Khái niệm sinh viên, sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn 2 (Trang 25 - 29)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2 Khái niệm sinh viên, sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học

hội và Nhân văn

1.2.2.1 Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “student” có nghĩa là những người làm việc và học tập tích cực, tìm hiểu và khai thác tri thức khoa học.

Có thể nói, sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù, nhóm xã hội này vừa mang những đặc điểm chung của tầng lớp thanh niên và những đặc điểm riêng của mình. Cụ thể:

- Sinh viên là danh từ chung chỉ những người đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp.

- Sinh viên được xác định là những thanh niên độ tuổi từ 17- 18 đến 24 tuổi. Lứa tuổi này về mặt sinh lý, thể chất có sự phát trỉên tương đối ổn định sau những biến đổi ở lứa tuổi dậy thì. Đặc biệt trong hoạt động thần kinh cấp cao đã đạt đến mức độ trưởng thành.

+ Về mặt trí tuệ: Sự phát triển có tính chất bước ngoặt là khả năng tư duy sâu sắc và mở rộng, khả năng lĩnh hội tri thức, chú ý, hay ghi nhớ hay lập luận lôgíc

chặt chẽ hơn. Đặc biệt thời kì này, sinh viên đã phát triển khả năng hình thành ý trừu tượng, khả năng phán đoán, có nhu cầu học tập, trau dồi thêm nhiều kiến thức đa dạng phong phú về xã hội, về nghề nghiệp…( tính nhạy bén cao độ) là một trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển trí tuệ trong thời kỳ này, khả năng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và kiến thức đã có trước đây. Sự phát triển trí tuệ cộng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo ở sinh viên khả năng sáng tạo ra cách thức lĩnh hội hay sự phát hiện, giải quyết vấn đề.

Để có thể trở thành một chuyên gia về một lĩnh vực nhất định, ngoài việc nắm vững và có thể vận dụng những tri thức đã có, sinh viên phải thường xuyên tìm kiếm và nắm bắt các tri thức khoa học, có tính cập nhật do đó đặc trưng chính trong họat động học tập của sinh viên là sự căng thẳng về trí tuệ, có sự phối hợp nhiều thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá….

+ Về mặt nhân cách: Ở thời kì này có cơ sở là sự ổn định về mặt sinh lý và sự bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động nhất định. Thời kỳ này đựơc coi là một quá trình biện chứng bao gồm sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn, quá trình chuyển các yêu cầu từ bên ngoài thành yêu cầu về bản thân. Những mâu thuẫn nảy sinh và cần được giải quyết trong thời kì này đó là: Mâu thuẫn giữa ước mơ với điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện ước mơ, mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin vô cùng phong phú với khả năng và điều kiện xử lý thông tin.

Sự phát triển nhân cách được diễn ra theo xu hướng cơ bản sau:

- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và phát triển.

- Các quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhận thức được “nghề nghiệp hoá”. Quá trình hình thành thế giới quan với việc nắm vững các giá trị, tiêu chuẩn về nghề nghiệp và có ý thức nghề nghiệp.

- Nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao, cá tính và lập trường sống của sinh viên được bộc lộ rõ nét.

- Sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần đạo đức, những phẩm chất nghề nghiệp và có sự ổn định chung về nhân cách sinh viên.

- Khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng cao.

- Tính độc lập và sự sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp, tương lai được củng cố. Đó là kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đời sống, tham gia vào một cộng đồng nghề nghiệp nào đó.

+ Trong đời sống tình cảm: Ở thời kì này, xuất hiện nhiều cảm xúc mới về nghề nghiệp, cảm xúc…Thường ở lứa tuổi này, xúc cảm tình cảm đã mang tính ổn định tương đối. Tuy nhiên, trong những trường hợp do hạn chế về khả năng giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh đã dẫn đến những xúc cảm tình cảm tiêu cực và có những biểu hiện hành vi ứng xử chưa phù hợp với các giá trị chuẩn mực, lứa tuổi này thường chú ý đến “cái tôi” của mình và muốn thể hiện tính độc lập, tự giải quyết các công việc, có thể nói đây là lứa tuổi có tính chất chuyển tiếp từ tuổi “trẻ con” sang “người lớn”, từ cuộc sống phụ thuộc sang cuộc sống tự lập. Sự phát triển về mặt nhận thức cũng như sự tự ý thức về bản thân làm cho họ biết cách thể hiện hay kiềm chế các xúc cảm của tình cảm để phù hợp và thích nghi với hoàn cảnh. Họ có thể nắm bắt được các sắc tái rung động của bản thân, của người khác một cách tinh tế, chính xác nhờ vào kinh nghiệm cũng như khả năng tư duy lập luận logíc có cơ sở.

Như vậy, sinh viên - những người đang học tập tại các trường Đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp là những con người tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học vào việc giải quyết các vấn đề lý luận hay thực tiễn trong cuộc sống, qua đó cũng hình thành và rèn luyện các phẩm chất, năng lực mới chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của mình.

1.2.2.2 Khái niệm sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Là khái niệm dùng để chỉ sinh viên theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoàn thành nhiệm vụ khóa học, tích

lũy đủ số tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo, đạt trình độ ngoại ngữ theo qui định của Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Sinh viên tốt nghiệp đảm bảo điều kiện về số tín chỉ tích lũy với chương trình cử nhân hệ chuẩn được thiết kế từ 120 đến 140 tín chỉ, chương trình đào tạo chất lượng cao được thiết kế nhiều hơn 15 tín chỉ, chương trình đào tạo chuẩn quốc tế được thiết kế nhiều hơn chương trình đào tạo chuẩn ít nhất 15 tín chỉ, trong đó bao gồm khối kiến thức chung; khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành; khối kiến thức cơ sở ngành; khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp. Với khối lượng kiến thức như vậy, sinh viên sau khi ra trường có đầy đủ tri thức và năng lực làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ được cấp bằng cử nhân, được đào tạo theo hướng chuyên ngành cụ thể với các mục tiêu đào tạo đảm bảo người học sau khi ra trường đáp ứng các mục tiêu đào tạo sau:

+ Về kiến thức: Sau tốt nghiệp sinh viên được cung cấp một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại và thiết thực về các lĩnh vực, các chuyên ngành đào tạo.

+ Về kỹ năng: Sinh viên được trải nghiệm và học tập một hệ thống các kỹ năng, kỹ năng lựa chọn, phân tích, nghiên cứu... thông qua các bài học trên lớp, đồng thời sinh viên cũng được cung cấp một hệ thống các kỹ năng “mềm” như làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc cơ bản ... nhóm kỹ năng này sinh viên có được qua các chương trình đào tạo chính thức và không chính thức tại trường, qua các hoạt động văn – thể - mỹ do nhà trường tổ chức.

+ Về năng lực: Sinh viên có khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và khả năng làm việc ở các lĩnh vực có liên quan đến chuyên ngành trong xã hội như các tổ chức phi chính phủ, tổ chức giáo dục, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp....

+ Về thái độ: Trong quá trình đào tạo tại trường, bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên các ngành còn được đào tạo và rèn luyện về tư tưởng, tác

phong, đạo đức, các phẩm chất đặc biệt để thích nghi và làm việc theo yêu cầu của đơn vị, tổ chức.

Với chương trình đào tạo theo hướng chuyên ngành và những mục tiêu cụ thể, sinh viên sau tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa đáp ứng được những yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng đồng thời cũng được trau dồi những kiến thức xã hội để sinh viên thích nghi được với môi trường làm việc của tổ chức sau tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn 2 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)