8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Khái quát về khảo nghiệm
- Mục tiêu khảo sát
Chúng tôi tiến hành thăm dò, phỏng vấn, lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất. Từ đó có thể triển khai các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.
- Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát
- Xây dựng phiếu trả lời câu hỏi về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Đối tượng khảo nghiệm: Chúng tôi tiến hành phát 75 phiếu hỏi cho các đối tượng là CBQL và GV các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên...
3.4.2. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 1 (phụ lục 2) thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không cần thiết Ít cần thiết Trung bình Cần thiết Rất cần thiết SL SL SL SL SL 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học
3 8 8 21 35 4.03 2
2
Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
5 4 9 15 42 4.13 1
3
Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học
9 7 15 29 15 3.45 3
4
Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học
10 6 19 24 16 3.40 4
5
Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH
12 8 18 22 15 3.27 5
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp cho thấy, các biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, trong đó biện pháp “Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lí thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường” (4.13 điểm, thứ bậc 1); “Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học” (4.03 điểm, thứ bậc 2); “Chỉđạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học” (3.45 điểm, thứ bậc 3); “Chỉđạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học” (3.40 điểm, thứ bậc 4). “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thểhóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH ” (3.27 điểm, thứ bậc 5).
3.4.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi của các biện pháp quản lýthiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 2 (phụ lục 2) thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thicủa các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Trung bình Khả thi Rất khả thi SL SL SL SL SL 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học
4 6 10 20 35 4.01 2
2
Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
5 8 5 14 43 4.09 1
3
Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học
TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi Trung bình Khả thi Rất khả thi SL SL SL SL SL 4
Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học
9 7 18 28 13 3.39 4
5
Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH
11 14 16 22 12 3.13 5
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp cho thấy, các biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, trong đó biện pháp “Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường” (4.09 điểm, thứ bậc 1); “Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học” (4.01 điểm, thứ bậc 2); “Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học ” (3.56 điểm, thứ bậc 3); “Chỉđạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học” (3.39 điểm, thứ bậc 4). “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH” (3.13 điểm, thứ bậc 5).
Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cần thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên.
Kết luậnchương 3
Kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 3 cho thấy, cần thiết phải xây dựng các biện pháp quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học phù hợp với thực tiễn của các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên, tác giảđề xuất các biện pháp như sau:
Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học cho CBQL, GV các trường tiểu học.
Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcphù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học.
Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học.
Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi Hiệu trưởng các trường tiểu học cần quan tâm sử dụng TBDH và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong nhà trường, nhất là trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục STEM với mô hình dạy học STEM giúp cho GV và HS khai thác hiệu quả các nguồn lực cơ sở vật chất và TBDH theo hướng liên xuyên tích hợp các kiến thức tự nhiên và xã hội và hình thành năng lực người học thông qua trải nghiệm trong môi trường dạy học theo hướng tăng cường hoạt động thực hành.
Cơ sở lý luận về TBDH cho thấy, TBDH có vị trí, vai trò quan trọng nhằm nâng cao trình độ nhận thức của HS. Một số vấn đề lý luận về TBDH đòi hỏi CBQL phải nắm vững chức năng của TBDH, phân loại TBDH và nội dung sử dụng TBDH như: Năng lực sử dụng TBDH trong nhà trường tiểu học; Năng lực quản lý sử dụng TBDH của CBQL; Sử dụng TBDH tự chế trong nhà trường; Ứng dụng CNTT trong sử dụng TBDH; Đầu tư thiết bị dạy học; Sử dụng phòng học bộ môn trong dạy học; Duy trì và bảo trì thiết bị dạy học.
Quản lý TBDH trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học yêu cầu CBQL phải thực hiện quy trình quản lý gồm lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như: nhận thức của CBQL, GV; Kỹ năng sử dụng TBDH của GV; Khoa học công nghệ; Sự quan tâm của chính quyền địa phương; Đổi mới giáo dục phổ thông.
Kết quả khảo sát thực trạng TBDH ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên cho thấy, đa số CBQL, GV đã nhận thức được vai trò và mục tiêu của TBDH trong nhà trường. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn kinh phí nên TBDH trong nhà trường chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, do đó khi các đơn vị có nhu cầu trang bị TBDH cần phải có kế hoạch cụ thể để trình cấp trên hỗ trợ mua sắm TBDH hoặc Hiệu trưởng cân đối nguồn kinh phí nhà trường. Một số TBDH chưa đảm bảo tính đồng bộ và tính hiện đại.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên cho thấy, Hiệu trưởng đã tổ chức triển khai kế hoạch sử dụng TBDH đến tổ bộ môn, tổ bộ môn triển khai đến các GV để thực hiện. Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV mua sắm, bảo quản, sử dụng TBDH và xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động sử dụng TBDH. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như chưa thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH cho GV, việc kiểm tra định kỳ hàng tháng của nhà trường đối với viên chức phụ trách TBDH, về cơ bản là chỉ chú trọng kiểm kê về số lượng, còn chất lượng TBDH chỉ qua loa.
Kết quả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cho thấy, nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, kỹ năng sử dụng TBDH của GV, nguồn tài chính...là những yếu tố rất ảnh hưởng đến công tác quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:
Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu họccho CBQL, GV các trường tiểu học.
Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcphù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học.
Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa và đẩy mạnh công tác tự chế thiết bị dạy học. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH.
Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cần thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên.
2. Khuyến nghị
- Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên:
+ Cần xây dựng đề án về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, TBDH của các cấp học, bậc học, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực đầu tư.
+ Trên cơ sở các văn bản nhà nước qui định cần cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
+ Trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV hàng năm nên dành một lượng thời gian nhất định để bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH cho các GV bộ môn, cũng như GV kiêm nhiệm công tác thiết bị.
+ Hàng năm tổ chức trong toàn ngành các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý TBDH đối với Hiệu trưởng, tìm ra những mô hình quản lý tốt để nhân rộng toàn ngành.
- Đối với Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên
+ Trong xây dựng cơ bản cũng như trang bị TBDH không nên đầu tư dàn trải, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng loại hình trường, lớp.
+ Tham mưu UBND thành phốtăng nguồn lực đầu tư để giải quyết tình trạng thiếu phòng học bộmôn, phòng thư viện như hiện nay.
+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, GV và GV kiêm nhiệm công tác thiết bị về qui trình quản lý, sử dụng, bảo quản TBDH cho các trường.
+ Thành lập tổ công tác chuyên trách về công tác TBDH, hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn, qua đó để có điều kiện trao đổi kinh nghiệm. Trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn nên gắn việc quản lý TBDH của Hiệu trưởng và CBQL đểđánh giá nhà trường.
- Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
+ Nhà trường cần có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về công tác quản lý TBDH. Có kế hoạch điều tra hàng năm để biết rõ số TBDH hiện có, khả năng bổ sung, kinh phí sửa chữa, trình độ, kỹ năng sử dụng TBDH của GV, HS để có chủ động trong quản lý và chỉđạo.
+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong quản lý TBDH, huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội để tiếp tục hoàn thiện hệ thống TBDH, đáp ứng nhu cầu sử dụng của đội ngũ GV và HS trong dạy và học.
+ Quan tâm đầu tư các phương tiện bảo quản đồng bộ như giá, kệ, tủ, đựng TBDH, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho GV trong sử dụng ngay tại lớp, tiến tới xây dựng phòng học bộmôn khi có điều kiện.
+ Thường xuyên kiểm tra, dự giờ, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH. Trong công tác kiểm tra đánh giá GV, cần lưu ý đến hai kĩ năng: kĩ năng sư phạm, kĩ năng sử dụng TBDH với các yêu cầu cụ thể.
+ Đẩy mạnh phong trào tự làm TBDH trong GV và HS đi đôi với việc áp dụng các biện pháp hành chính; kích thích động viên bằng vật chất, tinh thần cho đội ngũ GV và HS có thành tích cao trong việc trang bị, sử dụng, tự làm, bảo quản tốt TBDH.
- Đối với GV các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
Nâng cao kỹ năng tin học và công nghệ để có thể ứng dụng hiệu quả CNTT và truyền thông trong các hoạt động dạy học ởcác trường.
Nghiên cứu các danh mục TBDH, đọc các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các loại hình TBDH.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Lê ThịAnh Đào (2020), "Biện pháp quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí khoa học, số 67, tr.38-51.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antonio Cartelli, Marco Palma, Maria Ranieri (2009), Encyclopedia of Information Communication Technology, Information Science Reference (an imprint of IGI Global), New York.
2. Bộ Giáo dục Đào tạo, Chương trình giáo dục trung học phổ thông, chương trình tổng thể, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Bộ Giáo dục Đào tạo, thông tư số: 15/2009/TT-BGDĐT, ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu.
4. Bộ Giáo dục Đào tạo, Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT về kiểm định chất lượng, công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường tiểu học.
5. Bộ Giáo dục Đào tạo, Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT, Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.
6. Nguyễn Ngọc Bảo (chủ biên), Trần Kiểm (2008), Lý luận dạy học ở trường
THCS, Nxb Đại học Sư phạm.
7. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường