8. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chếđể đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng quản lýthiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýthiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát
-Khách thể khảo sát:
+ CBQL: 20 CBQL gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.
+ 75 cán bộ, GV đang giảng dạy tại các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên. -Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu thực tiễn tại trường tiểu học Tân Long, Sơn Cẩm 1, Sơn Cẩm 2, Sơn Cẩm 3, Núi Voi, Cao Ngạn, Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Đồng Bẩm, Chiến Thắng.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Tác giả sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn để thu thập, đánh giá thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.
- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.
Đối với sử dụng thang đo 5 bậc, qui ước điểm đánh giá như sau:
Mức độ đánh giá Điểm
Rất quan trọng/Tốt/ Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng/Rất cần
thiết/Rất khả thi 5
Quan trọng/ Khá/Thường xuyên//Ảnh hưởng/Cần thiết/Khả thi 4
Bình thường/Trung bình 3
Ít quan trọng/Thỉnhthoảng/Ít thực hiện/Ít cần thiết/ít khả thi 2 Không quan trọng/Yếu/ Không thực hiện//Không cần thiết/Không
khả thi 1
Tính giá trị trung bình để tìm điểm ý nghĩa cho từng nội dung. Với giá trị khoảng cách là 0,8 điểm. Chúng tôi xác định có 5 mức độ đánh giá:
Mức độ 5 (5 ≥ X 4,2); Mức độ 4 (4,2 ≥ X >3,4); Mức độ 3 (3,4 ≥ X> 2,6); Mức độ 2 (2,6 ≥ X > 1,8); Mức độ 1 (1,8 ≥X > 1).
2.3. Thực trạng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu họcthành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên họcthành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học
Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọngcủa thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 1 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên tầm quan trọngcủa thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học
TT Vị trí, vai trò của TBDH Mức độ ĐTB Thứ bậc Không quan trọng Ít quan trọng Trung bình Quan trọng Rất quan trọng. SL SL SL SL SL 1
Thiết bị dạy học là yếu tố căn bản, tiền đề trong việc nâng cao chất lượng dạy học, là công cụ nhận thức của học sinh, cụ thể hóa nội dung dạy học, vật chất hóa phương pháp dạy học, thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu dạy học
2 12 12 37 32 3.89 1
2
TBDH là cầu nối giữa lý thuyết với thực hành, được sử dụng thường xuyên gắn liền với mục tiêu, nội dung, phương pháp, người dạy, người học
4 14 15 24 38 3.82 2
3
TBDH đóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học
3 15 25 31 21 3.55 4
4
TBDH rút ngắn thời gian giảng dạy, mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn.
5 26 7 33 24 3.47 5
5
TBDH là công cụ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
6 18 16 25 30 3.58 3
6
TBDH giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực
Kết quả bảng 2.2 cho thấy, cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, trong đó CBQL, GV đánh giá các vai trò sau quan trọng nhất:
Thiết bị dạy học là yếu tố căn bản, tiền đề trong việc nâng cao chất lượng dạy học, là công cụ nhận thức của học sinh, cụ thể hóa nội dung dạy học, vật chất hóa phương pháp dạy học, thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu dạy học (3.89 điểm, thứ bậc 1); TBDH là cầu nối giữa lý thuyết với thực hành, được sử dụng thường xuyên gắn liền với mục tiêu, nội dung, phương pháp, người dạy, người học (3.82 điểm, thứ bậc 2); TBDH là công cụ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh (3.58 điểm, thứ bậc 3); TBDH đóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học(3.55 điểm, thứ bậc 4).
TBDH rút ngắn thời gian giảng dạy, mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn (3.47 điểm, thứ bậc 5); TBDH giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực thực hành(3.40 điểm, thứ bậc 6).
Phỏng vấn CBQL trường tiểu học Cao Ngạn thì hiện nay các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên Thành phố đều có cơ sở vật chất khang trang, Hiệu trưởng các trường đã quan tâm đầu tư TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, TBDH đã giúp tạo người học, người dạy cùng hành động tương tác với nhau. Mặt khác, đa số các trường tiểu học đều có phòng học tin được trang bị dàn máy vi tính để HS lớp 3,4,5 thực hành giúp HS tự chiếm lĩnh tri thức và tăng khả năng thực hành hiệu quả.
Phỏng vấn HS Đ.K lớp 4 trường tiểu học Tân Long, các em cho biết: Các thầy cô giáo sử dụng TBDH như bộ thiết bị dạy Toán, Tiếng Việt…đã giúp chúng em chú ý hơn vào bài học, làm cho bài học trở nên dễ hiểu hơn.
Trường tiểu học Cao Ngạn, Quang Vinh, Núi Voi, Tân Long đã trang bị máy chiếu ở các phòng học để GV ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp cho bài giảng trực quan hơn. Các trường đều kết nối internet để phục vụ học tập, tra cứu tư liệu phục vụ các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục.
Nhận thức được tầm quan trọng của vị trí, vai trò của TBDHcho thấy CBQL, GV các trường tiểu học đã đã có sự chuyển biển tích cực khi sử dụng TBDH để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
2.3.2. Thực trạng thiết bị dạy học (số lượng, chất lượng, đồng bộ, tính hiện đại) đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.3 Thốngkê số lượng thiết bị dạy họctại các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
STT Môn Thiết bị Sử dụng ở khối lớp Tổng số
1 2 3 4 5 1 Âm nhạc Tranh, ảnh x x x 10 bộ Dụng cụ x x x x x 10 bộ Băng, đĩa x x x x x 10 bộ 2 Đạo đức Tranh ảnh x x x x 135 bộ Băng đĩa x x 70 bộ
3 Kĩ thuật Bộ dụng cụ, vật liệu cắt khâu thêu x x 65 bộ
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật x x 65 bộ 4 Lịch sử-Địa lí Tranh, ảnh x x 65 bộ Biểu đồ, bản đồ x x 65 bộ 5 Mỹ thuật Tranh, ảnh x x x x x 10 bộ Dụng cụ x 10 bộ 6 Thể dục Tranh, ảnh x x x x x 10 bộ Dụng cụ x 10 bộ 7 Thủ công Tranh, ảnh x x 70 bộ
8 Tiếng Việt Tranh, ảnh x x x x x 172 bộ
Dụng cụ x 37 bộ
9 Toán Bộ đồ dùng môn Toán x x x x x 172 bộ
STT Môn Thiết bị Sử dụng ở khối lớp Tổng số 1 2 3 4 5 Khoa học Mô hình x x x 10 bộ Bộ thí nghiệm 10 bộ 11 Thiết bị dùng chung Bảng nhóm 688 bảng Tủ đựng thiết bị 35 tủ Bảng phụ 688 bảng Ti vi 10 Đầu DVD 10 Radio-Castsete 11
Quả địa cầu 70
Nam châm 10 bộ
Nẹp treo tranh 2550 nẹp
Giá treo tranh 10 bộ
Máy vi tính 265
Máy chiếu 115
Khảo sát thực tế tại các trường tiểu học Tân Long, Sơn Cẩm 1, Núi Voi, Cao Ngạn, Quang Vinh cho thấy, các trường đã có đủ số lượng TBDH.Đối với thiết bị dùng chung như: Bảng nhóm, tủ đựng thiết, bảng phụ, ti vi, đầu DVD, radio- Castsete.... các trường đều đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của GV và HS, cụ thể: Bảng nhóm và bảng phụ gồm 688 bảng; Tủ đựng thiết bị (35 tủ); Nẹp treo tranh (2550 nẹp); Máy vi tính (265 máy)....Đối với các môn Lịch sử, Địa lý, âm nhạc, tự nhiên và xã hội, Toán.... các trường đều đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của GV và HS: Tranh ảnh, dụng cụ, băng đĩa....tối thiểu là 10 bộ; Môn Đạo đức có số lượng tranh ảnh là 135 bộ; Môn Tiếng việt có tranh ảnh là 172 bộ; Tự nhiên và Xã hội; Khoa họccó tranh ảnh là 135 bộ. Môn Toán có bộ đồ dùng môn Toán (172 bộ) và thước đo, ê ke, com pa (172 bộ).
Tuy nhiên, trường tiểu học Núi Voi, Cao Ngạn, Quang Vinh, còn chưa đủ 06 thiết bị dạy học tối thiểu môn Âm nhạc, 07 thiết bị dạy học tối thiểu môn Mỹ thuật (cho phòng học bộ môn), 10 bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Giáo dục thể chất.
Phỏng vấn nhân viên phụ trách TBDH H.T.G (trường tiểu học Núi Voi), chúng tôi được biết: “Các TBDH này đều được mua sắm đã lâu, chưa được thay mới, bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. CBQL N.T.T.H (trường tiểu học Tân Long cho biết: “Các trường được cấp máy tính lập phòng tin phục vụ môn tin học trong nhà trường. Tuy nhiên máy tính và máy chiếu thì hay gặp lỗi kĩ thuật, hao mòn, trường hợp hay gặp nhất là bóng hình bị hỏng và cần thiết phải thay thế, kinh phí sửa chữa hạn hẹp, các trường vẫn cố gắng tận dụng tối đa và thay thế dần dần những máy hư hỏng, không còn giá trị sử dụng trong khả năng tài chính của trường”. Những thiết bị đồ dùng thí nghiệm dùng để dạy môn Khoa học, Tự nhiên và Xã hội hay Toán....đã hao mòn, không chính xác. GV V.A trường tiểu học Sơn Cẩm 1 cho biết: “chất liệu của các TBDH vẫn còn được
làm bằng chất liệu kém, mau hỏng hóc như lớp 1 có bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số, bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối...các thẻ nhựa đã bị cong vênh,
mẫu chữ viết, bộ thẻ chữ học vần thực hành, bộ sa bàn giáo dục giao thông…do thời gian sử dụng lâu nên đã không đảm bảo chất lượng. Như vậy, theo Thông tư số: 05/2019/TT-BGDĐT Thông tư ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 thì các TBDH chưa đảm bảo về chất lượng.
Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính đồng bộ của thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 2 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính đồng bộ của thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học
TT Tính đồng bộ của thiết bị dạy học Mức độ ĐTB Thứ bậc Không đồng bộ Tương đối đồng bộ Bình thường Đồng bộ Rất đồng bộ SL SL SL SL SL 1 Tranh ảnh 18 29 16 11 21 2.87 2 2 Dụng cụ 21 22 25 10 17 2.79 4 3 Băng đĩa 18 20 19 17 21 3.03 1 4 Lược đồ, biểu đồ 15 26 28 14 12 2.81 3
Kết quả bảng cho thấy, về tính đồng bộ của TBDH CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình từ 2.79 đến 3.03 điểm, trong đó dụng cụ được đánh giá mức trung bình thấp nhất (2.79 điểm). Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được GV các trường tiểu học cho biết hiện trạng TBDH trang bị tương đối đồng bộ và không đồng bộ do các TBDH được cấp từ nhiều nguồn khác nhau (từ Phòng Giáo dục Đào tạo, do nhà trường tự sắm, TBDH tự làm, nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân khác…) hoặc do trong quá trình sử dụng bị hư hỏng nhưng không có kinh phí sửa chữa, thay thế, nhất là dụng cụ cho các môn học như thể dục, âm nhạc....Do đó, TBDH
không đồng bộ gây khó khăn cho việc quản lý của Hiệu trưởng và việc sử dụng TBDH của GV.
Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính hiện đại của thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 3 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính hiện đại của thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học
TT
Tính hiện đại của thiết bị dạy
học Mức độ ĐTB Thứ bậc Không hiện đại Tương đối hiện đại Bình thường Hiện đại Rất hiện đại SL SL SL SL SL 1 Tranh ảnh 33 16 5 22 19 2.77 4 2 Dụng cụ 11 28 15 11 30 3.22 1 3 Băng đĩa 18 21 20 16 20 2.99 2 4 Lược đồ, biểu đồ 22 21 25 10 17 2.78 3
Kết quả bảng cho thấy, CBQL, GV đánh giá tính hiện đại của TBDH ở mức trung bình, CBQL đánh giá 2.77 điểm đến 3.22 điểm. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được GV các trường tiểu học cho biết do các trường chỉ đầu tư mua sắm các TBDH tối thiểu theo từng môn, còn các thiết bị dùng chung, các thiết bị công nghệ thông tin như laptop, máy vi tính, máy chiếu thông minh,… thì còn thiếu kinh phí mua sắm hoặc bị hư hỏng không có kinh phí sửa chữa, bổ sung kịp thời như tranh ảnh (từ lớp 1 đến lớp 5), dụng cụ các môn học. Trường chỉ được Phòng Giáo dục và Đào tạo trang bị các thiết bị này khi thiết bị tại trường hết hạn sử dụng, phải thanh lý hoặc thiếu không đủ cho GV và HS sử dụng.
2.3.3. Thực trạng tần suất sử dụng thiết bị dạy học
Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 4 (phụ lục 1) thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tần suất sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học
TT Tần suất sử dụngthiết bị dạy học Mức độ ĐTB Thứ bậc Không hiệu quả Tương đối hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả SL SL SL SL SL 1 Tranh ảnh 9 30 18 17 21 3.12 2 2 Dụng cụ 8 19 29 23 16 3.21 1 3 Băng đĩa 9 32 18 16 20 3.06 3 4 Lược đồ, biểu đồ 11 36 31 4 13 2.71 4
Kết quả bảng cho thấy, về sử dụng TBDH, CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình. Cán bộ quản lý, giáo viên về sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học đánh giá tần suất sử dụng TBDH và bảo quản thiết bị dạy học ở mức trung bình (từ 2.71 đến 3.21 điểm).
Quan sát các giờ thao giảng, các tiết dự giờ của Hiệu trưởng, tiết dạy cần thiết sử dụng TBDH, chúng tôi nhận thấy GV tập trung sử dụng thường xuyên TBDH. Tuy nhiên, trong những giờ dạy bình thường thì GV thỉnh thoảng sử