Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ:

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện mường ảng tỉnh điện biên năm 2019 (Trang 61)

Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện cho thấy, tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm cao hơn thuốc nhập khẩu. Thuốc sản xuất trong nước được sử dụng với 71,29% về GTSD còn thuốc nhập khẩu chiếm 28,71% về GTSD.

So với một số bệnh viện khác thì tại TTYT huyện Mường Ảng: GTSD thuốc sản xuất trong nước (71,29%), cao hơn TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên (năm 2018 là 67,3%), tương đương TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận (năm 2018 là 71,92%), cao hơn BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La (năm 2018 là 63,47%). GTSD thuốc nhập khẩu (28,71%) thấp hơn TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên (năm 2018 là 32,7%), tương đương TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận (năm 2018 là 28,08%), thấp hơn BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La (năm 2018 là 36,53%). [1],[15],[11].

Việc ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước là một trong những tiêu chí được Bộ Y tế đặt ra trong lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh. Mục tiêu đề ra là tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam /tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở y tế phấn đấu đến năm 2020 đạt 22% ở bệnh viện tuyến trung ương; 50% ở bệnh viện tuyến tỉnh và 75% ở bệnh viện tuyến huyện[5].

Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao thể hiện việc thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc, Bệnh viện cũng đã dần điều chỉnh để phù hợp với xu hướng chung của cả nước, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước đạt 75%. Điều này cho thấy rằng khi xây dựng danh mục thuốc Hội đồng thuốc và điều trị đã trú trọng ưu tiên các thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước nhằm tiết kiệm chi phí dành cho thuốc, giảm thiểu giá thành điều trị, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, cho xã hội.

4.1.9. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng:

Theo kết quả phân tích cơ cấu sử dụng thuốc theo đường dùng tỷ lệ số lượng thuốc dùng đường uống nhiều hơn dạng thuốc tiêm và các đường dùng khác, cụ thể là thuốc dùng đường uống chiếm 60,35% về SKM và 64,85% về

GTSD. Thuốc tiêm chiếm 28,86% về SKM và 32,27% về GTSD. Thuốc sử dụng theo đường dùng khác như dùng ngoài, xịt mũi, nhỏ mắt … chiếm tỷ lệ thấp 10,79% về SKM và 2,88% về GTSD.

So sánh với TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên năm 2018 thì: Thuốc sử dụng theo đường uống có tỷ lệ SKM thấp hơn, tỷ lệ GTSD cao hơn (61,8% về SKM và 54,4% về GTSD). Thuốc sử dụng theo đường tiêm có tỷ lệ SKM tương đương nhưng tỷ lệ GTSD thấp hơn (28,9% về SKM và 43,9% về GTSD) [1].

So sánh với TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận năm 2018 thì: Thuốc sử dụng theo đường uống có tỷ lệ SKM thấp hơn, tỷ lệ GTSD thấp hơn (81,97% về SKM và 85,81% về GTSD). Thuốc sử dụng theo đường tiêm có tỷ lệ SKM cao hơn, tỷ lệ GTSD cao hơn (14,47% về SKM và 13,42% về GTSD) [15].

So sánh với BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La năm 2018 thì: Thuốc sử

dụng theo đường uống có tỷ lệ SKM cao hơn, tỷ lệ GTSD cao hơn (57,59% về SKM và 59,61% về GTSD). Thuốc sử dụng theo đường tiêm có tỷ lệ SKM thấp hơn, tỷ lệ GTSD cao hơn (34,38% về SKM và 38,56% về GTSD) [11].

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh của Bộ Y tế, chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm [4]. Thuốc tiêm trong danh mục chủ yếu là thuốc phục vụ cấp cứu, một số kháng sinh và thuốc không có dạng bào chế khác. Sử dụng đường tiêm có ưu điểm là sinh khả dụng cao, thời gian xuất hiện tác dụng nhanh, phù hợp với các bệnh nhân không uống được và các thuốc không hấp thu đường uống. Tuy nhiên đường tiêm cũng có nhược điểm như GTSD cao, độ an toàn thấp dễ gây sốc, gây đau khi tiêm, dễ nhiễm trùng nơi tiêm và khó sử dụng cho bệnh nhân [12]. Vì vậy, cần cân nhắc giữa yếu tố nguy cơ và lợi ích để lựa chọn đường dùng thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân.

ABC/VEN

4.2.1. Phân tích ABC

Từ phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại TTYT huyện Mường Ảng năm 2019 theo phương pháp phân tích ABC cho thấy cơ cấu mua sắm thuốc sử dụng tại bệnh viện cơ bản phù hợp với hướng dẫn thuốc theo phân tích ABC theo TT số 21/2013/TT-BYT ban hành.

Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phương pháp ABC như sau: Thuốc nhóm A với 9.524.505.793 đồng chiếm 79,80% GTSD, gồm 54 thuốc chiếm 15,74% tổng SKM. Thuốc nhóm B với 1.807.155.966 đồng chiếm 15,14% GTSD, gồm 62 thuốc chiếm 18,08% tổng SKM. Thuốc nhóm C với 604.042.852 đồng chiếm 5,06% GTSD, gồm 227 thuốc chiếm 66,18% tổng SKM.

So sánh với kết quả phân tích ABC tại TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên

năm 2018 các thuốc thuộc nhóm A, B, C lần lượt chiếm 16,0%; 21,3% và 62,7% tổng SKM thuốc [1]. Thuốc nhóm A,B của TTYT huyện Mường Ảng thấp hơn. Thuốc nhóm C của TTYT huyện Mường Ảng cao hơn. So sánh với kết quả phân tích TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận năm 2018 , tỷ lệ các thuốc thuộc nhóm A, B, C là 25,77%; 26,62% và 47,61% tổng SKM thuốc [15] thì thấy Thuốc nhóm A, B của TTYT huyện Mường Ảng thấp hơn, thuốc nhóm C của TTYT huyện Mường Ảng cao hơn. So sánh với kết quả phân tích

BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La năm 2018, tỷ lệ các thuốc thuộc nhóm A, B,

C là 19,48%; 22,64% và 57,88% tổng SKM thuốc [11] thì thấy Thuốc nhóm A, B của TTYT huyện Mường Ảng thấp hơn, thuốc nhóm C của TTYT huyện Mường Ảng cao hơn.

Phương pháp ABC trong lựa chọn thuốc sẽ phân tích được nhóm A có chi phí cao các thuốc này có thể thay thế bằng các thuốc rẻ hơn. Trong quá trình cung ứng, dùng để xác định tần suất mua hàng, mua thuốc nhóm A nên thường xuyên hơn với số lượng nhỏ hơn nên hàng tồn kho thấp hơn, giảm giá của thuốc nhóm A đều giúp tiết kiệm ngân sách chi phí.

Nhờ việc phân tích ABC, có thể xác định được những thuốc có GTSD cao trong danh mục thuốc để từ đó có các chính sách sử dụng thuốc hợp lý bởi phân tích này là công cụ rất hữu hiệu trong lựa chọn, mua sắm, quản lý và phân phối, thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý.

4.2.2. Cơ cấu nhóm thuốc A theo tác dụng dược lý:

Trong nhóm A với tổng số 54 khoản mục, GTSD 9.524.505.793 đồng. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm A vẫn là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (57,51%). Điều này cho thấy các bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong mô hình bệnh tật tại TTYT huyện Mường Ảng, đòi hỏi cần quan tâm hơn nữa và cần có biện pháp giám sát quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn. Đứng thứ hai là nhóm thuốc chế phẩm YHCT (17,11%),thứ ba là nhóm thuốc đường tiêu hóa (8,6%).

So sánh với TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên năm 2018, thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn nhóm A là 81,8% GTSD, cao hơn so với TTYT huyện Mường Ảng, ở TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận năm 2018 là 25,48% GTSD thấp hơn TTYT huyện Mường Ảng, ở BVĐK huyện

Thuận Châu, Sơn La năm 2018 là 45,97% GTSD thấp hơn TTYT huyện Mường

Ảng.[1],[15],[11].

4.2.3. Cơ cấu về nguồn gốc, xuất xứ của thuốc nhóm A:

Trong thuốc nhóm A, thuốc sản xuất trong nước chiếm 70,73% GTSD với 45 khoản mục, cao hơn nhiều so với thuốc nhập ngoại 29,27% GTSD với 9 khoản mục. Điều này cho thấy bệnh viện đã chú trọng đến việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, phần lớn thuốc nhập ngoại nằm trong nhóm A là những thuốc kháng sinh dạng tiêm, thuốc ARV, thuốc điều trị đái tháo đường dạng tiêm…

4.2.4. Phân tích VEN

thuộc nhóm V, chiếm 31,20% về SKM và 12,58% về GTSD . Thuốc thuộc nhóm E chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về SKM và GTSD với 172 loại thuốc chiếm 50,15% về SKM và 67,50% về GTSD. Nhóm N đứng thứ hai về GTSD, với 64 loại thuốc chiêm tỷ lệ 18,66% về SKM và 19,93% về GTSD thuốc toàn TTYT.

Trong phân tích VEN chúng ta cần quan tâm những thuốc thuộc nhóm N đó là các thuốc không thiết yếu, xét mức độ tiêu thụ các thuốc thuộc nhóm N là nhóm thuốc không thiết yếu, có giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ không nhỏ 2.378.615.449 đồng chiếm 19,93% GTSD. Tỷ lệ này cao hơn ở TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên năm 2018 (13,14%) [1], thấp hơn TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận năm 2018 (23,99%) [15], thấp hơn BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La năm 2018 (23,96%) [11].

Là một TTYT tuyến huyện với mô hình bệnh tật khá đa dạng, đối tượng bệnh nhân đa dạng về độ tuổi, yêu cầu về đáp ứng mức độ chuyên môn rất lớn nên với cơ cấu số lượng, chủng loại thuốc của TTYT Mường Ảng như vậy là phù hợp với điều kiện thực tế để duy trì công tác khám chữa bệnh và thu hút bệnh nhân. Tuy nhiên TTYT cần cân đối nguồn quĩ bảo hiểm để giảm tối đa chi phí cho những thuốc nhóm N, nếu không thực sự cần thiết sử dụng cho người bệnh để tiết kiệm hơn nữa nguồn ngân sách cho TTYT.

Trong nghiên cứu này chưa có tiêu chí phân loại cụ thể để phân loại thuốc thành V (thuốc sống còn) và E (thuốc thiết yếu). Căn cứ các thuốc điều trị các bệnh phổ biến để xác định các thuốc thiết yếu (V, E) và các thuốc không thiết yếu (N) hay là các thuốc không cần nằm trong DMT chủ yếu cũng chưa xác định được rõ ràng. Vì vậy, để phân loại được cần có sự đóng góp ý kiến của HĐT&ĐT theo đúng quy trình với mục tiêu là xác định được các thuốc ưu tiên sử dụng trong TTYT.

4.2.5. Phân tích ma trận ABC/VEN

gồm: AV, AE, AN, BV, CV là nhóm cần thiết cho điều trị hoặc sử dụng nhiều ngân sách nhất gồm 152 thuốc chiếm tỷ lệ 44,31% tổng số loại thuốc điều trị.

Đáng chú ý nhất trong đó là nhóm AN là nhóm chi phí cao nhưng không cần thiết trong điều trị có 14 loại thuốc chiếm tỷ lệ 4,08 % số loại thuốc toàn viện, tỷ lệ này cao hơn so với TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên năm 2018 ( 3,55%), thấp hơn TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận năm 2018 (7,55%) và thấp hơn BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La năm 2018 (5,16 %)..[1],[15],[11]

Nhóm CV là nhóm quan trọng nhưng chi phí thấp có 86 loại thuốc chiếm tỷ lệ 25,07 % cao hơn TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên năm 2018 ( 16,49%), cao hơn TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận năm 2018 (12,58%) và thấp hơn BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La năm 2018 (13,75 %)..[1],[15],[11]

Từ kết quả nghiên cứu TTYT Mường Ảng cần tiếp tục duy trì số lượng, chủng loại những thuốc nhóm V tối cần thiết trong điều trị, mà lại có chi phí thấp, nhóm E là nhóm thuốc thiết yếu cần phải có, còn nhóm N là các thuốc không cần thiết thì cần hạn chế hoặc loại bỏ nếu không thực sự cần thiết để giảm chi phí về thuốc.

4.2.6 Phân tích các thuốc có trong nhóm AN.

Trong nhóm AN có 14 thuốc không phải thuốc thiết yếu như: Bổ huyết ích não, Bổ phế chỉ khái lộ, Hoạt huyết trường phúc, Me2B... chiếm 14,99% GTSD. Tỷ lệ này cao hơn TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên năm 2018 ( 7,3%), thấp hơn TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận năm 2018 (19,27%) và thấp hơn BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La năm 2018 (17,7 %).[1],[15],[11]

Từ phân tích trên chỉ ra được các thuốc trong nhóm AN là các thuốc không thuộc nhóm thuốc tối cần, thuốc thiết yếu nhưng lại chiếm GTSD sử dụng cao trong tổng DMTSD tại TTYT huyện Mường Ảng. Từ kết quả phân tích này TTYT sẽ có kế hoạch lựa chọn thay thế một số thuốc chế phẩm YHCT

dụng cho những năm tiếp theo làm sao hợp lý giảm tối đa số lượng các thuốc nhóm AN không cần thiết mà có chi phí cao, chú ý xây dựng đủ nhu cầu cho khoa YHCT và những bệnh cần thiết không lựa chọn được thuốc hóa dược.

KẾT LUẬN

1.Về cơ cấu DMTSD tại TTYT huyện Mường Ảng năm 2019

DMTSD gồm 343 danh mục: Thuốc hóa dược có 292 KM, chiếm 81,47% GTSD; Thuốc chế phẩm YHCT có 51 KM, chiếm 18,53% GTSD.

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tới 50,52% GTSD, trong đó Thuốc nhóm Beta- lactam chiếm 87,29% về GTSD nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn.

Thuốc Generic chiếm 99,28% GTSD; Thuốc biệt dược gốc chiếm 0,72% GTSD.

Thuốc sản xuất trong nước có 255 KM, chiếm 71,29% tổng GTSD; Thuốc nhập khẩu có 88 KM, chiếm 28,71 tổng GTSD.

Thuốc đường uống chiếm 64,85% GTSD; thuốc đường tiêm chiếm 32,27% GTSD; thuốc đường dùng khác chiếm 2,88% GTSD.

2.Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Mường Ảng theo ABC/VEN.

2.1. Về phân tích ABC

Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phương pháp ABC cho thấy, Cơ cấu mua sắm thuốc tại Trung tâm Y tế là cơ bản hợp lý cụ thể như sau:

Nhóm A gồm 54 KM thuốc chiếm 15,74% tổng DMT (nằm trong giới hạn 10% - 20%); Nhóm B gồm 62 KM thuốc chiếm 18,08% tổng DMT (nằm trong giới hạn 10% - 20%); Nhóm C gồm 227 KM thuốc chiếm 66,18% tổng DMT (nằm trong giới hạn 60% - 80%).

Khi phân nhóm A theo tác dụng dược lý: Nhóm chiếm tỷ lệ GTSD nhiều nhất là nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 21 KM chiếm 57,51% GTSD; Khoáng chất và vitamin với 2KM chiếm 1,68% GTSD; Nhóm thuốc chế phẩm YHCT với 12 KM chiếm 17,11% GTSD.

2.2. Về phân tích ma trận ABC/VEN

không thực sự cần thiết mà lại còn chiếm tỷ một tỷ lệ đáng kể trong GTSD của TTYT, HĐT & ĐT nên xem xét cụ thể với các loại thuốc này, từ đó sẽ rút kinh nghiệm cho xây dựng DMT của những năm tiếp theo.

Như vậy, qua phân tích DMTSD tại Trung tâm Y tế huyện Mường Ảng năm 2019 cho thấy: Cơ cấu mua sắm thuốc năm 2019 là cơ bản hợp lý, tuy nhiên cần xem xét đến nhóm thuốc AN khi xây dựng DMT cho những năm tiếp theo.

Hạn chế của đề tài

Phân tích VEN chưa thực hiện theo đúng trình tự các bước, việc khoa Dược tự phân loai các thuốc vào nhóm V, E, N theo hướng dẫn của Tổ chức Y tê thê giới sẽ có điểm không phù hợp, theo cảm tính. Chính vì vậy kêt quả nghiên cứu chưa khách quan, còn mang tính chủ quan.

KIẾN NGHỊ

Từ kêt quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thuốc của TTYT huyện Mường Ảng đồng thời tiêt kiệm chi phí sử dụng thuốc cho người bệnh tôi xin đề xuất một số kiên nghị sau:

1. Cân nhắc hợp lý hóa sử dụng các nhóm kháng sinh.

2. Hội đồng thuốc và điều trị nên xem xét kiểm soát việc sử dụng cụ thể đối với từng loại thuốc trong số 14 thuốc nhóm AN, đặc biệt là những thuốc chế phẩm YHCT có GTSD cao, để hạn chế sử dụng hoặc nếu có thể loại bỏ ra khỏi DMT của Trung tâm để tránh lãng phí nguồn kinh phí. Chỉ xây dựng với số lượng vừa phải, đảm bảo đủ cho nhu cầu sử dụng của khoa YHCT và các bệnh cần thiết,

3. Hội đồng thuốc và điều cần phải tiến hành phân tích DMT sử dụng hàng năm bằng phương pháp ABC/VEN để đánh giá tính hợp lý và làm rõ những bất cập trong DMTSD, nhằm điều chỉnh DMTSD cho những năm tiếp theo hợp lý hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Tuấn Anh (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện

Tủa Chùa tỉnh Điện Biên năm 2018.

2. Bộ Y tế (2009), Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15

bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009.

3. Bộ Y tế, (2011), Thông tư 22/2011/TT - BYT ngày 10/6/2011 Quy định tổ

chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện.

4. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện mường ảng tỉnh điện biên năm 2019 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)