Trong tổng số 25 thuốc kháng sinh Beta-lactam được sử dụng tại TTYT năm 2019, nhóm Penicillin có số lượng thuốc chiếm đa số (68%) với GTSD nhiều hơn là 1.819.289.179 (chiếm 54,6%). Việc sử dụng Cephalosporin thế hệ 2,3 tại trung tâm có hạn chế hơn TTYT Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận có nhóm Cephalosporin với GTSD chiếm tỷ lệ 68,05%. Tuy nhiên, trong các nhóm Cephalosporin được sử dụng tại Trung tâm, Cephalosporin thế hệ 3 tuy chỉ có 2 trong tổng số 8 thuốc nhưng GTSD nhiều nhất (chiếm 85,7%).
Đây là kháng sinh phổ rộng, nhiều thuốc còn nhạy với vi khuẩn nên đáp ứng hiệu quả điều trị, do thói quen kê đơn của bác sĩ, tác động của dược trình
viên,…. Là nguyên nhân chính mà các bác sỹ ưu tiên sử dụng nhóm này. Tuy nhiên việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin như hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn tới ngày càng gia tăng vi khuẩn kháng thuốc.
4.1.6. Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tỷ lệ thuốc nội trong DMT của các Bệnh viện chiếm khoảng 70%. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội sẽ làm giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.
Tại Trung tâm Y tế huyện An Dương thuốc sản xuất trong nước chiếm đa số với 188 KM (63,7%), tuy nhiên về GTST thuốc nhập khẩu lại chiếm đa số 54,3% với 8.460.390.705 đồng. Như vậy TTYT huyện An Dương cần xem xét lại GTSD thuốc nhập khẩu, tăng cường sử dụng thuốc nội để đạt yêu cầu, mục tiêu của BYT đề ra.
Các kết quả khảo sát tại một số BV đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5% - 43,3% số KM thuốc và 37% - 57,1% tổng GTSD, trong đó thấp nhất là các BV tuyến trung ương [5]. Tại Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh thuốc nội chiếm 262 KM (71,58%), GTSD là 57,35% [27].
Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao thể hiện việc thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc. Điều này cho thấy rằng khi xây dựng DMT Hội đồng thuốc và điều trị đã chú trọng ưu tiên các thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước nhằm tiết kiệm chi phí dành cho thuốc, giảm thiểu giá thành điều trị, giảm gánh nặng cho bệnh nhân.
4.1.7. Về cơ cấu thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03
Thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03/2019/TT-BYT tại Trung tâm còn khá lớn với 65 thuốc (65,2%), kinh phí sử dụng 5.512.710.926 đồng, chiếm
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là 19 KM (22,24%), GTSD (30,40%) [28]. Tỷ lệ này cũng tương đồng với tỷ trọng GTSD thuốc nhập khẩu trên tổng GTSD thuốc của Trung tâm còn khá lớn. Như vậy cần cân nhắc thay thế một số thuốc trong số 65 thuốc này.