8. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Sự kế thừa, tôn trọng những thành quảđã đạt được trong quá khứlà cơ sởđể chúng ta tiếp tục phát triển, triển khai có hiệu quả quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ởcác trường tiểu học. Trên cơ sở đó chúng ta chắt lọc và kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tiếp tục hệ thống hóa các kinh nghiệm
quản lý TBDH, từ đó hoàn thiện biện pháp quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với đặc điểm, tình hình của các trường tiểu học.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý, trong tất cả các hoạt động đã đề ra phải đem lại tính hiệu quả hay thực chất hơn là lợi ích trong công việc. Tính lợi ích đòi hỏi mọi hoạt động phải được thực hiện thông suốt, thuận lợi, đảm bảo sự thống nhất không mâu thuẫn nhau cả về quan điểm chỉđạo lẫn nội dung thực hiện, hạn chế tối đa về yếu tố không khả thi trong công tác quản lý, gây lãng phí thời gian và công sức.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khảnăng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý một cách thuận lợi, mang lại hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra).Đểđảm bảo điều này thì các biện pháp được đưa ra phả đảm bảo tính khoa học, các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ thực tiễn, căn cứ vào điều kiện nguồn lực của nhà trường để các biện pháp được áp dụng vào thực tiễn và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện, góp phần giúp nhà trường thực hiện mục tiêu đã đề ra.
3.2. Biện pháp quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, nhân viên, HS làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong đội ngũ CBQL về tầm quan trọng của công tác quản lý TBDH, tuyên truyền cho CBQL, giáo viên và HS về tầm quan trọng của TBDH để nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV trong việc quản lý thiết bị, đồ dùng dạy học.
Mặt khác, giúp cho CBQL, GV, HS nhận thức rõ về vai trò và lợi ích của việc sử dụng TBDH trong dạy học tiểu học và tác dụng và giá trị của sử dụng
TBDH đối với chất lượng bài học, góp phần thực hiện mục tiêu và nội dung của chương trình tổng thể.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của TBDH và quản lý TBDH cho cán bộ, GV, HS của các trường TH , Hiệu trưởng cần:
- Hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo về TBDH của Đảng, Nhà nước và của ngành, tổ chức quán triệt đến tận GV, nhân viên và HS trong toàn trường. Đây là cơ sở pháp lý trong khi tuyên truyền, giáo dục đội ngũ GV và HS. Với biện pháp này giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, HS trong toàn trường có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của TBDH và quản lý TBDH; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ GV tiếp xúc với hệ thống các văn bản quản lý, chỉđạo về TBDH của cấp trên. Từđó đề ra những qui định thống nhất để cùng nhau phối hợp thực hiện.
- Ban hành quy định phân công rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc sử dụng, bảo quản các TBDH. Trong đó:
+ Hiệu trưởng chỉ đạo việc trang bị, mua sắm TBDH, tìm nguồn kinh phí bổ sung cho ngân sách dùng cho hoạt động này. Đồng thời quản lý việc sử dụng TBDH của GV bằng nhiều hình thức, như triển khai văn bản mang tính cập nhật, các tài liệu có liên quan đến cách sử dụng, bảo quản TBDH đến tận GV.
+ Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo quản các TBDH theo nội dung chương trình môn học. Đôn đốc việc theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng TBDH của các GV trong tổ chuyên môn.
+ GV có trách nhiệm khai thác, sử dụng có hiệu quả các TBDH mà nhà trường hiện có và đề xuất khi có nhu cầu trang bị.
+ Cán bộ thiết bị theo dõi việc cập nhật TBDH, giúp GV chuẩn bị TBDH, sắp xếp, bảo dưỡng, bổ sung, sửa chữa các TBDH, tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng TBDH của GV trong tuần, trong tháng. Hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý hành chính TBDH. Xây dựng nội qui phòng thiết bị, phòng học bộ môn, xác định được yêu cầu về quản lý, sử dụng, trách nhiệm của cán bộ phụ trách; quy trình mượn, trả, kiểm tra, đánh giá, báo cáo, trách nhiệm của người sử dụng. Tổ chức giữ
gìn, bảo quản, sắp xếp các trang thiết bị, phương tiện dạy học đồng thời nắm được qui chế về TBDH trong trường phổ thông của Bộ giáo dục.
- Trong quá trình tuyên truyền, hiệu trưởng cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, thời gian, không gian tổ chức, kết hợp lồng ghép các chương trình nội và ngoại khóa, họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt các đoàn thể quần chúng… để khơi dậy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với công tác này; tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao trong tổ chức thực hiện nghị quyết hội đồng, chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường về TBDH và quản lý TBDH.
- Chỉ đạo bộ phận chuyên môn, phụ trách thư viện thiết bị trường học kịp thời giới thiệu các tạp chí, sách báo, danh mục thiết bị dạy học, tài liệu hướng dẫn sử dụng TBDH, các băng đĩa dạy minh họa do Bộ GD&ĐT cung cấp.
- Tổ chức thao giảng minh họa chuyên đề đổi mới TBDH, chú trọng đến kỹ năng sử dụng TBDH trong tiết dạy, đúc kết kinh nghiệm phổ biến cho GV áp dụng. Để GV nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tầm quan trọng và tác dụng của TBDH thì nên tổ chức thường xuyên các tiết dạy biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBDH hiện có của trường, qua đó giúp cho GV tin tưởng và thấy rõ hơn tác dụng của TBDH, đồng thời qua đó GV cũng học được các kỹ năng sử dụng TBDH để sau đó tự GV khai thác sử dụng TBDH vào bài giảng của mình.
- Khi xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, cần chú trọng đúng mức kế hoạch quản lý TBDH với đầy đủ nội dung, nhiệm vụđã được xác định. Đồng thời tổ chức triển khai quán triệt một cách kịp thời, chu đáo để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm về công tác quản lý TBDH cho tất cả cán bộ GV, nhân viên, HS trong toàn trường. Chỉđạo, hướng dẫn cán bộ, GV xây dựng kế hoạch cá nhân, trong đó cần yêu cầu làm rõ kế hoạch thực hiện, sử dụng và bảo quản TBDH.
- Định kì hàng tháng, học kỳ nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo khoa học, các chuyên đề đổi mới TBDH, dự giờ, thăm lớp, nên đi sâu vào công tác sử dụng, tựlàm đồ dùng dạy học.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trên cơ sở pháp lý, hành chính trong công tác sử dụng TBDH.
- Hiệu trưởng chỉđạo biên soạn và giới thiệu danh mục TBDH hiện có của nhà trường, đồng thời thường xuyên cập nhật giới thiệu những TBDH mà trường mua sắm bổ sung. Song song với việc giới thiệu danh mục TBDH thì cần phải giới thiệu tính năng tác dụng của TBDH và tài liệu hướng dẫn sử dụng chúng.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lý và sử dụng TBDH. Về qui mô có thể tổ chức giữa các trường, trong một trường hoặc trong tổ bộ môn. Về nội dung có thể tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về cách sử dụng TBDH sao cho hiệu quả, sử dụng hiệu quả một loại TBDH, sử dụng TBDH vào giảng dạy một bài cụ thể… tuỳ vào điều kiện và khả năng và trình độ sử dụng TBDH của trường mà tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm sao cho hợp lí, phù hợp và có hiệu quả, tác dụng tích cực đến công tác sử dụng TBDH của đơn vị. Qua các hội thảo GV, cán bộ phụ trách thiết bị, CBQL sẽ tìm thấy những việc làm cần thiết, những kinh nghiệm quí báu cho bản thân để vận dụng vào thực tiễn công tác của bản thân và tại đơn vị.
- Tổ chức cho GV, CBQL, nhân viên phụ trách TBDH đi tham quan nơi sản xuất các hội chợ triển lãm và các cuộc thi về làm và sử dụng TBDH. Qua đó giúp họ có sự nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của TBDH trong giảng dạy, đồng thời còn giúp họ học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng TBDH.
3.2.2.3. Điều kiệnthực hiện
Nội dung tuyên truyền phải phù hợp, thiết thực và được cập nhật thường xuyên. Hình thức tuyên truyền phải linh hoạt, sang tạo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Chi bộ Đảng, Công đoàn và các tổ chức khác trong trường lấy đó làm căn cứ để đánh giá nhận thức, bình xét danh hiệu thi đua. Phải chọn được đội ngũ tuyên truyền viên am hiểu về lĩnh vực này.
3.2.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcphù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường mới giáo dụcphù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm đảm bảo nội dung về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá trở thành các nhân tố quyết định đến hiệu quả của
quá trình dạy học và hiệu quả công tác quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lýthiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất về trang bị TBDH và bố trí TBDH cho GV sử dụng. Nói cách khác TBDH phải trong tình trạng tốt nhất, đầy đủ nhất và sẵn sàng phục vụ việc dạy học trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và từng GV xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH một cách đầy đủ, cụ thể. Cần lưu ý muốn sử dụng TBDH có hiệu quả tốt, không thể bỏ qua khâu lựa chọn TBDH, bởi vì không phải TBDH nào sử dụng cũng đem lại hiệu quả. Để GV có kỹ năng lựa chọn và sử dụng hiệu quả TBDH cần mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật và nghiệp vụ sử dụng TBDH trong dạy học các môn học ở các trường THCS.
Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường học, tập trung ở những bài thực hành thí nghiệm và những bài khó sử dụng TBDH. Tổ chức xây dựng các chuyên đề sử dụng hiệu quả TBDH ở nhiều bài, môn, lớp theo chương trình giảng dạy. Hiệu trưởng chỉ đạo đầu tư mua sắm tài liệu, giới thiệu các nguồn thông tin và các địa chỉ trên mạng Internet về hướng dẫn sử dụng TBDH để GV tự nghiên cứu, tổ chức sử dụng TBDH theo kế hoạch giảng dạy, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướngphát huy hiệu quả sử dụng TBDH.
Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa việc sử dụng TBDH: Việc trang bị TBDH sẽ không mang lại hiểu quả nếu TBDH không được khai thác thường xuyên và hợp lý. Những căn cứ để hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch sử dụng: Nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, của GV. Quy định về việc sử dụng TBDH của nhà trường. Nguồn TBDH hiện có của trường: Số lượng, chất lượng. Lực lượng cán bộ, nhân viên chuyên trách công tác TBDH.
Xây dựng kế hoạchthực hiện các phong trào dự giờ, thăm lớp, thao giảng, thi làm đồ dùng dạy học theo kế hoạch đã định, tiến hành sinh hoạt tổ chuyên môn có
chất lượng. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần chú ý đến việc đánh giá tình hình sử dụng, hiểu biết số lượng TBDH hiện có trong nhà trường, từ đó có kế hoạch sử dụng hoặc làm thêm đồ dùng dạy học, rút kinh nghiệm những tiết dạy, chú ý đến kỹ năng sử dụng TBDH sao cho có hiệu quả. Cần đưa yêu cầu sử dụng TBDH thành một trong những nội dung cơ bản để đánh giá kết quả giờ dạy của GV. Điều đó làm cho mọi GV trong nhà trường thấy rằng việc sử dụng TBDH là một yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng kế hoạch tổ chức cho đội ngũ GV tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại như sử dụng thành thạo máy tính và máy Projector, máy chiếu phi vật thể, kính hiển vi điện tử, soạn giáo án bằng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin… Thông báo kịp thời các TBDH mới được bổ sung để GV có thể tiếp cận đưa vào giảng dạy, phát huy hiệu quả sử dụng các TBDH trong nhà trường.
Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo các chuyên đề có liên quan đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy nhằm giúp cho GV vừa tiếp thu cơ sở lý luận và thực tiễn.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Hiệu trưởng huy động nguồn tài chính để thực hiện dự án: Từ dự án cấp quốc gia; Từ chương trình mục tiêu; Từ kinh phí đầu tư chiều sâu; Từ kinh phí chi thường xuyên; Từ quỹ học phí; Từ nguồn viện trợ...
CBQL chỉ đạo sát sao công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Huy động mọi các thành viên trong nhà trường phối hợp tổ chức thực hiện.
3.2.3. Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Đảm bảo việc bảo quản TBDH theo đúng yêu cầu kỹ thuật và có chất lượng nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng TBDH của GV, đồng thời chống thất thoát lãng phí tài sản của nhà trường, Nhà nước.
Nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các TBDH sẵn có, hạn chế tình trạng “dạy chay, học chay” của một số GV.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Nhà trường cần quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý TBDH, cụ thể:
+ Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, thông qua các Phó hiệu trưởng, lập kế hoạch về xây dựng, trang bị, sử dụng và bảo quản hệ thống cơ sở vật chất trong phạm vi toàn trường, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra kết quả. Ngoài ra, tham mưu với cấp trên, lập kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng viên chức phụ trách TBDH hàng năm.
+ Các Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động quản lý CSVC, TBDH trong nhà trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch liên quan đến công tác quản lý TBDH, kiểm tra, đánh giá các hoạt động trên.
+ Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo quản các TBDH theo nội dung chương trình môn học. Đôn đốc việc theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng TBDH trong tổ chuyên môn.
+ GV có trách nhiệm khai thác, sử dụng có hiệu quả các TBDH mà nhà trường hiện có và đề xuất khi có nhu cầu trang bị. Đồng thời, lập kế hoạch sử