Phân tích ABC

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện an dương hải phòng năm 2019 (Trang 83 - 84)

Thông thường theo phân tích ABC, các sản phẩm của nhóm A chiếm 10 - 20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm 10 - 20%, nhóm C chiếm 60 - 80%.

Kết quả phân tích ABC tại TTYT huyện An Dương đã chỉ ra rằng: cơ cấu mua sắm của bệnh viện là chưa hợp lý ở cả 2 nhóm A và B. Cụ thể như sau, với 79,8% giá trị sử dụng thuốc thì DMT hạng A bao gồm 66 khoản mục tương ứng với 22,37% tổng DMT (thông thường chiếm 10-20%). Nhóm B gồm 73 khoản mục tương ứng 24,75% SLKM (thông thường chiếm 10-20%) tương ứng 15,14% GTSD.

Điều này cho thấy cơ cấu mua sắm của Trung tâm năm 2019 chưa hợp lý, số lượng KM ở nhóm A chưa tập trung. Điều này cũng gặp ở một số đơn vị tuyến huyện khác như TTYT Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, tỷ lệ cơ cấu thuốc nhóm A cũng chiếm tới 25,77% KM với 79,58% GTSD.

Nhóm A có 12 nhóm thuốc trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 28,38% GTSD; Đứng thứ hai là nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 22,52% GTSD. Chiếm tỷ trọng lớn thứ ba và thứ tư về GTSD trong nhóm A là nhóm tim mạch và nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Điều này cho thấy các bệnh nhiễm khuẩn vẫn đang là gánh nặng của Trung tâm, đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa và cần có biện pháp quản lý, giám sát chống nhiễm khuẩn để

hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng cường hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn.

Ta thấy rằng nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, nhóm khoáng chất và vitamin, nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không Steroid; Dung dịch điện giải… không nên xuất hiện ở nhóm A, việc phân bổ cho những thuốc này là chưa hợp lý, thể hiện tình trạng lạm dụng thuốc không thật sự cần thiết. Việc nhóm A có quá nhiều các nhóm thuốc với nhiều KM khiến cho việc sử dụng thuốc tại Trung tâm quá dàn trải, việc quản lý và cung ứng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong nhóm A, thuốc nhập khẩu có số thuốc chiếm tỷ lệ cao với 40/66 KM với GTSD chiếm 59,61%. Thuốc sản xuất trong nước chỉ có 39,39% số KM và GTSD chiếm 40,39%. Như vậy, TTYT huyện An Dương vẫn sử dụng số lượng thuốc nhập khẩu cao. Nếu xem xét thay thế các thuốc nhập khẩu bằng thuốc sản xuất trong nước thì kinh phí sử dụng thuốc của Trung tâm sẽ giảm đi đáng kể.

Nhờ việc phân tích ABC, có thể xác định được những thuốc có giá trị tiêu thụ cao trong DMT để từ đó có chính sách sử dụng thuốc hợp lý bởi phân tích này là công cụ hữu hiệu trong lựa chọn, mua sắm, quản lý và phân phối, thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện an dương hải phòng năm 2019 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)