Khi xây dựng DMT, Bệnh viện đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sửdụng thuốc nội khi số lượng khoản mục thuốc nội chiếm tới 80%. Đặc biệt, trong quá trình lựa chọn thuốc vào danh mục, với một số mặt hàng thuốc, bệnh viện đã kết hợp lựa chọn cả thuốc đắt tiền (thường là thuốc ngoại nhập) và thuốc rẻ tiền (thường là thuốc nội) để các bác sĩ có thể sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân nhằm giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, các dạng thuốc như kháng sinh tiêm, gây tê, gây mê, thuốc sử dụng trong các trường hợp cấp cứu thường được sử dụng loại ngoại nhập do tính hiệu quả cao. Vì vậy, tỷ lệ thuốc ngoại trong DMT của bệnh viện chiếm tỷ lệ 20% và có giá trị là 30%.Điều này cho thấy việc lựa chọn DMT của bệnh viện đã thực hiện được theo khuyến cáo của Bộ Y tế là ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc từ các doanh nghiệp sản xuất trong
nước đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc”.Trong thông tư 21/2013/TT- BYT cũng quy định ưu tiên thuốc sản xuất trong nước khi lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện [5].Việc sử dụng thuốc nội giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân hơn, đồng thời khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.Việc ưu tiên sử dụng thuốc nội để giảm bớt chi phí là một giải pháp mà bệnh viện đang quan tâm để tiết kiệm ngân sách phù hợp với nguồn quỹ BHYT được sử dụng.Do đó, Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông nên dần thay đổi cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại, cân nhắc sự thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách và giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân.
So sánh kết quả nghiên cứu ở bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương năm 2015, thuốc ngoại chiếm 37,1% về số lượng khoản mục và 26,2% về giá trị sử dụng [10]. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014, tỷ lệ số lượng thuốc ngoại chiếm 49,8% và giá trị sử dụng chiếm 68,8% [12]. Bệnh viện đa khoa trung ương Huế năm 2012, tỷ lệ số lượng thuốc ngoại chiếm 76,2% và giá trị sử dụng chiếm 88,0% [19].
4.1.3. Về cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên generic trong danh mục thuốc sử dụng.
Thông tư 21/2013/TT- BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên lựa chọn thuốc genergic) hoặc thuốc mang tên chung quốc tế (INN), hạn chế sử dụng tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể [6]. Thuốc generic có giá thành thấp hơn thuốc mang tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí điều trị. Thực tế cho thấy hiện nay các bệnh viện đang ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc generic, chỉ ngoại trừ một số hoạt chất chuyên khoa đặc trị được nhập từ các nước phát triển.
Theo kết quả phân tích, thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Điện Biên Đông năm 2019 chủ yếu là các thuốc generic chiếm 86,5% tổng giá trị sử dụng với 85,0% khoản mục thuốc.
Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạnnăm 2014, tỷ lệ số lượng thuốc generic chiếm 92,8% và giá trị sử dụng chiếm 95,5% [12]. Bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
năm 2015 thuốc generic chiếm 85,8% tổng giá trị sử dụng với 92,2% khoản mục thuốc [10].
Việc sử dụng phần lớn thuốc generic là chủ trương đúng đắn vì giảm chi phí trong quá trình điều trị cho người bệnh và ngân sách của ngành Y tế.