Cơ cấu nhóm thuốc điều trị gồm: 18 nhóm thuốc hóa dược, 07 nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
+ Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ GTSD cao nhất với 49 thuốc (16,6% danh mục), GTSD 4.093.499.951 đồng, chiếm gần 1/3 tổng GTSD. Điều này cũng khá phù hợp với mô hình bệnh tật tại trung tâm có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao thứ hai (17,9%), cộng thêm việc sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật làm cho tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc kháng sinh cao nhất. Tỷ lệ số thuốc ở nhóm này tại trung tâm không bằng TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, tỷ lệ nhóm thuốc này chiếm tới 20,97%. Tuy nhiên, GTSD nhóm thuốc này tại TTYT An
Dương lại chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều, tỷ lệ GTSD tại TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận chỉ chiếm 29,79%.
+ Nhóm thuốc đáng lưu ý thứ hai là Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chỉ với 27 KM (9,2%), nhưng tỷ trọng GTSD lớn thứ hai danh mục 3.046.623.826 đồng, chiếm 19,5%, điều này hoàn toàn tương ứng với MHBT tại TTYT chủ yếu là bệnh nhân rối loạn nội tiết như tiểu đường.
+ GTSD lớn thứ ba là nhóm tim mạch với số thuốc trong nhóm nhiều nhất (53KM, chiếm 18%), GTSD 2.984.267.291 đồng (19,1%). Thứ hạng các nhóm thuốc có GTSD lớn nhất của TTYT huyện An Dương hoàn toàn phù hợp với TTYT huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Điều này cho thấy mô hình bệnh tật ở các địa bàn tuyến xã cơ bản là tương đồng, và việc sử dụng thuốc khá là phù hợp.
+ So sánh với các nghiên cứu khác, tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện thì tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Y tế huyện An Dương là (30,9%). Kết quả sử dụng kháng sinh tại Trung tâm thấp hơn nhiều so với Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2016 là 51 KM chiếm 40,9% GTSD [24], Bệnh viện Hà Trung là 44 KM tổng GTSD (39,44%) [10], cao hơn Bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc năm 2015 là 46 KM với GTSG (22,5%), kết quả nghiên cứu của Ds. Vũ Thị Thu Hương năm 2009 tại 38 bệnh viện kinh phí sử dụng kháng sinh trung bình từ 32,3 đến 32,5% [16].
+ Nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với 7 nhóm 28 KM, giá trị tiêu thụ 2.335.235.583 đồng (15%). Tỷ lệ này thấp hơn so với 1 số đơn vị khác như: BVĐK Vĩnh Lộc với 37 KM kinh phí sử dụng 30,11%, TTYT thành phố Uông Bí với 67 KM, GTSD 17,49% [27], TTYT Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận có tới 10 nhóm 72 KM với tỷ trọng GTSD là 19,2%. Số KM trong DMT của Trung tâm là nhiều, GTSD cũng lớn nên việc sử dụng nhóm thuốc trên là chưa hợp lý vì nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Nguyên nhân là do trước đây được sử dụng một số thuốc
bổ gan, vitamin, … nhưng hiện nay theo quy định Thông tư 30/2018/TT-BYT không được thanh toán, do vậy Trung tâm đã thay thế bằng các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Mặt khác do thói quen kê đơn của bác sĩ với những bệnh nhân cao tuổi thường kê thêm thuốc bổ trợ có nguồn gốc thảo dược.
Các nhóm thuốc có số lượng KM nhiều đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân đến điều trị, cũng như các bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc. Nhưng cũng gây ra khó khăn cho Khoa dược vì phải cung ứng nhiều mặt hàng cùng một lúc, kèm theo đó là các vấn đề liên quan đến việc mua sắm, thủ tục hồ sơ, theo dõi, bảo quản và cấp phát.