Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 74)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học

3.2.4.1. Mục tiêu củabiện pháp

Tăng cường xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học để đảm bảo cho công tác quản lý TBDH trong bối cảnh đổi mới giáo dục đạt hiệu quả.

Đẩy mạnh phong trào tự chế TBDH nhằm phục vụ kịp thời cho việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng giao cho các bộ phận chuyên trách, tổ chuyên môn căn cứ vào cường độ sử dụng, chất lượng của TBDH để tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về định mức bảo dưỡng, tu sửa định kỳ. Hàng năm có kế hoạch dự trữ một nguồn kinh phí để sửa chữa kịp thời những TBDH bị hư hỏng nhẹ.

Huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,…) trong cộng đồng và xã hội cho công tác thiết bị trường học sao cho hoạt động này lúc đầu là thụ động và dần dần trở thành chủ động, tự giác và thường xuyên.

Cần vận động hội cha mẹ học sinh làm nòng cốt trong việc khuyến khích trách nhiệm các đoàn thể, tổ chức xã hội, tất cả các thành viên của cộng đồng chăm lo cho giáo dục nói chung và công tác TBDH nói riêng.

- Tăng cường hướng dẫn an toàn khi sử dụng, hướng dẫn sử dụng, để làm cho giáo viên hiểu rõ tính năng tác dụng của TBDH, nâng cao tần suất sử dụng. Từng bước xây dựng hệ thống danh mục chuẩn TBDH phù hợp với môn học. Đưa công nghệ thông tin vào quản lý TBDH. Mã hoá các thiết bị theo môn học.

- Cải tiến công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh: Cần tiến

hành kiểm tra các kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội được trong quá trình học tập thông qua TBDH. Bằng cách kiểm tra này bắt buộc giáo viên phải sử dụng thành thạo TBDH mới có thể ra được đề bài, về phía học sinh bắt buộc phải tiếp xúc nhiều với TBDH mới có thể thực hiện bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra sẽ hoàn toàn thể hiện tính khách quan của nó.

- Đẩy mạnh phong trào tự chế đồ dùng, thiết bị dạy học:

Để chế tạo ra được những TBDH giáo viên và học sinh phải huy động mọi tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo của mình. Hình thức hoạt động này giúp họ bồi dưỡng và rèn luyện các phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp, cũng thông qua đó tầm hiểu biết và nhận thức của họ được mở rộng. Họ thấy được sự cần thiết của việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học, giúp họ tạo ra thói quen tự sáng chế và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên trong việc sử dụng các TBDH cho các công việc của mình.

Hoạt động tự chế TBDH có thể nâng cao được hiệu quả của nó nhờ tận dụng các nguồn lực tại chỗ, đặc biệt là sử dụng vật liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng lại tạo ra các TBDH có tính linh hoạt cao, gần gũi với nội dung dạy học. Nếu TBDH đảm bảo tốt các yêu cầu sư phạm, mà lại cấu thành bởi những vật liệu đơn giản, tại chỗ, rẻ tiền thì thiết bị đó càng có giá trị. Rõ ràng giá trị của một TBDH không phải ở chỗ nó có giá thành cao mà chủ yếu ở hiệu quả sử dụng, ở vai trò sư phạm mà nó đảm nhận.

Bên cạnh đó, CBQL tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đẩy mạnh công tác quản lý TBDH. Các tổ chức đoàn thể phải có chương trình hành động và vận động mọi người tích cực tham gia quản lý TBDH, đưa hoạt động này thành một nội dung đánh giá kết quả hoạt động hàng năm.

Thường xuyên củng cố công tác tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý; chăm lo công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho GV và cán bộ chuyên trách nhằm phát huy hiệu quả sử dụng, bảo quản TBDH trong nhà trường. Phát huy vai trò trách nhiệm và ý thức tự giác của cán bộ thiết bị, cán bộ thư viện và đặc biệt là đội ngũ GV trong việc sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt TBDH của nhà trường.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Xây dựng bộ máy quản lý TBDH đồng bộ, bao gồm các đối tượng: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, GV phụ trách thiết bị, GV và HS. Hiệu trưởng cần quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên và mối quan hệ phối hợp giữa các đối tượng trong công tác quản lý TBDH.

3.2.5. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm phối hợp khai thác và quản lí hiệu quả các tính năng của thiết bị dạy học hiện có ở trường đồng thời khắc phục những thiết sót còn tồn tại.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của TBDH và kết quả kiểm tra là cơ sở để điều chỉnh chu trình quản lý.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sử dụng, bảo quản, quản lí TBDH nhằm có thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời những quy định của nhà trường đến đội ngũ GV thông qua nhiều kênh. Qua đó nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời tâm tư, nguyện vọng và các phản ánh từ đội ngũ GV đến Tổ trưởng Tổ bộ môn.

Xây dựng phần mềm quản lý TBDH giúp lãnh đạo nhà trường truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, bao gồm công tác thống kê số liệu, tình hình trang thiết bị, tình hình sử dụng cũng như quá trình thanh lý các TBDH có liên quan. Bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến của HS trong việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy của GV nhằm điều chỉnh kịp thời những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra trong hoạt động giáo dục.

Hiệu trưởng nhà trường cần dành một khoản kinh phí đầu tư cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí bằng cách xây dựng các phần mềm quản lí tài sản như: Quản lí việc mua sắm; Quản lí công tác sử dụng, và tính toán tuổi thọ thiết bị; Quản lí công tác bảo trì bảo dưỡng; Quản lí việc thanh lý tài sản. Cần xây dựng các biểu mẫu về việc lấy ý kiến HS, GV trong mọi công tác liên quan đến TBDH sau đó đưa vào máy tính xử lý để có kết quả thông kê nhằm phục vụ cho công tác quản lí ngày càng tốt hơn.

* Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH

Đối với công tác TBDH đánh giá với các tiêu chí sau: Đánh giá tình trạng, mức độ trang bị, sự đảm bảo an toàn, điều kiện bảo quản sử dụng… Đánh giá công tác quản lý chuyên môn gồm: nề nếp, cách tổ chức, chỉ đạo và việc sử dụng TBDH vào công tác chuyên môn.

Đánh giáquá trình khai thác, sử dụng TBDH của GV để đánh giá việc sử dụng có hiệu quả hay không, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch nội qui, quy định đề ra hay

không. Đánh giá về phương pháp, kỹ năng và hiệu quả sử dụng TBDH của GV thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, minh họa đề tài, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về sử dụng TBDH và nâng cao chất lượng phong trào tự làm đồ dùng dạy học.

Kết quả đánh giá có tác dụng chỉ ra những việc tốt để phát huy, những việc chưa tốt, những sự thiếu hụt để sửa chữa, khắc phục. Đánh giá công tác TBDH là việc làm thường xuyên của lãnh đạo trường, tiến hành đánh giá một cách có kế hoạch những công việc đã làm, kết quả đánh giá là cơ sở cho việc điều chỉnh cần thiết về chu trình quản lý tiếp theo.

Đánh giácó tính chất tổng hợp đó là kiểm kê. Tiến hành kiểm kê toàn bộ trang thiết bị hàng năm, hoặc kiểm kê đột xuất cho một TBDH theo khối lớp nào đó sẽ giúp lãnh đạo trường nắm được tình hình TBDH sau một thời gian sử dụng, bảo quản và nghiên cứu đầu tư tiếp theo. Đặc biệt lưu ý công tác “hậu kiểm kê“, đó là các công việc phải giải quyết qua tổng hợp của kiểm kê và tổng hợp sau kiểm kê chính là một căn cứ rất quan trọng cho việc lập kế hoạch tiếp theo.

Đôn đốc cán bộ GV tham gia hoạt động tự làm đồ dùng dạy học, bảo quản các TBDH, khi đánh giá cần chú ý đến những điều kiện cụ thể của từng GV trong việc tự làm đồ dùng dạy học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần có bộ phận chuyên xử lý thông tin và bộ phận ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý TBDH.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là các nhóm biện pháp cần phải thực hiện để có thể nâng cao hiệu quả quản lý việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH của Hiệu trưởng trường tiểu học. Quá trình triển khai thực hiện cần đồng bộ, có sự ưu tiên tùy theo tình hình thực tế ở mỗi trường. Nơi nào bảo quản kém thì tăng cường các nguồn lực hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Các nhóm biện pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau. Khi có nhận thức tốt về công tác quản lý TBDH thì việc trang bị, bảo quản, sử dụng sẽ được thực hiện với hiệu quả cao nhất và ngược lại. Công tác quản lý việc trang bị, cung ứng không

đồng bộ cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng, bảo quản và từ đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển biến tích cực về nhận thức đối với công tác quản lý TBDH và sự quản lý về việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ cho công tác này. Quản lý việc sử dụng TBDH của GV không tốt thì chất lượng dạy học sẽ không cao và việc bảo quản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Khái quát về khảo nghiệm

- Mục tiêu khảo sát

Chúng tôi tiến hành thăm dò, phỏng vấn, lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất. Từ đó có thể triển khai các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

- Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát

- Xây dựng phiếu trả lời câu hỏi về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

- Đối tượng khảo nghiệm: Chúng tôi tiến hành phát 75 phiếu hỏi cho các đối tượng là CBQL và GV các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên...

3.4.2. Kho sát tính cn thiết ca các biện pháp đề xut

Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 1 (phụ lục 2) thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không cần thiết Ít cần thiết Trung bình Cần thiết Rất cần thiết SL SL SL SL SL 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học

3 8 8 21 35 4.03 2

2

Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

5 4 9 15 42 4.13 1

3

Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học

9 7 15 29 15 3.45 3

4

Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học

10 6 19 24 16 3.40 4

5

Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH

12 8 18 22 15 3.27 5

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp cho thấy, các biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, trong đó biện pháp “Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lí thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều

kiện thực tế của nhà trường” (4.13 điểm, thứ bậc 1); “Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học” (4.03 điểm, thứ bậc 2); “Chỉđạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học” (3.45 điểm, thứ bậc 3); “Chỉđạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học” (3.40 điểm, thứ bậc 4). “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thểhóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH ” (3.27 điểm, thứ bậc 5).

3.4.3. Kho sát tính kh thi ca các biện pháp đề xut

Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi của các biện pháp quản lýthiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 2 (phụ lục 2) thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thicủa các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Trung bình Khả thi Rất khả thi SL SL SL SL SL 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học

4 6 10 20 35 4.01 2

2

Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

5 8 5 14 43 4.09 1

3

Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học

TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Trung bình Khả thi Rất khả thi SL SL SL SL SL 4

Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học

9 7 18 28 13 3.39 4

5

Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH

11 14 16 22 12 3.13 5

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp cho thấy, các biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, trong đó biện pháp “Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường” (4.09 điểm, thứ bậc 1); “Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học” (4.01 điểm, thứ bậc 2); “Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học ” (3.56 điểm, thứ bậc 3); “Chỉđạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học” (3.39 điểm, thứ bậc 4). “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH” (3.13 điểm, thứ bậc 5).

Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cần thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên.

Kết luậnchương 3

Kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 3 cho thấy, cần thiết phải xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)