
Xây dựng phòng tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp nêu trên có tính cần thiết và tính khả thi.
2. Khuyến nghị
- Đối với Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên:
Tổ chức các khóa tập huấn cho giáo viên và học sinh nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục phòng tránh bạo lực học đường.
Tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo, những chuyên đề về công tác quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ để trang bị thêm kiến thức, kĩ năng cho
CBQL, GV với sự giúp đỡ, tư vấn của các chuyên gia giỏi. Tận dụng ưu thế của truyền thông trong việc tuyên truyền giáo dục phòng tránh BLHĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức các hội nghị chuyên đề về “Tham vấn học đường” có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của các tham vấn viên, phòng ban chuyên môn của sở GD&ĐT cùng với hiệu trưởng các trường trung học cơ sở và các chuyên gia về tham vấn tư vấn. Có như vậy mới thu thập nhiều kinh nghiệm quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ nhằm tổ chức triển khai hoạt động này cho HS tốt hơn.
Ngoài ra, cần tổ chức các khóa bồi dưỡng về tham vấn học đường cho các đối tượng là CBQL, GV.
- Đối với ban giám hiệu trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên:
Cần ban hành bộ quy tắc ứng xử trong trường học, thành lập phòng tham vấn tâm lý học đường, thành lập đường dây nóng ghi nhận những thông tin có liên quan đến hành vi bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường và công khai quy trình ứng phó với các vụ việc bạo lực học đường đường xảy ra có liên quan đến học sinh của nhà trường.
Giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh thông qua đại diện ban phụ huynh các khối lớp, để kịp thời phối hợp cùng gia đình học sinh trong giáo dục phòng tránh bạo lực học đường.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm và chuyên viên tâm lí trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
Chủ động nâng cao hiểu biết của mình về đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đặc biệt là nâng cao khả năng phát hiện sớm những học sinh có nguy cơ gặp phải hành vi bạo lực học đường.
Giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh và đội ngũ ban cán sự lớp, kịp phối hợp với các bên liên quan để giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, nên tiến hành tham vấn cá nhân cho những học sinh có hành vi bạo lực học đường.
- Đối với phụ huynh học sinh
Cần chủ động nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở, chủ động phối hợp với nhà trường, với thầy cô giáo chủ nhiệm và chuyên viên tư vấn tâm lí học đường để theo dõi quá trình học tập và phát triển của con mình.
Cần chủ động quan tâm tới đời sống tâm tư tình cảm của con mình, chủ động lắng nghe tích cực, chia sẻ chân thành, phát hiện và hỗ trợ kịp thời khi con gặp khó khăn.
- Đối với học sinh trung học cơ sở
Cần chủ động nâng cao hiểu biết của mình về việc phòng ngừa và ứng phó hiệu quả khi gặp phải hành vi bạo lực học đường.
Cần chủ động lắng nghe, chia sẻ với cha mẹ, đồng cảm với cha mẹ và chủ động tìm kiếm trợ giúp từ cha mẹ khi gặp phải khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Cần tôn trọng, lễ phép với thầy cô, chủ động chia sẻ với thầy cô mỗi khi các em gặp khó khăn và mạnh dạn nói ra những băn khoăn, lo lắng của mình với thầy cô.
Học sinh cũng nên phát triển các mối quan hệ bạn bè tích cực dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn.
Đặc biệt, học sinh cần suy xét, đánh giá khách quan về những vấn đề mình gặp phải. Hạn chế suy nghĩ phiến diện, chủ quan, tiêu cực hóa về người khác hay những tình huống khó khăn mình gặp phải. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng và tham gia các hoạt độngvui chơi, giải trí bổ ích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hải Bình, Kinh nghiệm thế giới phòng chống bạo lực học đường, https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/kinh-nghiem-the-gioi-phong-chong-bao-luc- hoc-duong-3996523-v.html.
2. BếVăn Chúc (2018), Quản lý giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ởcác trường trung học phổ thông huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
3. Nguyễn Mạnh Dũng, (2016), Quản lý hoạt động của phòng hỗ trợ giáo dục đặc biệt trong trường mầm non trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc, Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn BáĐạt, Các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay,
Tạp chí Giáo dục & Xã hội, số 31 (92) tháng 10 năm 2013.
5. Nông Thị Thu Hà (2018), Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên
6. Phạm Mạnh Hà, Giáo dục kỹ năng phòng chốngbạolựchọcđườngvà tệ nạn xã hội chohọc sinh trung họccơ sở, Luận văn thạc sĩ, Học viện Giáo dục.
7. Việt Hà, Bạo lực học đường: Chuyện không riêng của Việt Nam,
https://thethaovanhoa.vn/the-gioi/bao-luc-hoc-duong-chuyen-khong-rieng-cua- viet-nam-n20190424111711310.htm
8. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm.
9. Trương Thị Hiền (2014), Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường” ( Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ công tác xã hội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
10. Nguyễn Thị Hoa (2014), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu một số hành vi bạo lực học đường và ảnh hưởng của nó đến tâm lí học sinh trung học phổ thông, Viện Tâm lí học.
11. Bùi Thị Hồng (2009), Tình hình bạo lực học đường ở Việt Nam hiện, nay, Niên
giám thông tin khoa học xã hội
13. Nguyễn Thanh Huyền, Giáo dục phòng, chống bắt nạt học đường cho học sinh các trường trung họccơ sở, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 115-120.
14. Nguyễn Phương Linh (2017), Quản lí hoạt động phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên
15. Nguyễn Thị Loan, Phan Tường Yên, Hoàng Anh Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2016), Thực trạng bạo lực học đường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp khuyến nghị, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lí học đường lần thứ 5: Phát triển tâm lí.
16. Trần Thị Mỵ Lương, Nhìn nhận vấn đề bạo lực học đường và hành vi hung tính dưới tiếp cận tâm lý học, Tạp chí Giáo dục số 344, kỳ 2, tháng 10/2014.
17. Đặng Thị Mỹ Phương (2016), Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại thành phốHồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lí học học đường lần thứ 5: Phát triển tâm lí học học đường trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Tr 229-235…..
18. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường