8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo
lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Thái Nguyên từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, khắc phục được tính chưa đồng bộ trong hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường hiện nay ở cả nội dung và hình thức, con đường tổ chức thực hiện.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Con đường 1: Lồng ghép giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong các môn học chiếm ưu thế.
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở chỉ đạo xác định nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua các môn học chiếm ưu thế và xây dựng kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua con đường tích hợp vào nội dung môn học chiếm ưu thế. Kế hoạch tích hợp giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế phải thể hiện rõ mục tiêu kép của hoạt động đó là mục tiêu của bài học, môn học và mục tiêu giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh. Kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung giáo dục và hình thức tổ chức thực hiện thông qua các nội dung dạy học và hình thức tổ chức dạy học, nguồn lực cần huy động, thời điểm thực hiện và vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường và thiết kế bài học tích hợp nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.Tổ chức thực hiện giờ dạy tích hợp giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn và đồng nghiệp.
Đánh giá kết quả giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua đánh giá kết quả của môn học, bài học chú ý đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về khái niệm BLHĐ, nội dung BLHĐ….
Giáo viên trao đổi, hỏi ý kiến chuyên gia hoặc nghe chuyên gia nói chuyện chuyên đề về các nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường.
Giáo viên phối hợp với PHHS nắm bắt tâm tư, vướng mắc của các em để có biện pháp phù hợp, kịp thời bổ sung kiến thức về BLHĐcòn thiếu cho HS.
Giáo viên phối hợp với các lực lượng như Đoàn TNCS HCM, Đội thiếu niên Hội phụ nữ chuẩn bị các nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường một cách chu đáo thiết thực.
- Con đường 2: Thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.
Xác định các nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa: Xác định nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua các chủ đề giáo dục và chủ đề hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông…Lập kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua các chủ đề giáo dục và chủ đề hoạt động xã hội, truyền thông. Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung giáo dục và hình thức tổ chức thực hiện, nguồn lực cần huy động, thời điểm thực hiện và vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện. Nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa cần quan tâm đến các nội dung sau:
Ý thức chấp hành nội quy trường, lớp; Hành vi văn hóa ứng xử;
Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...;
Cách phòng, tránh bạo lực học đường;
Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực họcđường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường;
Giáo dục thái độ sống của HS trong quan hệ với bạn bè, cách HS ứng xử với thầy cô và cha mẹ HS (chia sẻ với cha mẹ cha mẹ gặp những khó khăn ở trường học…);
Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục các em ý thức, thái độ khi tham gia phòng tránh bạo lực học đường, và nhận thức đúng về những nội dung phòng tránh bạo lực học đường.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho HS về ý thức chấp hành nội quy trường, lớp; Hành vi văn hóa ứng xử; Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường...
Nâng cao ý thức tự giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh bằng công tác tuyên truyền kiến thức về biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường....
Trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa, HS ý thức được điểm mạnh, điểm yếu từ đó tự đối chiếu với bản thân mình để phấn đấu học tập rèn luyện những chuẩn mực đạo đức.
- Con đường 3: Thành lập các câu lạc bộ giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
CBQL trường trung học cơ sở chỉ đạo GV thành lập câu lạc bộ được tổ chức nhằm giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS.
GV hướng dẫn HS thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc bộ hùng biện, câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ phóng viên, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ văn học…
Để phát huy hiệu quả mô hình các CLB trong trường học, nhà trường đã tuyển chọn các nhân tố có năng lực, phù hợp với đặc thù của các CLB; chọn cử,
tin tưởng giao nhiệm vụ cho từng giáo viên có năng lực phụ trách các CLB; xây dựng đa dạng các hình thức sinh hoạt của các CLB gắn liền với chuyên môn theo từng chủ đề, chủ điểm nhằm phát huy năng lực của học sinh. Quá trình các CLB hoạt động có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, định hướng, phối hợp chặt chẽ của chuyên môn; cuối kỳ có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc. Tại các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ, GV tổ chức cho học sinh được, chia sẻ về thực trạng bạo hành, bạo lực học đường trong trường học hiện nay; Được xem các tiểu phẩm về phòng chống bạo lực học đường do các bạn học sinh của trường biểu diễn. Qua đó,tạo điều kiện để đoàn viên, thiếu niên chủ động chia sẻ, trao đổi những vấn đề liên quan về phòng, chống bạo lực học đường. Tạo môi trường giúp học sinh rèn luyện, trưởng thành và tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường, góp phần tạo nên môi trường học tập thân thiện.
Hoạt động của câu lạc bộ tiến hành ở phạm vi toàn trường. Thời gian sinh hoạt: 1 buổi thứ bảy tuần cuối của tháng; Địa điểm: Hội trường + Sân trường + Phòng học bộ môn.
Về tổ chức câu lạc bộ: Chủ nhiệm câu lạc bộ là người tổ chức điều hành câu lạc bộ (do vậy sẽ bầu chọn từ HS), các phó chủ nhiệm: hổ trợ cho chủ nhiệm điều hành câu lạc bộ (bầu chọn từ HS). Mặt khác, cần có thư kí câu lạc bộđể ghi lại quá trình hoạt động của các buổi sinh hoạt, và đưa lên trang facebook của câu lạc bộ, quản lý danh sách thành viên CLB (bầu chọn từ HS). Ban cố vấn: tất cả các giáo viên. Các thành viên của câu lạc bộ: Tất cả HS, các thành viên của câu lạc bộ tham gia trên tinh thần tự nguyện. Kính phí : quyên góp từ các thành viên, và sự tài trợ kinh phí của nhà trường.
- Con đường 4: Tổ chức hội thảo, chuyên đề giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh…
Tổ chức các buổi hội thảo về giáo dục phòng tránh BLHĐ, trong buổi hội thảo mời chuyên gia tâm lý để cung cấp kiến thức, tư vấn cho GV và gia đình HS về sự thay đổi về tâm sinh lý theo từng giới ở từng giai đoạn lứa tuổi; Tìm hiểu về Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải
hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường... từđó có hình thức, phương pháp giáo dục phòng tránh BLHĐ sao cho phù hợp. Mặt khác, đối với các vấn đề riêng cần có sựtư vấn kịp thời.
Tổ chức cụm sinh hoạt chuyên đề vềgiáo dục phòng tránh BLHĐ giữa các trường trung học cơ sở ở thành phố Thái Nguyên nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục phòng tránh BLHĐ. Trong buổi sinh hoạt chuyên đề, CBQL và GV chia sẻ kinh nghiệm cũng như hình thức vàphương pháp giáo dục phòng tránh BLHĐ sao cho hiệu quả nhất.
Đây là buổi thảo luận nên GV đưa ra các ý kiến, quan điểm, tất cả các ý kiến đều bình đẳng và được tôn trọng. Giữ bí mật thông tin nếu câu chuyện của một học sinh được chia sẻ. Việc thảo luận là nhằm tìm hướng giúp đỡ, bảo vệ HS.
CBQL, GV thảo luận nguyên nhân bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em, nhận diện HS bị BLHĐ và bị xâm hại tình dục từ đó đưa ra các biện pháp để phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em.
CBQL, GV xây dựng các chuyên đề sau:
+ Chuyên đề 1: Phòng, tránh BLHĐ;
+ Chuyên đề 2: Xây dựng tình bạn đẹp –phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em.
+ Chuyên đề 3: Biện pháp phòng, tránh bạo lực học đường, vi phạm trật tự ATGT và việc sử dụng các trang mạng xã hội trong lứa tuổi học sinh.
+ Chuyên đề4: Chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em. + Chuyên đề 5: Bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành.
+ Chuyên đề 6: Tình bạn, tình yêu tuổi học trò.
+ Chuyên đề 7: Tình bạn khác giới của học sinh trung học cơ sở….
- Con đường 5: Tổ chức cuộc thi, thực hiện đề tài khoa học kỹ thuật theo hướng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh
CBQL chỉ đạo GV tổ chức cuộc thi, thực hiện đề tài khoa học kỹ thuật theo hướng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh.
Giáo viên tổ chức cuộc thi tìm hiểu theo hướng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh nhằm giúp HS nâng cao nhận thức về giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho HS để HS nhận biết các hành vi xâm hại tình dục; phân biệt hành vi xâm hại tình dục với các hình vi khác như chọc ghẹo, tán tỉnh...; cách nhận diện thủ phạm xâm hại tình dục; một số thủ đoạn, cách thức mà các đối tượng thường sử dụng để dụ dỗ và lôi kéo nạn nhân…
Thông qua các cuộc thi, giáo viên tổ chức trò chơi đóng vai xử lý tình huống về phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh, từ đó trang bị, hướng dẫn cho HS các kỹ năng: kỹ năng phòng vệ trong trường hợp bất ngờ bị tấn công; Kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng các nguyên tắc sống cơ bản; Kỹ năng xử lý các tình huống có nguy cơ bị tấn công tình dục.
Tổ chức cuộc thi, thực hiện đề tài khoa học kỹ thuật theo hướng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục nhằm giúp cho HS tìm hiểu kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học thông qua bài thi viết nhằm mục đích tuyên truyền, đánh giá mức độ hiểu biết của từng học sinh. CBQL các trường phải thành lập ban tổ chức; xây dựng quy chế, thể lệ cuộc thi; lập kế hoạch; tìm kiếm các tổ chức, các nhà tài trợ để hỗ trợ giải thưởng; liên hệ các đơn vị gửi bài thi để được phối hợp, tạo điều kiện thực hiện.
Một số đề tài khoa học kỹ thuật như: Thực trạng hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh; Thái độ của HS trung học cơ sở đối với hành vi BLHĐ; Bạo lực học đường - Những hậu quả và biện phápkhắc phục…
STT Tên đề tài Mục tiêu Nội dung Sản phẩm cần đạt
1
Thực trạng hành vi bạo lực học đường của học
sinh trung học cơ sở
-Đánh giá được thực trạng bạo lực của học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
- Đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuât biện pháp phòng tránh bạo lực học đường cho hoc sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
-Xây dựng công cụ khảo sát thực trạng bạo lực học đường của HS trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
- Tìm hiểu thực trạng trạng bạo lực của học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh
Báo cáo tổng kết đề tài
Minh chứng kết quả nghiên cứu thực trạng, thực nghệm biện pháp phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở
2
Thái độ của HS trung học cơ sở đối với hành
vi BLHĐ
-Đánh giá được thực trạng thái độ của HS đối với hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
-Xây dựng công cụ khảo sát thái độ của HS đối với hành vi bạo lực học đường
- Tìm hiểu thực trạng trạng thái độ của HS đối
Báo cáo tổng kết đề tài
Minh chứng kết quả nghiên cứu thực trạng, thực nghệm biện pháp phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở
STT Tên đề tài Mục tiêu Nội dung Sản phẩm cần đạt
cao nhận thức cho HS đối với hành vi bạo lực học đường cho hoc sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
đường
- Đề xuât biện pháp nâng cao nhận thức cho HS đối với hành vi bạo lực học đường cho hoc sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
3
Bạo lực học đường - Những hậu quả và biện
pháp khắc phục -Đánh giá được thực trạng BLHĐ. - Đánh giá thực trạng hậu quả của BLHĐ - Đề xuât biện pháp khắc phục BLHĐ cho HS đối với hành vi bạo lực học đường cho hoc sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
- Tìm hiểu thực trạng trạng bạo lực học đường
- Đề xuât biện pháp khắc phục BLHĐ cho HS đối với hành vi bạo lực học đường cho hoc sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
Báo cáo tổng kết đề tài
Minh chứng kết quả nghiên cứu thực trạng, thực nghệm biện pháp phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở
4
Truyền thông nâng cao nhận thức học sinh trung học cơ sở phòng
- Đánh giá thực trạng truyền thông nâng cao nhận thức học sinh trung học cơ
- Tìm hiểu thực trạng truyền thông nâng cao nhận thức học sinh trung
Báo cáo tổng kết đề tài
Minh chứng kết quả truyền thông nâng cao nhận thức học sinh trung
STT Tên đề tài Mục tiêu Nội dung Sản phẩm cần đạt
đường đường
- Đề xuât biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức học sinh trung học cơ sở phòng tránh bạo lực học đường
lực học đường
- Đề xuât biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức học sinh trung học cơ sở phòng tránh bạo lực học đường học cơ sở phòng tránh bạo lực học đường 5 Ứng dụng mạng Faccbook trong giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học
sinh trung học cơ sở