0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Về phântích danh mục thuốc sửdụng theo phương pháp phântích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2019 (Trang 56 -56 )

4.2.1. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân tíchABC.

Phương pháp phân tích ABC là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc, là công cụ hữu ích trong việc lựa chọn, mua và cấp phát, sử dụng

thuốc hợp lý cũng như nhận định những vấn đề tồn tại trong sử dụng thuốc. Phân tích ABC giúp phân tích được nhóm thuốc có chi phí cao, các thuốc này có thể được thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp hơn trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường với 80,0% giá trị sử dụng hạng A, tương ứng với 17,2% số lượng khoản mục. Hạng B chiếm15,0% giá trị sử dụng, với 19,6% số lượng khoản mục. Hạng C có giá trị sử dụng nhỏ nhất chỉ chiếm 5,0%, với 63,2% số lượng khoản mục.

So sánh kết quả nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014, thuốc hạng A chiếm 81,0% về giá trị sử dụng và 8,7% về số lượng khoản mục, thuốc hạng B14,1% về giá trị sử dụng và chiếm 15,7% về số lượng khoản mục và, thuốc hạng C chiếm 4,9% về giá trị sử dụng và 75,6% về số lượng khoản mục và [12]. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương năm 2015, thuốc hạng A chiếm 75,2% về giá trị sử dụng và 18,6% về số lượng khoản mục, thuốc hạng B chiếm 16,1% về giá trị sử dụng và chiếm 20,1% về số lượng khoản mục, thuốc hạng C chiếm 8,7% về giá trị sử dụng và 61,4% về số lượng khoản mục và [10]

Như vậy, kết cấu phân bố sử dụng thuốc qua kết quả nghiên cứu tạiTrung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông là tương đối phù hợp với khuyến cáo của WHO và của Bộ Y tế [6].

4.2.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN. tích VEN.

Nếu như phân tích ABC chỉ ra các thuốc, nhóm thuốc sử dụng nhiều thì phân tích VEN chỉ ra cơ cấu chi phí hữu ích hoặc chưa hữu ích của bệnh viện trong sử dụng thuốc. Từ kết quả phân tích VEN củaTrung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông nhóm thuốc E là nhiều nhất với 113 khoản mục chiếm tỷ lệ 69,3%, về giá trị sử dụng của nhóm thuốc E cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 81,46%. Tiếp theo là nhóm thuốc V với 28 khoản mục (tỷ lệ 17,2%) nhưng giá trị sử dụng thấp nhất chiếm 5,93%. Nhóm thuốc N với 22 khoản mục chiếm 13,5% giá trị sử dụng là 12,61%.

Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014, thuốc nhóm E có số khoản mục chiếm tỷ lệ cao nhất 68,7% và cao nhất về giá trị sử

dụng 74,7%. Nhóm V chiếm tỷ lệ 22,4% số khoản mục và chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng 17,7%. Nhóm N chiếm tỷ lệ thấp nhất về khoản mục 8,9% cũng như giá trị sử dụng 7,6% [12].

Là một bệnh viện tuyến huyện hạng III, có mô hình bệnh tật khá đa dạng. Nên với cơ cấu số lượng chủng loại thuốc của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông như vậy là phù hợp với thực tế điều kiện để duy trì công tác khám chữa bệnh và thu hút người bệnh của bệnh viện. Tuy nhiên cần lưu ý với nhóm N trong hạng A có tỷ lệ 8,3 đây là điều mà HĐT&ĐT cần lưu ý để những năm sau có tiêu chí lựa chọn và loại bỏ những thuốc không cần thiết trong điều trị nhưng chiếm giá trị sử dụng cao hàng năm.

4.2.3. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN.

Kết quả phân tích ma trận VEN/ABC thu được: Trong cả 3 nhóm thuốc A, B, C thuốc E chiếm số lượng khoản mục nhiều nhất (EA có 21/28 khoản mục nhóm A, EB có 21/32 khoản mục nhóm B, EC có 69/103 khoản mục nhóm C), riêng thuốc E nhóm C có số lượng nhiều nhất 69/163khoản mục chiếm tỷ lệ 42,3% số khoản mục.

Về giá trị sử dụng, trong cả 3 nhóm A, B, C thuốc E vẫn chiếm giá trị sử dụng cao nhất trong mỗi nhóm: EA 67,8% nhóm EB; 10,9% nhóm EC; 3,3%. Trong nhóm A mặc dù thuốc AN có số lượng khoản mục và GTSDthấp nhất trong nhóm (6 khoản mục, giá trị sử dụng 465.371 nghìn đồng chiếm 8,3% GTSD thuốc), nhưng so sánh với thuốc NB, NC thì thuốc AN vẫn chiếm GTSD cao, tới 8,3% giá trị sử dụng thuốc N. Bởi vậy đề tài tiến hành phân tích nhóm AN, gồm những thuốc không thiết yếu mà giá trị sử dụng lớn.

Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014, thuốc nhóm AE chiếm 65,1% về giá trị sử dụng, thuốc nhóm AN chiếm 1,5% về giá trị sử dụng [12].

4.3. Một số hạn chế của đề tài.

Trong quá trình thực hiện, do thời gian có hạn nên đề tài chưa đi sâu phân tích được những vấn đềsau:

Đề tài chưa phân tích kỹ hơn các nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc gây tê, gây

mê và nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Đề tài chưa đi sâu phân tích nhằm đưa ra được các giải pháp can thiệp rõ ràng, cụ thể hơn để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

1. Về cơ cấu DMT đã được sử dụng tại TTYT huyện Điện Biên Đông năm 2019.

DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2019 được chia thành 21 nhóm điều trị, với 163 khoản mục thuốc. Tập trung chủ yếu tập trung ở 5 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, chiếm90,35% tổng giá trị tiền thuốc đó là: Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhómthuốc gây tê, gây mê, nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp, nhóm thuốc chế phẩm y học cổ truyền, nhóm thuốc đường tiêu hóa.

Tỉ lệ thuốc sản xuất trong nước trong DMT chiếm tỉ lệ giá trị cao 70,0%. Cần duy trì và tăng cường hơn nữa sử dụng thuốc trongnước.

Năm 2019bệnh viện không có thuốc mua ngoài DM.

Tiểu nhóm chiếm giá trị cao nhưng không cần thiết trong điều trị là AN có 5 thuốc nhưng đều là chế phẩm YHCTchiếm 8,4 % giá trị sử dụng thuốc.

2. Về phân tích DMT được sử dụng theo phương pháp ABC và VEN.

Kết quả phân tích ABC danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông cho thấy cơ cấu DMT rất hợp lý với 80,0% giá trị sử dụng hạng A, tương ứng với 17,2%số lượng khoản mục. Hạng B chiếm 15,0% giá trị sử dụng, với 19,6% số lượng khoản mục. Hạng C có giá trị sử dụng nhỏ nhất chỉ chiếm 5,0%, với 63,2% số lượng khoản mục.

Phân tích ABC cho thấy việc sử dụng thuốc còn chưa hợp lý, những nhóm thuốc không cần thiết chỉ dùng điều trị phối hợp lại có giá trị sử dụng rất cao. Nhóm thuốc có nguồn gốc từ Dược Liệu, thuốc giảm đau, hạ sốt chiếm tỷ lệ sử dụng cao trong nhóm hạngA.

Tiểu nhóm chiếm giá trị cao nhưng không cần thiết trong điều trị là AN có 5 thuốc, chiếm 3,1% khoản mục sử dụng và chiếm 8,4% giá trị sử dụng.

KIẾN NGHỊ

Cân nhắc trong lựa chọn các thuốc chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng cao nhưng hiệu quả điều trị không thực sự tối cần thiết.

Có biện pháp hạn chế lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong năm 2019 tỉ lệ kháng sinh sử dụng lớn trong đó chủ yếu là các kháng sinh nhóm β - lactam, vậy bệnh viện cần có điều chỉnh nhập đa dạng thêm các nhóm kháng sinh khác để điều trị hiệu quả hơn.

Bệnh viện cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc tiêm để hạn chế lạm dụng thuốc đường tiêm, hạn chế tai biến và tiết kiệm chi phí cho bệnh viện cũng như cho người bệnh. Ưu tiên sử dụng thuốc nội, thuốc đơn thành phần để tiết kiệm ngân sách.

Thay thế các thuốc thuộc nhóm A bằng thuốc rẻ hơn với tác dụng điều trị tương đương để giảm thiểu chi phí thuốc. Xem xét giảm thiểu sử dụng nhóm AN khi không cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2004), Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 về việc chấn

chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2011), Báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2010

và trọng tâm năm 2011, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc

Quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc

Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2012), Đề án “người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt

Nam”, Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT, ngày 08/8/2013 Quy

định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của

Bộ Y tế về việc Ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

8. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 Tăng

cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. Cục Quản lý Dược (2011), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và

định hướng trọng tâm công tác năm 2011, Hà Nội.

10. Nguyễn Quang Dương (2016), Phân tích danh mục thuốc được sử

dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành - Tỉnh Hải Dương năm 2015,

Luận văn DSCK I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

11. Tống Thị Quỳnh Giao (2012), Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc,

hóa chất, vật tư y tế tiêu hao tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình năm 2010, Luận văn DSCK I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

12. Phạm Thị Bích Hằng (2015), Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử

dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.

13. Nguyễn Trương Thị Minh Hoàng (2015), Phân tích danh mục

thuốc sử dụng của Bệnh viện đa khoa Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2015, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.

14. Vũ Thị Thu Hương (2012), Ðánh giá hoạt Ðộng của hội Ðồng

thuốc và Ðiều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện Ða khoa, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

15. Đàm Quang Hữu (2014), Thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện

đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2012, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.

16. Lương Ngọc Khuê (2010), Báo cáo tổng quan tình hình quản lý và

sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục Quản lý khám chữa bệnh Việt Nam.

17. Nguyễn Văn Kính (2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh

và kháng kháng sinh ở Việt Nam-GARP.

18. Đoàn Thanh Lam (2013), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại

bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc-Nghệ An năm 2012, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.

19. Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm (2013), Phân tích thực trạng sử dụng

thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.

20. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao

chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân nhân 115, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

21. Hàn Hải Yến (2017), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh

viện đa khoa tỉnh Bình Dương, năm 2015, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.

22. Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Quản lý và kinh tế dược, Hà Nội. 23. Lê Văn Lâm (2016) Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh

viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa năm 2016, Luận văn dược sỹ chuyên kho I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

24. Phạm Thị Ngọc Thanh (2016) Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện nội tiết Thanh hóa năm 2015, Luận Văn dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tiếng Anh

25. WHO (2004) Drug anh Therapeutics commtime, A Practical guide 26. Managenment sciences for Health (2011), MDS-3: Managing Access to Medicines and other Health Technologies, Arlington, VA: Management Sciences for Health.

27. WHO (1996) Manual for the development end maintenance of drug formulaties.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2019 (Trang 56 -56 )

×