Cơ cấu và giá trị tiền thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT của bệnh viện năm 2019 được thể hiện qua bảng 3.13 sau:
Bảng 3.13. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc đơn thành phần và đa thành phần. (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
TT Cơ cấu SLKM Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
1 Thuốc đơn thành phần 119 73,0 4.084.087 73,0 2 Thuốc đa thành phần 44 27,0 1.480.031 27,0
Tổng 163 100 7.689.253 100
Nhận xét:
Trong DMT của bệnh viện, thuốc đơn thành phần chiếm phần lớn cả về số lượng khoản mục và giá trị sử dụng. Thuốc đơn thành phần chiếm 119khoản mục với tỷ lệ 73,0% trong tổng số khoản mục, và chiếm 73,0% về giá trị sử
dụng. Thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ cả về số khoản mục (27,0%), cũng như giá trị sử dụng (27,0%).
3.1.6. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc theo đườngdùng.
Cơ cấu, giá trị tiền thuốc theo dạng đường dùng được thể hiện qua bảng 3.14 sau:
Bảng 3.14. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc theo đường dùng.
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
TT Nhóm thuốc SLKM Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
1 Thuốc đường uống 85 52,0 3.416.404 61,4
2 Thuốc đường tiêm, truyền 60 36,8 1.869.377 33,6 3 Thuốc đường dùng khác 18 11,2 278.336 5,0
Tổng 163 100 5.564.118 100
Nhận xét:
Quy chế sử dụng thuốc nội trú được Bộ Y tế ban hành tháng 06/2011 cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: “chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh”. Trong DMT của bệnh viện thì tỷ lệ thuốc uống cao so với thuốc tiêm cả về số khoản mục cũng như giá trị sử dụng. Điều đó cho thấy các bác sỹ của bệnh viện phần nào đã chấp hành thực hiện đúng quy chế chuyên môn về sử dụng thuốc. Thuốc tiêm chỉ sử dụng trong các bệnh có tính cấp tính để đạt hiệu quả cao trong điềutrị.
3.1.7. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc cần quản lý đặc biệt
Bảng 3.15. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc cần quản lý đặc biệt
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
TT Thuốc theo quy chế
chuyên môn SLKM Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
1 Thuốc gây nghiện -
hướng tâm thần - tiềnchất 7 4,3 5.843 0,1
2 Thuốc thường 156 95,7 5.558.275 99.9
Tổng 163 100 5.564.118 100
Nhận xét:
Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông là bệnh viện tuyến huyện có ít trường hợp cấp cứu, phẫu thuật vì vậy tỷ lệ thuốc gây nghiện – hướng tâm thần – tiền chất số lượng ít là hợp lý. Tuy nhiên, để thực hiện tốt quy chế quản lý Dược, bệnh viện luôn tuân thủ đúng quy chế chuyên môn trong việc dự trù mua sắm, cấp phát, bảo quản, sổ sách báo cáo và hủy các loại thuốc gây nghiện – hướng tâm thần – tiền chất trên.
3.1.8. Cơ cấu thuốc cần phải hội chẩn
Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc cần hội chẩn
(Đơn vị tính: 1.000 đồng) TT Nhóm thuốc Số lượng KM % KM Giá trị sử dụng % GTSD
1 Thuốc cần hội chẩn (Alvesin) 2 1,2 7.793 0,14 2 Thuốc không cần hội chẩn 161 98,8 5.556.325 99,86
Tổng 163 100 5.564.118 100
Nhận xét:
Đơn vịhạn chế sử dụng thuốc cần hội chẩn, chỉ có một khoản mục là thuốc Alvesin (acid amine) với tỷ lệ 1,2% số khoản mục và 0,14% giá trị sử dụng. Bên cạnh đó do là bệnh viện hạng III chỉ có một số thuốc đánh dấu (*) thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT được ban hành kèm theo thông tư số
30/2018/TT-BYT của Bộ Ytế ngày 30 tháng 10 năm 2018.
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông theo phương pháp phân tích ABC vàVEN. Điện Biên Đông theo phương pháp phân tích ABC vàVEN.
3.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tíchABC.
Bảng 3.17. Cơ cấu, kinh phí thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC. (Đơn vị tính: 1.000 đồng) TT Hạng Số lượng khoản mục % KM Giá trị sử dụng % GTSD 1 Hạng A 28 17,2 4.431.654 80,0 2 Hạng B 32 19,6 847.810 15,0 3 Hạng C 103 63,2 284.653 5,0 Tổng 163 100 5.564.118 100 Nhận xét:
Kết quả phân tích ABC danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông cho thấy cơ cấu danh mục thuốcrất hợp lý với80,0% giá trị sử dụng hạng A, tương ứng với 17,2% số lượng khoản mục. Hạng B chiếm 15,0% giá trị sử dụng, với 19,6% số lượngkhoản mục. Hạng C có giá trị sử dụng nhỏ nhất chỉ chiếm 5,0%, với 63,2%số lượng khoản mục.
3.2.2. Cơ cấu thuốc sử dụng trong hạng A theo nhóm tác dụng dược lý Bảng 3.18. Cơ cấu thuốc sử dụng trong hạngA Bảng 3.18. Cơ cấu thuốc sử dụng trong hạngA
(Đơn vị tính: 1.000 đồng) TT Nhóm tác dụng dược lý Số khoản mục Giá trị sử dụng SLKM % KM GTSD % GTSD 1
Thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm khuẩn 14 50,0 3.238.261 73,1 2 Thuốc tăng huyết áp 2 7,1 104.571 2,4
3 Thuốc giảm đau, hạ sốt;
chống viêm không steroid 2 7,1 117.305 2,7
4 Chế phẩm YHCT 5 17,8 456.371 10,3
5 Thuốc đường tiêu hóa 3 10,7 399.697 9,0
6 Thuốc tác dụng trên đường
hô hấp 1 3,6 58.153 1,3
7
Vitamin và khoáng chất 1 3,6 49.283 1,1
Tổng 28 99,9 4.431.654 99,9
Nhận xét
Thuốc sử dụng hạng A theo nhóm tác dụng dược lý cũng có phần tương đồng với cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ở điểm nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm chế phẩm y học cổ truyềnchiếm tỷ lệ lớn nhất cả về khoản mục và giá trị sử dụng (50,0–73,1% giá trị sử dụng). Tiếp theo là nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ 9,0% giá trị sử dụng, nhóm tăng huyết áp là chiếm tỷ lệ 2,7% giá trị sử dụng và nhóm giảm đau, hạ sốt; chống viêmchiếm tỷ lệ 2,7% giá trị sử dụng. Tuy nhiên nhómthuốc tác dụng trên đường hô hấp và nhóm vitamin, khoáng chất chiếm tỷ lệ thấp (3,6% khoản mục và 1,1% giá trị sử dụng).
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN tích VEN
Phân tích VEN tại Trung tâm y tế huyện Điện Biên Đông chưa có danh mục ban hành nên chúng tôi tự tiến hành phân tích. Kết quả thu được theo bảng sau.
Bảng 3.19. Cơ cấu DMT theo VEN (Đơn vị tính: 1.000 đồng) Phân tích VEN Giá trị sử dụng Khoản mục Giá trị % SLKM % V 330.082 5,9 28 17,2 E 4.532.482 81,5 113 69,3 N 701.553 12,6 22 13,5 Tổng 5.564.118 100 163 100
Nhận xét: Kết quả phân tích VEN cho thấy, trong danh mục thuốc sử
dụng năm 2019 của bệnh viện số lượng khoản mục nhóm thuốc E là nhiều nhất với 113 khoản mục, chiếm tỷ lệ 69,3%; về giá trị sử dụng của nhóm thuốc E cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 81,46%. Tiếp theo là nhóm thuốc V với 28 khoản mục (tỷ lệ 17,2%) nhưng giá trị sử dụng thấp nhất chiếm 5,93%. Nhóm thuốc N với 22 khoản mục chiếm13,5% nhưng giá trị sử dụng là 12,61%.
3.2.4. Phân tích ma trận ABC/VEN
Bảng 3.20. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN
(Đơn vị tính: 1.000 đồng) Nhóm Giá trị sử dụng Khoản mục Giá trị % SLKM % V A 196.397 3,5 2 1,2 B 78.388 1,4 2 1,2 C 55.296 1,0 24 14,7 E A 3.769.884 67,8 21 12,9 B 578.297 10,4 21 12,9 C 184.299 3,3 69 42,3 N A 465.371 8,3 5 3,1 B 191.124 3,4 9 5,5 C 45.057 0,8 10 6,1 Tổng 5.564.118 100 163 100
Nhận xét: Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN thu được: Trong cả 3 nhóm thuốc A, B, C thuốc E chiếm số lượng khoản mục nhiều nhất (EA có 21/28khoản mục nhóm A, EB có 21/32khoản mục nhóm B, EC có 69/103 khoản mục nhóm C), riêng thuốc E nhóm C có số lượng nhiều nhất 69/163 khoản mục chiếm tỷ lệ 42,3% số khoản mục.
Về giá trị sử dụng, trong cả 3 nhóm A, B, C thuốc E vẫn chiếm giá trị sử dụng cao nhất trong mỗi nhóm: EA; 67,8% nhóm EB; 10,4% nhóm EC; 3,3%.
Trong nhóm A mặc dù thuốc AN có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng thấp nhất trong nhóm (6 khoản mục, giá trị sử dụng 465.371 nghìn đồng chiếm 8,3% giá trị sử dụng thuốc), nhưng so sánh với thuốc NB, NC thì thuốc AN vẫn chiếm giá trị sử dụng cao, tới 8,3% giá trị sử dụng thuốc N. Bởi vậy đề tài tiến hành phân tích nhóm AN, gồm những thuốc không thiết yếu mà giá trị sử dụng lớn.
3.2.4.1. Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm AN.
(Đơn vị tính: 1.000 đồng Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm AN
STT
Tên thuốc Đơn vị Thành phần Số lượng sử dụng Giá trị sử dụng GT SD Tỷ lệ % GTSD 1 Bổ huyết ích não Viên
- Cao khô Đương quy0,3g - Cao khô lá Bạch quả 0.04g
110.875 177.400 3,2
2 Trabogan Gói - Cao khô Actisô 600mg 21.941 87.764 1,6
3
Tuần hoàn não thái
dưỡng Viên
- Dễ cây Đinh lăng 1,32g - Lá Bạch quả 0,33g - Cao Đậu tương lên men 0,083g 27.762 80.953 1,5 4 Thuốc ho bổ phế chỉ Gói - Bách bộ 7,15g; - Mạch môn 0,13g 28.800 66.240 1,2
khái lộ - Bán hạ chế 2,08g - Cát cánh 3,13 g - Bạch linh 0,09g - Ma hoàng 0,68g - Tỳ bà diệp 0,25g - Tang bạch bì 3,13g - Mơ muối 3,30g - Can thảo 0,63g - Lá bạc hà 0,18g - Acid benzoic 0,25g 5 Kim tiền
thảo HM Gói - Cao đặc Kim tiền thảo
600mg 13.951 53.013 0,9
Tổng cộng nhóm AN 465.371 8,4
Nhận xét
Kết quả phân tích nhóm AN cho thấy có 5 thuốc nhóm AN đều nằm trong nhóm chế phẩm YHCT.Nhóm này chiếm tỷ lệ 8,4% giá trị sử dụng thuốc.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông năm 2019theo một số chỉ tiêu.
4.1.1. Về cơ cấu, giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dượclý.
Các hoạt động xây dựng DMT và quy trình lựa chọn thuốc của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đôngđã được tiến hành lần lượt theo các bước tương đối bài bản, đầy đủ, hợp lý và đúng các quy định của nhà nước. Việc xây dựng DMT bệnh viện đã hội tụ được các yếu tố cơ bản và cần thiết như: Số liệu thống kê về sử dụng thuốc của năm trước, DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành, mô hình bệnh tật của bệnh viện, các phác đồ điều trị của các khoa lâm sàng, tình hình điều trị và nhu cầu thực tế; và kinh phí dành cho thuốc của đơn vị…
Trong năm 2019, giá trị tiền mua thuốc của bệnh viện là 5.564.118 nghìn đồng, chiếm 34,7% so với tổng chi thường xuyên. Theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc các bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm tài chính, mà ngân sách cấp cho bệnh viện rất hạn chế khiến bệnh viện phải xem xét, cân nhắc, đặc biệt HĐT&ĐT và khoa Dược bệnh viện luôn phải cân đối giữa nhu cầu thuốc và kinh phí của bệnh viện để tránh lãng phí, kịp thời cho nhu cầu điều trị.
Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn, xây dựng DMT hội đồng thuốc và điều trị đã bổ sung một số nhóm thuốc, vào DMT đã dẫn đến tình trạng không sử dụng hết các các loại thuốc theo như dự kiến; điều này cũng làm cho kinh phí dự kiến mua thuốc cũng không được sử dụng hết, dự kiến sai về kinh phí; Bên cạnh đó một số thuốc đã trúng thầu nhưng giá cao đơn vị đã xem xét cân nhắc để sử dụng những thuốc cùng hoạt chất nhưng giá thành rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo cho nhu cầu điều trị để hạn chế vượt quỹ BHYT.
Hàng năm Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông đều rà soát, xem xét, bổ sung, loại bỏ hoặc thay thế thuốc trong DMT của bệnh viện để phù hợp với thực tế sử dụng của đơn vị. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong những năm tiếp theo HĐT&ĐT cần nghiêm túc xem xét, nghiên cứu kỹ hơn về mô hình bệnh tật, tương ứng với chủng loại thuốc, hoạt chất để lựa chọn, xây dựng DMT sát với thực tếhơn.
Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông năm 2019 gồm 163 khoản mục thuốc thuộc 21 nhóm thuốc tác dụng dược lý. Việc sử dụng nhiều nhóm thuốc có tác dụng dược lý khác nhau phù hợp với quy mô của bệnh viện là bệnh hạng III để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, kinh phí sử dụng thuốc trong năm chủ yếu tập trung ở 5 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, chiếm89,4% tổng giá trị tiền thuốc đó là: Nhóm thuốc điều trị điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhómthuốc gây tê, gây mê, nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp, nhóm thuốc chế phẩm y học cổ truyền, nhóm thuốc đường tiêu hóa.
Trong đó, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số loại thuốc sử dụng nhiều nhất với 23,3% khoản mục, đồng thời cũng chiếm giá trị sử dụng cao nhất là 62,3% tổng giá trị sử dụng thuốc, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 là chiếm 62,4% tổng giá trị sử dụng [12]. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện như tại bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương năm 2015, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị sử dụng cao nhất trong DMT sử dụng với 29,5% [10]. Bệnh viện đa khoa Bà Rịa năm 2015 có tỷ lệ số khoản mục nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn lớn nhất chiếm 22,1% và giá trị sử dụng cao nhất trong DMT sử dụng với 33,8% [13]. Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 sử dụng kháng sinh với tỷ lệ số khoản mục nhiều nhất chiếm 24,8% và giá trị sử dụng cao nhất vớ i34,8% [19]. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương tại 38 bệnh viện đa khoa đại diện cho 6 vùng trên cả nước năm 2009 tỷ lệ kháng sinh trung bình từ 32,3% đến 32,5% [14]. Các kết quả nghiên cứu trên đều cho thấy nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng thuốc và giá trị sử dụng.
Sử dụng kháng sinh luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện. Việc tập trung một tỷ lệ lớn số lượng thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là do nhu cầu điều trị một tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm trùng trong mô hình bệnh tật của Việt
Nam nói chung, cũng như mô hình bệnh tật của bệnh viện nói riêng. Mặt khác, còn cần sử dụng nhóm thuốc này trong nhiều chương bệnh khác như các trường hợp thương tích do tai nạn, dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau khi phẫu thuật. Tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông, bên cạnh việc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, mỗi năm bệnh viện vẫn thực hiện cácca phẫu thuật, do đó phần nào giải thích nhu cầu sử dụng nhiều kháng sinh trong điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, bên cạnh các lý do trên, bệnh viện cần xem xét, rà soát lại xem liệu nhóm thuốc này có đang bị lạm dụng hay không. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa trên trình độ, nhu cầu điều trị chủ quan của Bác sỹ, bệnh viện chưa triển khai được việc thực hiện kháng sinh đồ và chưa có một hướng dẫn cụ thể, quy định chặt chẽ cho việc sử dụng nhóm thuốc này. Điều này dễ dẫn đến lạm dụng kháng sinh trong điều trị, làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng.
Bên cạnh nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm chế phẩm y học cổ truyền (gồm24 khoản mục thuốc chiếm 12,6% tổng số các thuốc sử dụng). Bên cạnh đó nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp, thì nhóm gây tê, gây mê, thuốc đường tiêu hóa có giá trị sử dụng chiếm phần lớn trong năm 2019.
4.1.2. Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuấtxứ.
Khi xây dựng DMT, Bệnh viện đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sửdụng thuốc nội khi số lượng khoản mục thuốc nội chiếm tới 80%. Đặc biệt, trong quá trình lựa chọn thuốc vào danh mục, với một số mặt hàng thuốc, bệnh viện đã kết hợp lựa chọn cả thuốc đắt tiền (thường là thuốc ngoại nhập) và thuốc rẻ tiền (thường là thuốc nội) để các bác sĩ có thể sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân nhằm giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, các dạng thuốc như kháng sinh tiêm, gây tê, gây mê, thuốc sử dụng trong các trường hợp cấp cứu thường được sử dụng loại ngoại nhập do tính hiệu quả cao. Vì vậy, tỷ lệ thuốc ngoại trong DMT của bệnh viện chiếm tỷ lệ 20% và có giá trị là 30%.Điều này cho thấy việc lựa chọn DMT của bệnh viện đã thực hiện được theo khuyến cáo của Bộ Y tế là ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc từ các doanh nghiệp sản xuất trong
nước đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc”.Trong thông tư 21/2013/TT- BYT cũng quy định ưu tiên thuốc sản xuất trong nước khi lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện [5].Việc sử dụng thuốc nội giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân hơn, đồng thời khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.Việc ưu tiên sử dụng thuốc nội để giảm bớt chi phí là một giải pháp mà bệnh viện đang quan tâm để tiết kiệm ngân sách phù hợp với nguồn quỹ BHYT được sử dụng.Do đó, Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông nên dần thay đổi cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại, cân nhắc sự thay thế