Tình hình kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Tình hình kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, trong năm 2019, nhân dân thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành các mục tiêu chủ yếu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thành công chủ đề năm 2019, Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên đã chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm đồng bộ, quyết liệt, liên tục đề ra các giải pháp, phát huy những kết quả đã đạt được và điều hành triển khaithực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2019 trên địa bàn thành phố phát triển ổn định. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng, lượng hàng tồn kho không lớn. Để tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo các điều kiện thuận lợi cho phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh; khuyến khích các sản phẩm có giá trị cao theo hướng ưu tiên công nghiệp sạch, các sản phẩm có lợi thế; phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục như: Thuê đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường... để tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 743,8 nghìn tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 37,4 nghìn tỷ đồng… Ngoài ra, Sở cũng tổ chức hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại như Chương trình: “Đưa hàng Việt về miền núi năm 2019” tại 4 địa phương; “Mỗi xã, phường một sản phẩm” và

Lễ trao chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên; triển khai thực hiện và hoàn thành 31 đề án khuyến công, với tổng kinh phí 4,08 tỷ đồng…

2.1.2. Khái quát về giáo dục tiểu họcthành phố Thái Nguyên

Chất lượng giáo dục ở các cấp học có chuyển biến tích cực theo hướng bền vững. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi Quốc gia tiếp tục duy trì với 49 giải. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng PCGD ở cả 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS.

Chương trình phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 được thực hiện có hiệu quả với 28/39 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với kế hoạch. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 82,06%, vượt kế hoạch Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được xã hội đánh giá cao.

Số liệu sơ bộ về lớp học và học sinh đầu năm học 2019-2020 ở thành phố Thái Nguyên: Hệ mầm non có 3.080 nhóm/lớp với 83.947 học sinh. Cấp tiểu học có 3.940 lớp với 117.312 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 1 là 25.235 học sinh. Trung học cơ sở có 2.019 lớp với 71.548 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 6 là 19.388 học sinh, giảm 0,74% so năm học trước. Trung học phổ thông có 873 lớp với 35.842 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 10 là 12.057 học sinh, giảm 6,5% cùng kỳ. Nhìn chung học sinh tuyển mới đầu các cấp học đều giảm so với năm học trước [8].

Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay có 45 trường tiểu học. Trong đó có 41 trường công lập; 1 trường Phổ thông dân lập có nhiều cấp học; 1 trường Phổ thông Công lập có nhiều cấp học và 2 trường tư thục.

Bảng 2.1. Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên năm học 2019-2020 Khối Số lớp Số học sinh Tổng số Nữ Dân tộc Khuyết tật 1 170 4.272 2.791 1.421 60 2 146 3.646 2.387 1.225 34 3 153 3.980 2.628 1.308 44 4 146 3.804 2.529 1.236 39 5 152 3.760 2.478 1.258 24 Tổng 767 19.462 12.813 6.448 201

Nguồn: Phòng GD - ĐT thành phố Thái Nguyên

Kết quả bảng 2.1 cho thấy, có 767 lớp từ khối 1 đến khối 5, trong đó tổng số HS là 19.462 HS, HS nữ chiếm 12.813 HS) và số HS nam chiếm 6.448 HS, có 201 HS khuyết tật.

Các trường tổ chức các hoạtđộng tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động ngoại khóa sang hướngtổ chứchoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương. Tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, đã triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa của sở GDĐT. Tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu, các sân chơi trí tuệ bổ ích và thân thiện nhằm phát triển năng lực học sinh: Liên hoan Tiếng hát dân ca giáo viên và học sinh tiểu học, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, giao lưu Tiếng Việt của chúng em, Câu lạc bộ tiếng Anh, Tin học, Robotics, ngày hội học sinh tiểu học…

Cơ bản cơ sở vật chất, thiết bi dạy học của bậc tiểu học chuyển biến tích cực. Ngân sách dành cho mua sắm TBDH tăng dần theo từng năm học, cụ thể năm học 2018-2019 ngành đã dành hơn 25 tỉ đồng cho mua sắm TBDH, do đó TBDH ở các

trường tiểu học hiện nay trang bị tương đối đảm bảo mức yêu cầu tối thiểu của Bộ GDĐT quy định.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chếđể đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng quản lýthiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýthiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

-Khách thể khảo sát:

+ CBQL: 20 CBQL gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

+ 75 cán bộ, GV đang giảng dạy tại các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên. -Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu thực tiễn tại trường tiểu học Tân Long, Sơn Cẩm 1, Sơn Cẩm 2, Sơn Cẩm 3, Núi Voi, Cao Ngạn, Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Đồng Bẩm, Chiến Thắng.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Tác giả sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn để thu thập, đánh giá thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.

Đối với sử dụng thang đo 5 bậc, qui ước điểm đánh giá như sau:

Mức độ đánh giá Điểm

Rất quan trọng/Tốt/ Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng/Rất cần

thiết/Rất khả thi 5

Quan trọng/ Khá/Thường xuyên//Ảnh hưởng/Cần thiết/Khả thi 4

Bình thường/Trung bình 3

Ít quan trọng/Thỉnhthoảng/Ít thực hiện/Ít cần thiết/ít khả thi 2 Không quan trọng/Yếu/ Không thực hiện//Không cần thiết/Không

khả thi 1

Tính giá trị trung bình để tìm điểm ý nghĩa cho từng nội dung. Với giá trị khoảng cách là 0,8 điểm. Chúng tôi xác định có 5 mức độ đánh giá:

Mức độ 5 (5 ≥ X 4,2); Mức độ 4 (4,2 ≥ X >3,4); Mức độ 3 (3,4 ≥ X> 2,6); Mức độ 2 (2,6 ≥ X > 1,8); Mức độ 1 (1,8 ≥X > 1).

2.3. Thực trạng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu họcthành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên họcthành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọngcủa thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 1 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên tầm quan trọngcủa thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học

TT Vị trí, vai trò của TBDH Mức độ ĐTB Thứ bậc Không quan trọng Ít quan trọng Trung bình Quan trọng Rất quan trọng. SL SL SL SL SL 1

Thiết bị dạy học là yếu tố căn bản, tiền đề trong việc nâng cao chất lượng dạy học, là công cụ nhận thức của học sinh, cụ thể hóa nội dung dạy học, vật chất hóa phương pháp dạy học, thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu dạy học

2 12 12 37 32 3.89 1

2

TBDH là cầu nối giữa lý thuyết với thực hành, được sử dụng thường xuyên gắn liền với mục tiêu, nội dung, phương pháp, người dạy, người học

4 14 15 24 38 3.82 2

3

TBDH đóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học

3 15 25 31 21 3.55 4

4

TBDH rút ngắn thời gian giảng dạy, mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn.

5 26 7 33 24 3.47 5

5

TBDH là công cụ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh

6 18 16 25 30 3.58 3

6

TBDH giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, trong đó CBQL, GV đánh giá các vai trò sau quan trọng nhất:

Thiết bị dạy học là yếu tố căn bản, tiền đề trong việc nâng cao chất lượng dạy học, là công cụ nhận thức của học sinh, cụ thể hóa nội dung dạy học, vật chất hóa phương pháp dạy học, thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu dạy học (3.89 điểm, thứ bậc 1); TBDH là cầu nối giữa lý thuyết với thực hành, được sử dụng thường xuyên gắn liền với mục tiêu, nội dung, phương pháp, người dạy, người học (3.82 điểm, thứ bậc 2); TBDH là công cụ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh (3.58 điểm, thứ bậc 3); TBDH đóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học(3.55 điểm, thứ bậc 4).

TBDH rút ngắn thời gian giảng dạy, mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn (3.47 điểm, thứ bậc 5); TBDH giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực thực hành(3.40 điểm, thứ bậc 6).

Phỏng vấn CBQL trường tiểu học Cao Ngạn thì hiện nay các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên Thành phố đều có cơ sở vật chất khang trang, Hiệu trưởng các trường đã quan tâm đầu tư TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, TBDH đã giúp tạo người học, người dạy cùng hành động tương tác với nhau. Mặt khác, đa số các trường tiểu học đều có phòng học tin được trang bị dàn máy vi tính để HS lớp 3,4,5 thực hành giúp HS tự chiếm lĩnh tri thức và tăng khả năng thực hành hiệu quả.

Phỏng vấn HS Đ.K lớp 4 trường tiểu học Tân Long, các em cho biết: Các thầy cô giáo sử dụng TBDH như bộ thiết bị dạy Toán, Tiếng Việt…đã giúp chúng em chú ý hơn vào bài học, làm cho bài học trở nên dễ hiểu hơn.

Trường tiểu học Cao Ngạn, Quang Vinh, Núi Voi, Tân Long đã trang bị máy chiếu ở các phòng học để GV ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp cho bài giảng trực quan hơn. Các trường đều kết nối internet để phục vụ học tập, tra cứu tư liệu phục vụ các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục.

Nhận thức được tầm quan trọng của vị trí, vai trò của TBDHcho thấy CBQL, GV các trường tiểu học đã đã có sự chuyển biển tích cực khi sử dụng TBDH để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

2.3.2. Thực trạng thiết bị dạy học (số lượng, chất lượng, đồng bộ, tính hiện đại) đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

Bảng 2.3 Thốngkê số lượng thiết bị dạy họctại các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

STT Môn Thiết bị Sử dụng ở khối lớp Tổng số

1 2 3 4 5 1 Âm nhạc Tranh, ảnh x x x 10 bộ Dụng cụ x x x x x 10 bộ Băng, đĩa x x x x x 10 bộ 2 Đạo đức Tranh ảnh x x x x 135 bộ Băng đĩa x x 70 bộ

3 Kĩ thuật Bộ dụng cụ, vật liệu cắt khâu thêu x x 65 bộ

Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật x x 65 bộ 4 Lịch sử-Địa lí Tranh, ảnh x x 65 bộ Biểu đồ, bản đồ x x 65 bộ 5 Mỹ thuật Tranh, ảnh x x x x x 10 bộ Dụng cụ x 10 bộ 6 Thể dục Tranh, ảnh x x x x x 10 bộ Dụng cụ x 10 bộ 7 Thủ công Tranh, ảnh x x 70 bộ

8 Tiếng Việt Tranh, ảnh x x x x x 172 bộ

Dụng cụ x 37 bộ

9 Toán Bộ đồ dùng môn Toán x x x x x 172 bộ

STT Môn Thiết bị Sử dụng ở khối lớp Tổng số 1 2 3 4 5 Khoa học Mô hình x x x 10 bộ Bộ thí nghiệm 10 bộ 11 Thiết bị dùng chung Bảng nhóm 688 bảng Tủ đựng thiết bị 35 tủ Bảng phụ 688 bảng Ti vi 10 Đầu DVD 10 Radio-Castsete 11

Quả địa cầu 70

Nam châm 10 bộ

Nẹp treo tranh 2550 nẹp

Giá treo tranh 10 bộ

Máy vi tính 265

Máy chiếu 115

Khảo sát thực tế tại các trường tiểu học Tân Long, Sơn Cẩm 1, Núi Voi, Cao Ngạn, Quang Vinh cho thấy, các trường đã có đủ số lượng TBDH.Đối với thiết bị dùng chung như: Bảng nhóm, tủ đựng thiết, bảng phụ, ti vi, đầu DVD, radio- Castsete.... các trường đều đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của GV và HS, cụ thể: Bảng nhóm và bảng phụ gồm 688 bảng; Tủ đựng thiết bị (35 tủ); Nẹp treo tranh (2550 nẹp); Máy vi tính (265 máy)....Đối với các môn Lịch sử, Địa lý, âm nhạc, tự nhiên và xã hội, Toán.... các trường đều đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của GV và HS: Tranh ảnh, dụng cụ, băng đĩa....tối thiểu là 10 bộ; Môn Đạo đức có số lượng tranh ảnh là 135 bộ; Môn Tiếng việt có tranh ảnh là 172 bộ; Tự nhiên và Xã hội; Khoa họccó tranh ảnh là 135 bộ. Môn Toán có bộ đồ dùng môn Toán (172 bộ) và thước đo, ê ke, com pa (172 bộ).

Tuy nhiên, trường tiểu học Núi Voi, Cao Ngạn, Quang Vinh, còn chưa đủ 06 thiết bị dạy học tối thiểu môn Âm nhạc, 07 thiết bị dạy học tối thiểu môn Mỹ thuật (cho phòng học bộ môn), 10 bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Giáo dục thể chất.

Phỏng vấn nhân viên phụ trách TBDH H.T.G (trường tiểu học Núi Voi), chúng tôi được biết: “Các TBDH này đều được mua sắm đã lâu, chưa được thay mới, bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. CBQL N.T.T.H (trường tiểu học Tân Long cho biết: “Các trường được cấp máy tính lập phòng tin phục vụ môn tin học trong nhà trường. Tuy nhiên máy tính và máy chiếu thì hay gặp lỗi kĩ thuật, hao mòn, trường hợp hay gặp nhất là bóng hình bị hỏng và cần thiết

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 36)