Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học

Một phần của tài liệu Luận văn quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên (Trang 99 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học

đường cho giáo viên trung học cơ sở thành ph Thái Nguyên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ về giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở, xác định được những yêu cầu về năng lực cần có của người làm công tác giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở. Biết vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức, kỹ năng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ chohọc sinh trung học cơ sở trong nhà trường và huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

CBQL cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở ngay từ đầu năm học, công tác chỉđạo phải sát sao, hết sức linh hoạt. CBQL yêu cầu GV, đội ngũ có trách nhiệm trong giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở nghiêm túc thực hiện kế hoạch, và đánh giá kết quả hàng năm trên tinh thần lựa chọn các hình thức đánh giá linh hoạt.

cầu bồi dưỡng của GV, yêu cầu thực tiễn của GDGT và chỉ đạo của Sở GDĐT, của BộGDĐT theo nhiệm vụnăm học hàng năm.

Hàng năm, Hiệu trưởng cần lên kế hoạch phối hợp với các trường trong cụm trường mở các lớp tập huấn, rèn luyện kĩ năng giáo dục phòng tránh BLHĐ cho giáo viên phù hợp với sự phát triển của xã hội, tại các lớp tập huấn GV liên hệ, trao đổi với chuyên gia để giải đáp thắc mắc, gỡ rối các tình huống trong thực tiễn. Các trường khi cửGV đi tập huấn cần từng bước xây dựng đội ngũ GV cốt cán đủ sốlượng và chất lượng nhằm thực hiện giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở. Đội ngũ cốt cán trong nhà trường sẽ hỗ trợ các GV khác trong việc tổ chức các nhóm thảo luận, tháo gỡvướng mắc.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở thông qua hình thức tự học, tự bồi dưỡng, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề cần có sự thảo luận và thực hành trực tiếp với các tình huống về BLHĐ.

GV tích cực, tự giác trong học tập, tự học, tự nghiên cứu, không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực giáo dục phòng tránh bạo lực học đường.

Các nội dung bồi dưỡng thể hiện qua bảng sau:

Tên và nội

dung mô đun Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết) Thời gian học tập trung (tiết) thuyết Thực hành, thảo luận Hướng dẫn và tổ chức phòng tránh BLHĐ + Mục tiêu về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV có kiến thức về biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường.....

Tên và nội

dung mô đun Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết) Thời gian học tập trung (tiết) thuyết Thực hành, thảo luận

+ Mục tiêu về kỹnăng: GV trung học cơ sở nhận diện được biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường....

+ Mục tiêu về thái độ: GV trung học cơ sở cóý thức tích cực và chủđộng trong nâng cao kỹ năng phòng tránh BLHĐ cho HS trung học cơ sở.

Hướng dẫn và tổ chức giáo dục tâm lý giới tính và sự phát triển của các phẩm chất giới tính + Mục tiêu về kiến thức: GV trung học cơ sở hiểu được đặc điểm tâm lý giới tính và sự phát triển của các phẩm chất giới tính của HS trung học cơ sở. + Mục tiêu về kỹ năng: GV vận dụng được kiến thức để phòng tránh BLHĐ cho HS trung học cơ sở.

+ Mục tiêu về thái độ: GV trung học cơ sở cóý thức tích cực và chủđộng trong nâng cao kỹ năng phòng tránh BLHĐ cho HS trung học cơ sở.

5 7 10

Hướng dẫn và tổ chức

iáo dục

+ Mục tiêu về kiến thức: GV hiểu được kiến thức về giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho HS để HS nhận

Tên và nội

dung mô đun Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết) Thời gian học tập trung (tiết) thuyết Thực hành, thảo luận phòng tránh xâm hại tình dục cho HS

biết các hành vi xâm hại tình dục; phân biệt hành vi xâm hại tình dục với các hình vi khác như chọc ghẹo, tán tỉnh...; cách nhận diện thủ phạm xâm hại tình dục; một số thủ đoạn, cách thức mà các đối tượng thường sử dụng để dụ dỗ và lôi kéo nạn nhân… GV kiến thức và các kỹ năng phòng vệ trong trường hợp bất ngờ bị tấn công; Kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng các nguyên tắc sống cơ bản; Kỹ năng xử lý các tình huống có nguy cơ bị tấn công tình dục.

+ Mục tiêu về kỹ năng: GV nhận diện vàđánh giáđược kiến thức về giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho HS để HS nhận biết các hành vi xâm hại tình dục; phân biệt hành vi xâm hại tình dục với các hình vi khác như chọc ghẹo, tán tỉnh...; cách nhận diện thủ phạm xâm hại tình dục; một số thủ đoạn, cách thức mà các đối tượng thường sử dụng để dụ dỗ và lôi kéo nạn nhân…

+ Mục tiêu về thái độ: GV trung học cơ sở cóý thức tích cực và chủđộng trong

Tên và nội

dung mô đun Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết) Thời gian học tập trung (tiết) thuyết Thực hành, thảo luận

nâng cao kỹnăng phòng tránh xâm hại tình dục cho HS trung học cơ sở.

Hướng dẫn tổ chức đánh giá tâm lý HS trong giáo dục phòng tránh BLHĐ + Mục tiêu về kiến thức: GV hiểu được tâm lý HS trong giáo dục phòng tránh BLHĐ nhằm đánh giá nhu cầu cung cấp kiến thức về BLHĐ cho HS, những khó khăn tâm lý của HS trong giai đoạn tuổi dậy thì, từ đó lên kế hoạch, phát triển và điều chỉnh nội dung, phương pháp, con đường giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh.

+ Mục tiêu về kỹ năng: GV biết cách xác định các dấu hiệu cơ bản của HS có khó khăn tâm lý. GV biết cách sử dụng các thang đo/công cụđểđánh giá HS có nhu cầu đặc biệt.

+ Mục tiêu về thái độ: GV trung học cơ sở cóý thức tích cực và chủđộng trong nâng cao kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho HS trung học cơ sở.

5 7 10

CBQL lựa chọn chủ thể bồi dưỡng gồm đội ngũ GV cốt cán có kinh nghiệm, Hiệu trưởng, hiệu phó các trường trung học cơ sở và mời chuyên gia, giảng viên ở các Viện nghiên cứu và trường Đại học như Đại học sư phạm Thái Nguyên và Đại học Sư phạm Hà Nội.

cơ sở cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng như: Bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng theo cụm sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng trực tuyến, kết hợp bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng trực tuyến.

Mặt khác, CBQL tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được về nhận thức, thái độ, kỹ năng giáo dục phòng tránh BLHĐ của GV để đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở cần có sự phối hợp chặt chẽ để mở lớp bồi dưỡng hoặc tổ chức hội thảo nâng cao năng lực về giáo dục BLHĐ cho học sinh.

Các trường trung học cơ sở cần có nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bồi dưỡngnhằm nâng cao năng lực giáo dục BLHĐcủa GV.

Cán bộ quản lý, giáo viên cần có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực về giáo dục BLHĐcho học sinh và tích cực tự bồi dưỡng.

3.2.4. Xây dng phòng tham vn học đường các trường trung học cơ sở thc hin giáo dc phòng tránh bo lc học đường cho hc sinh

Một phần của tài liệu Luận văn quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)