Phân tích cụ thể các hoạt chất có mặt trong hạng A cho thấy sự bất cập trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện, trong 24 hoạt chất/thành phần của 34 khoản mục thuốc trong hạng A, chiếm nhiều nhất vẫn là các kháng sinh cho thấy việc sử dụng nhiều kháng sinh có thể do lạm dụng kháng sinh hoặc do công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện chưa tốt hoặc do giá thuốc còn cao. Thực tế tại Trung tâm Y tế Phong Thổ, cũng như nhiều bệnh viện khác chưa chú trọng nhiều đến hoạt động chống nhiễm khuẩn bệnh viện, và cũng vì mô hình bệnh tật tại một bệnh viện huyện vùng cao có các bệnh về nhiễm khuẩn nhiều do vậy việc sử dụng kháng sinh nhiều là không tránh khỏi. Tuy nhiên cũng có một số hoạt chất khác nằm trong hạng A rất cần các biện pháp quản lý sử dụng nhiều hơn từ lãnh đạo bệnh viện như alphachymotrypsin, bột bèo hoa
55
dâu…. Ngoài ra cũng tương tự như sự gia tăng của một số bệnh không truyền nhiễm như huyết áp, tại Trung tâm Y tế Phong Thổ, giá trị tiền thuốc cho các thuốc điều trị các bệnh này như enalapril, amlodipin cũng cao. Điều này cũng phản ánh phần nào sự quan tâm đến các bệnh mạn tính tại huyện trong việc triển khai các mục tiêu chương trình quốc gia đối với các bệnh không lây nhiễm. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN cũng chỉ ra 4 khoản mục thuốc của 2 hoạt chất là bột bèo hoa dâu và cerecap thuộc phân nhóm AN. Từ kết quả phân tích này làm cơ sở cho việc xem xét thuốc trong danh mục thuốc sử dụng cho năm tiếp theo.
Kết quả phân tích nhóm AN chỉ ra các thuốc được sử dụng không hợp lý do tác dụng điều trị chưa rõ ràng, thuốc hỗ trợ điều trị. Tại BVĐK huyện Nam Đàn năm 2015, chế phẩm YHCT viên nén thuộc nhóm AN [13]. Tại BVĐK huyện Phú Bình năm 2017, nhóm AN cho thấy có 02 thuốc nằm trong nhóm thuốc chế phẩm YHCT là Cerecaps và Phong tê thấp HD với tỷ lệ giá trị tiêu thụ lần lượt là 1,6% và 0,9%. Có 01 thuốc Chymodk (hoạt chất là Alpha chymotrypsin 4,2mg) thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, chiếm 1,7% giá trị tiêu thụ [16]. Tại BVĐK huyện Kiến Thụy, nhóm AN có 4 thuốc trong đó có một hoạt chất alphachymotypsin với 2 thuốc là statrysin 4,2 mg với giá trị sử dụng 261.055,5 nghìn đồng chiếm 44,9% tổng giá trị sử dụng đứng thứ nhất trong nhóm và chymodk 4,2mg 129.573,2 nghìn đồng chiếm 22,3% tổng giá trị sử dụng đúng thứ ba trong nhóm.
56
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Do trong quá trình thực hiện, thời gian có hạn nên đề tài chưa làm được và cũng như chưa đi sâu phân tích một số vấn đề sau:
- Việc phân tích VEN: Do đánh giá danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện bằng kinh nghiệm chuyên môn để xác định V, E, N từ đó phân tích ma trận ABC/VEN và xác định nhóm thốc không cần thiết AN. Do đó nhược điểm một số thuốc phân loại chưa thực sự chính xác.
- Đề tài chỉ mới phân tích được một số thực trạng, chưa đưa ra được giải pháp can thiệp.
- Bệnh viện mới được tái thành lập và đây là lần đầu có đề tài phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện nên phương pháp phân tích VEN chưa thực hiện được.
- Đề tài cũng chưa phân tích nguyên nhân của một số bất hợp lý trong danh mục thuốc sử dụng
- Danh mục thuốc theo phân loại VEN do các dược sĩ khoa dược thực hiện nên còn hạn chế về tính chính xác của kết quả phân loại
57
KẾT LUẬN
1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng của Trung tâm Y tế Phong Thổ
- DMT năm 2019 gồm 208 khoản mục: thuốc tân dược 179 (86,1%), gồm 18 nhóm tác dụng dược lý; thuốc dược liệu 29 (13,9%) gồm 4 nhóm tác dụng dược lý.
- Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có SKM và giá trị tiêu thụ là nhiều nhất: 64 khoản mục chiếm 35,8%, với tổng kinh phí
5.705.214.800 (69,35%).
- Trong nhóm điều trị Ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn, nhóm beta lactam có giá trị sử dụng cao nhất 82,81%, các nhóm kháng sinh còn lại sử dụng ít.
- Thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 70,7% về SKM và 64,7% giá trị sử dụng, thuốc nhập khẩu chiếm 29,3% về SKM và 35,3% giá trị sử dụng.
- Đường dùng theo đường uống chiếm tỷ lệ 74,7% tổng giá trị sử dụng, đường tiêm truyền chiếm tỷ lệ 22,75% tổng giá trị sử dụng.
- Trong DMT sử dụng của Bệnh viện, thuốc mang tên thương mại chiếm 87,7% về tổng SKM và 95% về giá trị sử dụng, thuốc biệt dược theo tên gốc chỉ chiếm 12,3% về tổng SKM và 5% về giá trị sử dụng.
- Cơ cấu danh mục thuốc tại TTYT Phong Thổ phù hợp với việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước nhưng cũng chưa được hợp lý vì nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm nhiễm đang được sử dụng nhiều.
2. Phân tích DMT tại Trung tâm Y tế Phong Thổ theo ABC/VEN * Phân hạng ABC:
- Kết quả phân tích ABC: Nhóm A chiếm 79,62% giá trị sử dụng, với 34 khoản mục. Thuốc hạng B chiếm 15,19% về giá trị sử dụng với 38 khoản mục. Thuốc hạng C có 136 khoản mục nhưng chiếm 5,19% giá trị sử dụng.
- Danh mục thuốc sử dụng năm 2019 của Trung tâm Y tế Phong Thổ chưa hợp lý khi đi sâu vào phân tích nhóm thuốc điều trị trong các thuốc hạng
58
A vẫn còn 8 khoản mục thuốc dược liệu, chiếm 22, 6% giá trị sử dụng, trong đó đều là các thuốc chế phẩm YHCT chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.
* Phân tích VEN:
- Tỷ lệ thuốc sống còn V (Vital) 47 khoản mục chiếm 22,59%, chiếm 10,04% về giá trị, thuốc nhóm V tập trung chủ yếu ở những thuốc cấp cứu, thuốc nhóm E có 133 khoản mục (63,94%), chiếm 69,49% về giá trị sử dụng, thuốc không thiết yếu N (Non - Essential - N) chiếm tỷ lệ 13,46% về SKM và 20,48% về giá trị sử dụng.
* Phân tích ma trận ABC/VEN:
Trong nhóm A thuốc E: 24/34 khoản mục, giá trị sử dụng 55,24%, trong nhóm B thuốc E chiếm 26/38 khoản mục, giá trị sử dụng 10,64%, nhóm C thuốc E chiếm 83/136khoản mục, trị giá sử dụng 3,63%
Nhóm AN có 08 khoản mục với giá trị sử dụng 1.660.421.755 đồng chiếm 16,05% kinh phí.
Qua kết hợp phân tích ABC/VEN cho thấy một số thuốc không cần thiết nhưng lại được sử dụng với chi phí cao trong bệnh viện năm 2019: thuốc bột bèo hoa dâu (Mediphylamin) 25,49%, thuốc Hoạt huyết dưỡng não Cerecap 25,46%. Như vậy Hội đồng thuốc và điều trị nên xem xét cụ thể đối với các loại thuốc này để hạn chế sử dụng hoặc nếu có thể loại bỏ các thuốc này ra khỏi danh mục thuốc của bệnh viện để tránh lãng phí nguồn kinh phí.
Sau khi có kết quả nghiên cứu về Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế Phong Thổ tỉnh Lai Châu năm 2019 ta thấy chưa hợp lý. Vì giá trị sử dụng vẫn cao ở nhóm thuốc AE và nhóm thuốc N vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn
59
KIẾN NGHỊ
- Bệnh viện cần tăng cường kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh. - Xem xét ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước để tiết kiệm ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh và góp phần vào sự phát triển của nghành công nghiệp dược Việt Nam.
- Kiểm soát thuốc dược liệu trong nhóm AN, cân nhắc giảm bớt hoặc loại bỏ bớt một số thuốc ra khỏi danh mục thuốc của bệnh viện. mediphylamin, thuốc thuốc ho bổ phế , thuốc Hoạt huyết dưỡng não ( Cerecap).
- Hội đồng thuốc và điều trị cần phải tiến hành phân tích DMT sử dụng hàng năm bằng phương pháp phân tích ABC/VEN để đánh giá tính hợp lý và làm rõ những bất cập trong DMT sử dụng nhằm điều chỉnh DMT cho năm tiếp theo hợp lý hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT: Quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Công văn số 2503/BHXH-DVT về việc thanh toán theo chế độ BHYT đối với 5 loại thuốc, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội.
4. Bộ Y tế Vụ kế hoạch và Tài chính Viện Chiến lược và Chính sách Y tế Ngân hàng Thế giới (2011), Phân tích việc thực hiện Chính sách tự chủ bệnh viện trên thế giới và thực tế ở Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. 6. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế
Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 30/10/2018 ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm Y tế, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2016), Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày 11/05/2016 của Bộ y Tế quy định về việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 10/2016/TT-BYT về việc ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2016), Báo cáo chung tổng qua ngành Y tế năm 2015, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Chính phủ (2014), Quyết định số: 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2014 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
13. Nguyễn Cảnh Dương (2016), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2015, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Năng Được (2019) Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội
15. Lê Thị Hằng (2016), Phân tích cơ cấu sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa- tỉnh Thanh Hóa năm 2015, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
16. Đồng Thị Hào (2018), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
17. Phạm Cường Khang (2018), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Mai (2017), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
19. Trịnh Thị Minh (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội
20. Đinh Thị Thanh Thủy (2018), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc môn TPHCM năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Anh Tú (2016), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An năm 2015, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
22. Mạc Thị Tuyến (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội
23. Trần Văn Tuyển (2017), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện ĐK tỉnh Lào Cai 2017. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1 Biểu
mẫu thu thập số liệu danh mục thuốc sử dụng năm 2019
STT Tên dược chất Tên thương mại Dạng bào chế Hàm lượng Đường dùng Đơn vị tính Số lượng Giá Thành tiền VEN Thành phần Tên (INN, biệt dược) Nước (nội, ngoại) Phân nhóm (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)