Cơ cấu DMT theo phân tích kết hợp ABC/VEN

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện an dương hải phòng năm 2019 (Trang 85 - 95)

Qua phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy tuy nhóm N chiếm tỉ trọng lớn nhưng Trung tâm cũng ưu tiên mua sắm các thuốc nhóm V, E và cũng phân bổ phần lớn ngân sách vào 2 loại thuốc này ở cả 3 nhóm A,B,C trong đó nhóm AE (20,34%) có GTSD lớn nhất (68,27%). Tuy nhiên, nhóm AV không có thuốc nào. Đây là nhóm thuốc rất quan trọng nhưng chưa được Trung tâm quan tâm đúng mức.

Nhóm thuốc AN có 6 thuốc nhưng GTSD chiếm tới 11,53%. Thuốc BN có 21 thuốc với GTSD chiếm 4,3%. Tất cả thuốc AN và BN đều nằm trong nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và nhóm vitamin và khoáng chất là thuốc có chức năng hỗ trợ, hiệu quả điều trị không rõ ràng, cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp. So sánh với các bệnh viện tuyến huyện khác, BVĐK huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang nhóm AN có 3 thuốc (9,1%) [26], BVĐK huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có 3 thuốc (4,3%) [28].

KẾT LUẬN

1. Về cơ cấu DMTSD tại Trung tâm Y tế huyện An Dương năm 2019

DMTSD gồm 295 danh mục: Thuốc hóa dược có 267 KM, chiếm 90,5% tổng DMT, chia làm 18 nhóm tác dụng dược lý; Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 28 KM, chiếm 9,5% tổng DMT, chia làm 07 nhóm.

Số thuốc trung bình/ nhóm tác dụng dược lý: Có 05 nhóm có giá trị > 2. Đặc biệt có nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có tỷ lệ này 4,5 và Thuốc tác dụng đối với máu là 3,2.

Trong 49 thuốc thuộc nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn sử dụng chủ yếu là các thuốc nhóm Beta- lactam có 25 KM, với GTSD chiếm 81,5% tổng GTSD thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Trong đó, Cephalosporin thế hệ 3 có GTSD nhiều nhất (chiếm 85,7%).

Thuốc sản xuất trong nước có 188 KM, chiếm 63,7% tổng DMT, chiếm 45,7% tổng GTSD; Thuốc nhập khẩu có 107 KM, chiếm 36,3% tổng DMT, chiếm 54,3% tổng GTSD.

Thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tư 03/2019/TT-BYT có 65 hoạt chất (60,7%), chiếm 65,2% GTSD. Gồm 13 nhóm, trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ GTSD lớn nhất (33,2%). Thuốc Generic chiếm 98,5% KM và 98% GTSD; Thuốc biệt dược gốc chiếm 1,5% KM và 2,0% GTSD.

Thuốc đường tiêm chiếm 33,6% KM và 41,8% GTSD; thuốc đường uống chiếm 61,4% KM và 57,3% GTSD; thuốc đường dùng khác chiếm 5,1% KM và 0,9% GTSD.

2. Về phân tích DMTSD tại Trung tâm Y tế huyện An Dương năm 2019 theo ABC/VEN

2.1. Về phân tích ABC

ứng với 22,37% tổng DMT (thông thường chiếm 10-20%). Nhóm B gồm 73 khoản mục tương ứng 24,75% SLKM (thông thường chiếm 10-20%) tương ứng 15,14% GTSD.

Trong nhóm A có 02 nhóm chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều nhất là: nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 28,38% GTSD, nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 22,52% tổng GTSD. Trong nhóm A, thuốc nhập khẩu vẫn chiếm tỷ lệ cao với 60,61% số KM và GTSD chiếm 59,61%.

2.2. Về phân tích VEN và phân tích ma trận ABC/VEN

Thuốc nhóm V: 37 KM chiếm 12,54% và GTSD 0,89% Thuốc nhóm E: 213 KM chiếm 72,2% và GTSD 82,88% Thuốc nhóm N: 45 KM chiếm 15,25% và GTSD 16,23%

Nhóm thuốc AN có 6 thuốc nhưng GTSD chiếm tới 11,53%. Thuốc BN có 21 thuốc với GTSD chiếm 4,3%. Tất cả thuốc AN và BN đều nằm trong nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và nhóm vitamin và khoáng chất.

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao chất lượng xây dựng DMTSD tại Trung tâm Y tế huyện An Dương trong những năm tiếp theo, đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng cho người bệnh, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

1. HĐT&ĐT cần xem xét tính hợp lý việc sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 (54,35%) và việc sử dụng kháng sinh nhóm Beta- lactam (93,51%).

2. HĐT&ĐT nên xem xét các thuốc ở nhóm A để điều chỉnh việc sử dụng cho tập trung hơn, tránh dàn trải. Đặc biệt, cần xem xét cụ thể đối với từng loại thuốc trong số 6 thuốc nhóm AN và 21 thuốc nhóm BN để hạn chế sử dụng hoặc nếu có thể loại bỏ các thuốc này ra khỏi danh mục thuốc của Trung tâm để tránh lãng phí nguồn kinh phí.

3. HĐT&ĐT cần xem xét giảm số thuốc có trên một hoạt chất (thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp; Khoáng chất và vitamin).

4. HĐT&ĐT cần xem thay thế một số thuốc trong 65 thuốc nhập khẩu có trong Thông tư 03. Đặc biệt là các thuốc trong nhóm Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, Thuốc tim mạch và nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết.

5. HĐT&ĐT cần phải tiến hành phân tích DMT sử dụng hàng năm bằng phương pháp ABC/VEN để đánh giá tính hợp lý và làm rõ những bất cập trong DMTSD, nhằm điều chỉnh DMTSD cho những năm tiếp theo hợp lý hơn.

6. HĐT&ĐT cần triển khai xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc một cách cụ thể đảm bảo khi xây dựng DMT không nên dự trù dàn trải quá nhiều loại thuốc trong một nhóm tác dụng dược lý gây khó khăn trong việc cung ứng, quản lý, sử dụng, cấp phát, bảo quản.

7. Cần triển khai xây dựng phác đồ điều trị chuẩn để xây dựng DMTSD phù hợp hơn với mô hình bệnh tật của Trung tâm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.

2. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 quy định về tổ chức hoạt động của HĐT& ĐT.

3. Bộ Y tế (2011), Báo cáo công tác khám chữa bệnh năm 2010 và trọng tâm năm 2011.

4. Bộ Y tế (2012), Quyết định 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

5. Bộ Y tế (2016), Thông tư 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 v/v ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.

6. Bộ Y tế (2019), Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 v/v ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.

7. Bộ Y tế (2015), Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 v/v ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.

8. Bộ Y tế - Cục Quản lý Dược (2017), "Công văn số 4686/BYT-QLD ban hành ngày 18/8/2017 về việc mua thuốc biệt dược gốc đã hết hạn bản quyền".

9. Bộ Y tế (2014), "Thông tư 30/2018/TT-BYT ban hành ngày 17/11/2014, Hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế".

10. Tống Khắc Chân (2016), Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa năm 2015, Luận văn Dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

11. Hà Quang Đang (2009), Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại Bệnh viện 87 - Tổng cục Hậu cần giai đoạn 2006-2008, Luận án tiến sĩ dược học. 12. Phạm Thị Bích Hằng (2015), Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng

tại BVĐK tỉnh Bắc Cạn năm 2014, Luận văn Dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

13. Hoàng Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ dược học.

14. Vũ Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của HĐT & ĐT trong xây dựng và thực hiện danh mục tại một số bệnh viện đa khoa, Luận án thạc sĩ dược học.

15. Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Nguyệt Trâm (2014), Tạp chí nghiên cứu Dược và thông tin thuốc năm 2014 (số 4).

16. Vũ Thị Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong xậy dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 17. Lương Ngọc Khuê, Báo cáo tổng quan tình hình tài chính và sử dụng thuốc

trong cơ sở khám chữa bệnh, Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

18. Lê Văn Lâm (2016), Phân tích DMT đã sử dụng năm 2015 tại BVĐK Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, Luận văn Dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Hằng Nga (2009), Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại một số

bệnh viện trong năm 2008, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

20. Phạm Lương Sơn, Dương Đức Tuấn, Nguyễn Thanh Bình (2010), “Phân tích thực trạng thanh toán thuốc BHYT”, Tạp chí Dược học, (428).

21. Lê Tuấn Tiền (2016), Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh năm 2015, Luận văn dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

22. Lưu Thị Nguyệt Trân (2012), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

23. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện nhân dân 115, Luận án tiến sĩ dược học. 24. Trần Ngọc Đại (2017), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện

đa khoa huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang năm 2016, Luận văn dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

25. Lã Thị Linh (2017), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang năm 2016, Luận văn dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

26. Bùi Thị Hiền (2017), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang năm 2016, Luận văn dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

27. Đỗ Đức Huy (2018), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2017, Luận văn dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

28. Đồng Thị Hào (2018), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2017, Luận văn dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Mai (2018), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương năm 2017, Luận văn dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

30. Nguyễn Hữu Thuận (2018), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2018, Luận văn dược sĩ CKI, Trường Đại học Dược Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

Biểu mẫu thu thập số liệu Danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện An Dương năm 2019

STT Tên thuốc Tên hoạt chất Nồng độ, hàm lượng Đơn vị tính Đơn giá Số lượng sử dụng năm 2019 Giá trị sử dụng (VNĐ) Thuốc mang tên gốc, tên thương mại Thuốc đơn thành phần, đa thành phần Nguồn gốc Đường dùng Thuốc có hoạt chất trong TT 03 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) I Thuốc hóa dược 1 Thuốc gây mê, gây tê ………… II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 1 Nhóm thanh nhiệt, giải

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện an dương hải phòng năm 2019 (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)