8. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Các yếu tố khách quan
Bảng 3.21: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng tìm việc làm
Nội dung Mức độ ĐTB TT Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng N % N % N %
Chương trình đào tạo 78 54.9 62 43.7 2 1.4 2.54 1 Sự hỗ trợ từ đơn vị ĐT 60 42.3 67 47.2 15 10.5 2.32 4
Phương pháp giảng dạy của giảng viên
68 47.9 64 45.1 10 7.0
2.41 2 Điều kiện học tập và trang thiết
bị 37 26.1 82 57.7 23 16.2 2.10 5
Các CTĐT kỹ năng mềm do
Theo đánh giá của sinh viên, các yếu tố khách quan có ảnh mạnh mẽ tới kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Trong các yếu tố khách quan có những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đó là chương trình đào tạo (ĐTB:2.54). Chương trình đào tạo đại học là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ (phẩm chất đạo đức), phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Mỗi chương trình đào tạo gắn với một ngành học. Một ngành học với mục tiêu đào tạo, mức chất lượng và đặc thù khác nhau có một hoặc nhiều chương trình đào tạo khác nhau với khối lượng kiến thức, yêu cầu chất lượng và đặc thù tương ứng.
Hiện nay trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ, chương trình đào tạo này đã được chuyển đổi từ niên chế sang tín chỉ đã bắt đầu khởi động từ năm học 2006 – 2007 và kéo dài cho đến hết năm học 2008-2009. Hiện nay, từ khoá 2012, chương trình đào tạo lại tiếp tục được điều chỉnh một bước nữa theo xu hướng đáp ứng chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do vậy, đối với mỗi sinh viên, việc tìm hiểu kĩ chương trình đào tạo là việc làm cần thiết. Nó sẽ định hướng ban đầu cho sinh viên biết mình cần học tập những môn học nào, những khối kiến thức nào, cần đáp những yêu cầu nào của chương trình đào tạo để sau có thể là 3 năm, hoặc ba năm rưỡi hoặc bốn năm tốt nghiệp ra trường. Chính bởi vậy, chương trình đào tạo được sinh viên đánh giá có ảnh hưởng khá nhiều tới việc hình thành kỹ năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên.
Ở vị trí số 2, yếu tố về phương pháp giảng dạy của giảng viên (ĐTB:2.41). Giảng viên chính là lực lượng gần gũi nhất đối với mỗi sinh viên. Giảng viên gắn với môn học sinh viên theo học. Hoạt động giảng dạy trong đào tạo theo tín chỉ có sự khác biệt, hoạt động giảng dạy khác biệt từ khâu chuẩn bị tài liệu dạy học đến khâu tổ chức hoạt động học tập và các vấn đề liên quan tới kiểm tra đánh giá. Giảng viên phải lao động nhiều hơn để chuẩn bị cho các giờ giảng dạy lý thuyết, thảo luận, hướng dẫn chi tiết cho sinh viên trong các giờ tự học, tự nghiên cứu đồng thời có
các phương pháp để đánh giá, kiểm tra thường xuyên hoạt động học của sinh viên. Với phương pháp giảng dạy hấp dẫn, tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện những kỹ năng ngay trong giờ học sẽ là tiền đề tốt để sinh viên rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp. Bởi vậy, trong 5 yếu tố khách quan yếu tố phương pháp giảng dạy của giảng viên được sinh viên đánh giá ở mức khá cao và là yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến việc hình thành kỹ năng của sinh viên.
Vị trí số 3, các chương trình đào tạo kỹ năng mềm từ cơ quan, tổ chức ngoài trường (ĐTB:2.34). Trong những năm gần đây, một số cơ sở đào tạo từ các trường cao đẳng, đại học tới các trường trung cấp, các trung tâm dạy nghề đã quan tâm giảng dạy các nội dung về kỹ năng tìm việc làm cho học sinh, sinh viên của mình nhằm tăng cơ hội việc làm cho người học, đồng thời cũng là nâng cao chất lượng đầu ra cho sản phẩm đào tạo của chính mình. Bên cạnh đó, các trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm dạy kỹ năng mềm cũng đã phát triển các khóa đào tạo kỹ năng này.
Theo sinh viên B.H.P: “Vào năm thứ 3 đại học em tìm đến một số trung tâm
đào tạo kỹ năng mềm, tuy nhiên em chỉ đăng kí học kỹ năng giao tiếp là chủ yếu”.
Trên thực tế, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chương trình kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy và được qui định theo tiêu chuẩn đầu ra của ngành học sinh viên phải đáp ứng các điều kiện về kỹ năng mềm, tuy nhiên những điều kiện này được coi như điều kiện để xét tốt nghiệp, trong học phần về kỹ năng mềm có cả những kỷ năng liên quan đến nghề nghiệp. Tuy nhiên, hình thức đào tạo các chương trình kỹ năng cho sinh viên qua phương tiện internet, hình thức đào tạo này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao và sinh viên tìm kiếm các nguồn đào tạo kỹ năng khác từ bên ngoài trường đại học là điều tất yếu.
Ở vị trí số 4, là yếu tố sự hỗ trợ từ đơn vị đào tạo (ĐTB:2.32), có nhiều chương trình hỗ trợ về kỹ năng cho sinh viên được Khoa, Trường, Hội sinh viên – Đoàn Thanh niên tổ chức, trong đó có các chương trình hướng nghiệp như: Các buổi tọa đàm về kỹ năng, hội thảo về kỹ năng tìm kiếm việc làm…..
Theo T.S Nguyễn Quang Liệu, trưởng phòng CT&CTSV cho biết: “ Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức nhiều hoạt động để giúp sinh viên có được việc làm sau tốt nghiệp, trong đó các hoạt động được tổ chức như: Tư vấn về thực tập tốt nghiệp, phát triển kỹ năng thông qua các hoạt động ngoài chương
trình học và thông qua các bài giảng của giảng viên, tổ chức tọa đàm: Hỗ trợ khởi nghiệp, yêu cầu của nhà tuyển dụng với nguồn nhân lực mới... Các hoạt động bước đầu thu được những hiệu quả nhất định thông qua kết quả khảo sát của phòng Chính trị và Công tác sinh viên, kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp ...”
Vị trí số 5: Là yếu tố điều kiện học tập và trang thiết bị (ĐTB:2.10) gồm: phòng học, trang thiết bị, thư viện, tài liệu tham khảo, mạng internet, cangteen…..
Trong những năm gần đây, các vấn đề cơ sở vật chất không còn trở thành những yếu tố trở ngại. Nhà trường đã cải thiện đáng kể, nâng cấp về cơ sở vật chất, giảng đường, phòng học, sách trong thư viện, mạng Internet….phục vụ các hoạt động học tập của cả thầy và trò. Sinh viên có sẵn môi trường để rèn luyện, thực hành những kiến thức mình đã được học. Do đó, những vấn đề này trở thành một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất định tới việc hình thành kĩ năng học tập của sinh viên.