thuộc nhóm V, chiếm 31,20% về SKM và 12,58% về GTSD . Thuốc thuộc nhóm E chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về SKM và GTSD với 172 loại thuốc chiếm 50,15% về SKM và 67,50% về GTSD. Nhóm N đứng thứ hai về GTSD, với 64 loại thuốc chiêm tỷ lệ 18,66% về SKM và 19,93% về GTSD thuốc toàn TTYT.
Trong phân tích VEN chúng ta cần quan tâm những thuốc thuộc nhóm N đó là các thuốc không thiết yếu, xét mức độ tiêu thụ các thuốc thuộc nhóm N là nhóm thuốc không thiết yếu, có giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ không nhỏ 2.378.615.449 đồng chiếm 19,93% GTSD. Tỷ lệ này cao hơn ở TTYT huyện Tủa Chùa, Điện Biên năm 2018 (13,14%) [1], thấp hơn TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận năm 2018 (23,99%) [15], thấp hơn BVĐK huyện Thuận Châu, Sơn La năm 2018 (23,96%) [11].
Là một TTYT tuyến huyện với mô hình bệnh tật khá đa dạng, đối tượng bệnh nhân đa dạng về độ tuổi, yêu cầu về đáp ứng mức độ chuyên môn rất lớn nên với cơ cấu số lượng, chủng loại thuốc của TTYT Mường Ảng như vậy là phù hợp với điều kiện thực tế để duy trì công tác khám chữa bệnh và thu hút bệnh nhân. Tuy nhiên TTYT cần cân đối nguồn quĩ bảo hiểm để giảm tối đa chi phí cho những thuốc nhóm N, nếu không thực sự cần thiết sử dụng cho người bệnh để tiết kiệm hơn nữa nguồn ngân sách cho TTYT.
Trong nghiên cứu này chưa có tiêu chí phân loại cụ thể để phân loại thuốc thành V (thuốc sống còn) và E (thuốc thiết yếu). Căn cứ các thuốc điều trị các bệnh phổ biến để xác định các thuốc thiết yếu (V, E) và các thuốc không thiết yếu (N) hay là các thuốc không cần nằm trong DMT chủ yếu cũng chưa xác định được rõ ràng. Vì vậy, để phân loại được cần có sự đóng góp ý kiến của HĐT&ĐT theo đúng quy trình với mục tiêu là xác định được các thuốc ưu tiên sử dụng trong TTYT.