Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn 2 (Trang 46 - 49)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trường đang xây dựng trường thành một đại học đứng đầu đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hoá các chương trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học đẳng cấp cao ở khu vực và trên thế giới.

Hiện tại Trường có 16 khoa, 13 trung tâm nghiên cứu, đào tạo, Bảo tàng Nhân học, 9 phòng chức năng và Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo, 1 Viện Chính sách và Quản lý, 01 Công ty.

Tổng số cán bộ viên chức hiện đang làm việc tại trường là 531 người, trong đó có 372 là giảng viên với 6 GS.TS, 91 PGS.TS, 97 TS, 165 ThS, 1 NGND, 12 NGUT (từ khi thành lập đến nay, trường có 27 nhà giáo được phong tặng NGND và 55 nhà giáo được phong tặng NGUT).

Mỗi năm, nhà trường đạo tạo trên 13.000 sinh viên trong đó gần 6000 sinh viên hệ đại học chính qui, gần 5000 sinh viên hệ vừa học vừa làm và trên 3000 học viên cao học, nghiên cứu sinh, hơn 500 sinh viên quốc tế.

Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có những cố gắng vượt bậc về mọi mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực khoa học xã hội chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

2.1.2 Tổ chức nghiên cứu 2.1.2.1 Thời gian nghiên cứu 2.1.2.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần 2 năm từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2015 với một số mốc thời gian chính như sau:

-Tháng 3/2014: Xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu

-Tháng 6/2014: Đề cương nghiên cứu chính thức được công nhận

-Tháng 6/2014 đến tháng 12/2014: tiến hành nghiên cứu tài liệu và tìm kiếm khách thể mời tham gia nghiên cứu

-Tháng 12/2014: hoàn thành nội dung nghiên cứu lý luận và tập hợp được 200 khách thể

-Tháng 2/2015: hoàn thành bộ công cụ nghiên cứu bao gồm bảng hỏi, bộ câu hỏi phỏng vấn sâu, tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động

-Tháng 3/2015: triển khai nghiên cứu thực tiễn -Tháng 9/2015: Hoàn thành đề tài nghiên cứu

2.1.2.2 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Xây dựng hệ thống khái niệm làm công cụ nghiên cứu, cụ thể hoá chúng dưới các chỉ báo để có thể đo được trong thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết làm cơ sở lý luận của việc nghiên cứu.

2.1.2.3 Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn Giai đoạn khảo sát thăm dò

- Mục đích khảo sát thăm dò:

+ Hoàn thiện nội dung, hình thức của các bảng hỏi

+ Xác định những phương pháp bổ trợ phục vụ cho mục đích nghiên cứu + Hình thành các phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu

- Quy trình thăm dò:

+ Lấy những thông tin để xây dựng bảng hỏi

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn để làm rõ hơn những thông tin thu được từ các phương pháp khác.

Giai đoạn khảo sát thực tiễn:

- Chọn mẫu nghiên cứu - Phân tích mẫu nghiên cứu

Tiến hành khảo sát:

- Thời gian khảo sát thăm dò: tháng 3-4/2015

- Thời gian khảo sát thực tế: 3-4/2015

Đề tài tiến hành nghiên cứu 142 khách thể là cựu sinh viên khóa QH-2010-X của 3 chuyên ngành Tâm lý học, Văn học, Khoa học quản lý của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngoài ra, để có kết quả nghiên cứu mang tính khách quan và chính xác, đề tài tiến hành tham khảo, nghiên cứu các ý kiến của các giảng viên, cán bộ, đơn vị tuyển dụng lao động. Sau quá trình làm sạch dữ liệu, loại bỏ các phiếu trả lời lỗi (bỏ qua không trả lời), chúng tôi thu được cụ thể như sau:

Đặc điểm mẫu N %

Giới tính Nam 14 9.8

Nữ 128 89.5

Chuyên ngành tốt nghiệp Tâm lý học 40 28.0

Khoa học quản lý 48 33.6

Văn học 54 37.8

Xếp loại tốt nghiệp Xuất sắc 1 0.7

Giỏi 24 16.8

Khá 117 81.8

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản - Phương pháp điều tra bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp bài tập tình huống

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn 2 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)