Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn 2 (Trang 41 - 46)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

1.2.6.1 Các yếu tố khách quan

a. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đại học là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ (phẩm chất đạo đức), phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Mỗi chương trình đào tạo gắn với một ngành học. Một ngành học với mục tiêu đào tạo, mức chất lượng và đặc thù khác nhau có một hoặc nhiều chương trình đào tạo khác nhau với khối lượng kiến thức, yêu cầu chất lượng và đặc thù tương ứng. Do đó, nó cũng ảnh hưởng một phần không

nhỏ tới việc hình thành và phát triển các kỹ năng tìm việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

b. Sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, từ đơn vị đào tạo

Tại các trường đại học hiện nay, hoạt động hướng nghiệp và đào tạo kỹ năng tuyển dụng cho sinh viên được chú trọng. Những hoạt động giúp ích cho quá trình tìm việc của sinh viên có thể kể đến là hoạt động tổ chức các buổi tọa đàm về việc làm, tổ chức hội trợ việc làm, mời các doanh nghiệp tuyển dụng đến nói chuyện với sinh viên, các em được các thầy cô chia sẻ kinh nghiệm về quá trình tìm việc làm hoặc dựa trên kênh thông tin từ cựu sinh viên của trường. Những hoạt động này tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin việc làm, thiết lập được các mối quan hệ ngay từ khi còn là sinh viên, hoạt động này không những giúp sinh viên tự tin – năng động mà còn giúp sinh viên có nhiều vốn kiến thức về kỹ năng tìm việc làm, phục vụ đắc lực cho quá trình tìm việc sau tốt nghiệp của sinh viên.

c. Phương pháp giảng dạy của giảng viên

Giảng viên là cầu nối truyền bá tri thức cho sinh viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên mang tính đa dạng, hấp dẫn sẽ thu hút người học tham gia vào quá trình học và mang tới hiệu quả cao. Phương pháp soạn bài và giảng bài, cách thức tổ chức giờ dạy của giảng viên dẫn dắt, thúc đẩy sinh viên tìm kiếm tri thức, tác động trực tiếp đến quá trình thích ứng của họ. Khi áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ, thời gian lên lớp của thầy giảm đi so với đào tạo theo niên chế. Đó là một thách thức với đội ngũ giảng viên. Với lượng thời gian ít ỏi, người thầy phải làm như thế nào để sinh viên có thể hiểu được nội dung cơ bản của bài học, nắm bắt được các kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được phương pháp học tập cho mình.

Qua các bài giảng trên lớp, sinh viên có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng được truyền tải, qua cách sắp xếp bài giảng như phương pháp giảng dạy vận dụng các kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian... những kỹ năng này giúp sinh viên tự tin, biết cách giao tiếp, biết cách sắp xếp thời gian hợp lý khi bắt tay vào quá trình tìm việc sau tốt nghiệp.

d. Điều kiện học tập và trang thiết bị

Hệ thống thư viện, giảng đường, phòng thí nghiệm, hệ thống tra cứu tài liệu của bộ môn, khoa, trường… các điều kiện này nếu được trang bị đầy đủ, hiện đại, đồng bộ (trong điều kiện lý tưởng) sẽ làm cho quá trình thích ứng với hoạt động học tập của SV diễn ra hiệu quả, thuận lợi hơn; đặc biệt là với bậc học đại học, SV sẽ nhanh chóng cập nhật, nắm bắt được những thông tin mới, cho phép phát huy cao tính năng động, chủ động trong học tập.

Với các điều kiện về trang thiết bị giúp sinh viên có nhiều cơ hội thực tập, thực hành và nâng cao kiến thức của bản thân. Đây là điều kiện ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển kỹ năng tìm việc làm của sinh viên.

1.2.6.2 Các yếu tố chủ quan

a. Động cơ tìm kiếm việc làm

Con người có rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống, từ nhu cầu về các điều kiện vật chất đảm bảo cho sinh hoạt cá nhân cho tới các mối quan hệ xã hội và phát triển bản thân, tự khẳng định mình… Vì thế, một cá nhân có thể làm việc với nhiều mục đích khác nhau như để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, để có được các mối quan hệ xã hội, để khẳng định tài năng của bản thân, để tạo nên những giá trị đóng góp cho xã hội… Ở mỗi người, trong từng giai đoạn, xuất phát từ các nhu cầu của cuộc sống, những mục đích này có thể được sắp xếp với các thứ tự ưu tiên khác nhau và điều đó ảnh hưởng tới sự lựa chọn công việc của cá nhân. Một công việc tốt là một công việc phù hợp với khả năng của cá nhân về nhiều mặt (sức khỏe, học vấn, phẩm chất, năng lực, điều kiện kinh tế…) và đáp ứng được nhu cầu nổi bật của cá nhân ở một giai đoạn nhất định trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là, cá nhân cần phải có sự cân nhắc, tính toán, xác định nhu cầu cuộc sống và mục đích làm việc để lựa chọn công việc cho mình. Và ít nhất, cần phải có một động cơ mạnh để thúc đẩy cá nhân tìm việc làm. Nếu không thì cá nhân sẽ mơ hồ, lúng túng trong việc lựa chọn việc làm. Do đó, việc xác định mục đích, động cơ làm việc có ảnh hưởng tới kỹ năng tìm việc làm.

Sinh viên xác định được yếu tố thúc đẩy cá nhân tìm việc làm gồm các động cơ: - Làm việc có tiền nuôi sống bản thân

- Làm việc có thêm môi trường giao lưu, học hỏi, có thêm nhiều mối quan hệ xã hội

- Làm việc thể hiện năng lực bản thân

b. Kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động ngoài học tập ở đây bao gồm các công việc làm thêm được trả lương, và việc tham gia các công tác đoàn thể, xã hội, tình nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội, trong quá trình học tập trên ghế nhà trường… Tất cả những kinh nghiệm này đều giúp cho cá nhân phát triển các kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, thuyết trình, làm việc nhóm… và giúp cá nhân rèn luyện nhiều phẩm chất như cần cù, ham học hỏi… Những kinh nghiệm này đều tác động đến quá trình làm việc chính thức của cá nhân sau này. Người càng có nhiều kinh nghiệm thì càng thành thạo trong quá trình tìm việc làm.

Hoạt động ngoại khóa ở đây bao gồm các hoạt động bên ngoài hoạt động học tập, gồm các công việc làm thêm được trả công hoặc không trả công, hoạt động tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ tổ - đội – nhóm...

c. Định hướng nghề nghiệp của cá nhân

Với mỗi sinh viên việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân là một điều không hề dễ dàng, định hướng nghề nghiệp quyết định đến sự thành công hay thất bại của cá nhân trong tương lai. Việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Một số yếu tố ảnh hưởng trong quá trình định hướng nghề nghiệp như: sở thích nghề nghiệp, một số tiềm năng của cá nhân, xu hướng của xã hội….

d. Tính tích cực tìm kiếm việc làm

Tính tích cực chính là một biểu hiện cao của việc sinh viên có tự rèn luyện các kĩ năng tìm việc làm của mình hay không. Và nếu tính tự ý thức luôn thường trực trong mỗi sinh viên sẽ mang lại kết quả tốt trong quá trình tìm kiếm việc làm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Kỹ năng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau trong đó chủ yếu có 3 hướng nghiên cứu chính: Hướng thứ nhất xem kỹ năng là mặt kĩ thuật của thao tác, hành động. Hướng thứ hai xem xét kỹ năng như biểu hiện của năng lực cá nhân và cũng là điều kiện cần thiết để có năng lực trong một lĩnh vực nhất định. Hướng thứ ba xem xét kỹ năng không chỉ ở kết quả của hành động mà còn xem xét các yếu tố thái độ, động cơ của cá nhân khi thực hiện kỹ năng đó.

Trong tâm lý học, kỹ năng được hiểu là năng lực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân vào các thao tác cụ thể trong điều kiện thực tiễn để chủ thể thực hiện có hiệu quả hành động đó.

Kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là năng lực vận dụng kiến thức về ngành học, kiến thức về xã hội, kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học, vận dụng vào thực tế của quá trình tìm việc làm để sinh viên thực hiện có hiệu quả quá trình tìm việc.. Kỹ năng tìm việc làm bao gồm tổ hợp kỹ năng: kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, kỹ năng phỏng vấn nhân sự...

Tiêu chí đánh giá kỹ năng tìm việc là của sinh viên sau tốt nghiệp là biểu hiện của 3 mặt nhận thức, thái độ và hành động của sinh viên thông qua 4 kỹ năng của quá trình tìm việc làm.

Có rất nhiều yếu tố tác đến quá trình hình thành kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, trong đó có những yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn 2 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)