Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý gồm 20 nhóm thuốc hóa dược, 11 nhóm thuốc chế phẩm YHCT.
*Nhóm thuốc hóa dược:
Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn gồm 83 thuốc chiếm tỷ lệ GTSD cao nhất: 24,2 % về SKM và 50,52% về GTSD. Kết quả này thấp hơn TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên (năm 2018 là 69,32%), cao hơn TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận (năm 2018 là 29,79%), cao hơn BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La (năm 2018 là 39,43%). [1],[15],[11]
Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có 83 khoản mục với nhiều hoạt chất , điều này thuận lợi cho sự lựa chọn của bác sĩ khi chỉ định thuốc trong điều trị nhưng lại khó khăn trong việc cung ứng vì phải mua rất nhiều loại thuốc.
Việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh hiện nay là vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện ở nước ta. Vấn đề về thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện là các nguyên nhân hàng đầu có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển. Việc kiểm soát các loại bệnh này đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Việc tập trung một tỷ lệ lớn số lượng thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng là do nhu cầu điều trị một tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm trùng, bệnh về hô hấp trong mô hình bệnh tật của Việt Nam nói chung, cũng như mô hình bệnh tật của bệnh viện nói riêng. Mặt khác còn cần sử dụng nhóm thuốc này trong nhiều bệnh khác như các trường hợp do tai nạn thương tích, dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau khi phẫu thuật. Việc chuyển một số thuốc ARV từ nguồn dự án miễn phí sang nguồn BHYT thanh toán cũng làm gia tăng GTSD nhóm thuốc này. Tuy nhiên, bên cạnh các bệnh lý nói trên, bệnh viện cần rà soát, xem xét lại liệu nhóm thuốc này có bị lạm dụng hay không.
Bên cạnh nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn là nhóm thuốc đường tiêu hóa: SKM 25 (7,29%), GTSD 995.327.726 đồng (8,34%). Nhóm thuốc tim mạch: SKM 24 (7,0%), GTSD 667.476.644 đồng (5,59%). Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều
(4,43%). Nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết: SKM 21 (6,12%), GTSD 502.207.983 đồng (4,21%).
* Về chế phẩm YHCT
Các thuốc chế phẩm YHCT tập trung nhiều vào một số nhóm thuốc: Lớn nhất là nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm chiếm 3,71% tổng GTSD. Tiếp theo là nhóm thuốc các bệnh về âm về huyết chiếm 2,76% GTSD. Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tỳ chiếm 2,7% GTSD.
So sánh với mô hình bệnh tật của TTYT huyện Mường Ảng năm 2019, các nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao là Bệnh của hệ hô hấp; Bệnh của hệ tuần hoàn; Bệnh của hệ tiêu hoá; Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô liên kết; Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục; Như vậy, kết quả sử dụng thuốc là khá phù hợp với mô hình bệnh tật.