8. Phương pháp nghiên cứu
3.2.4 Thực trạng kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên
a. Kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua nhận thức
Để hiện thực hóa công việc của cá nhân, trở thành thành viên của một tổ chức nào đó, ứng viên phải trải qua các giai đoạn tuyển dụng theo qui định của đơn vị, phỏng vấn nhân sự là bước vô cùng quan trọng giúp ứng viên khẳng định bản
thân trước nhà tuyển dụng, thành công hay thất bại của quá trình tuyển dụng được quyết định ngay chính khâu tuyển dụng quan trọng này. Khi được hỏi về vai trò kỹ năng phỏng vấn nhân sự, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.12: Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng phỏng vấn nhân sự
Mức độ N % ĐTB
Quan trọng 44 30.8
2.18
Bình thường 80 55.9
Không quan trọng 18 12.6
Sinh viên nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức trung bình (ĐTB:2.18). Trong đó có 44 sinh viên (30.8%) cho rằng kỹ năng phỏng vấn nhân sự quan trọng, có 80 sinh viên (55.9%) sinh viên cho rằng kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức bình thường và chỉ có 18 sinh viên (12.6%) cho rằng kỹ năng phỏng vấn nhân sự không quan trong. Kỹ năng phỏng vấn nhân sự giúp sinh viên có tâm lý tốt khi gặp trực tiếp nhà tuyển dụng, giúp sinh viên thể hiện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và thuyết phục được nhà tuyển dụng, tuy nhiên quá trình tuyển dụng nhiều đơn vị tuyển dụng không chỉ ấp dụng các giai đoạn tuyển dụng cơ bản, mà sẽ gồm cả thi tuyển kiến thức chuyên môn, các kiến thức liên quan đến tin học, kiến thức về tiếng anh và cả kiến thức về IQ, EQ… sau khi tổng hợp tất cả các thông tin dựa trên các bài thi, phỏng vấn mới quyết định được ứng viên nào được nhận vào làm việc tại công ty.
b. Kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua thái độ
Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công hay thất bại là tổng hòa của rất nhiều yếu tố từ hình thức đến nội dung. Tùy thuộc vào vị trí công việc mà có các hình thức phỏng vấn khác nhau, tuy nhiên dù có bao nhiêu hình thức phỏng vấn thì điều quan trọng các bạn sinh viên phải chủ động, tích cực khi tham gia quá trình phỏng vấn, tính chủ động đòi hỏi sinh viên phải có sự đầu tư, chuẩn bị về cả nội dung và hình thức cho buổi phỏng vấn xin việc. Để tìm hiểu mức độ chủ động của sinh viên chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.13: Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự Kỹ năng phỏng vấn nhân sự Mức độ ĐTB Chủ động Ít chủ động Không chủ động N % N % N % 63 44.4 39 27.5 40 28.2 2.16 Hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng 36 25.4 82 57.7 24 16.9 2.08
Tổng 50 34.9 61 42.6 32 22.5 2.12
Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức độ trung bình (ĐTB:2.16), trong đó có 63 sinh viên (44.4%) đánh giá bản thân ở mức độ chủ động, 39 sinh viên (27.5%) đánh giá bản thân ở mức ít chủ động và 40 sinh viên (28.2%) đánh giá bản thân ở mức không chủ động.
Trên thực tế, kỹ năng phỏng vấn nhân sự là kỹ năng vô cùng quan trọng đồng thời cũng là kỹ năng gây nhiều khó khăn cho các bạn sinh viên mới ra trường. Việc chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm, những câu hỏi, những tình huống khi phỏng vấn nhân sự được truyền tải rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, mỗi công ty, mỗi ngành nghề lại có cách phỏng vấn nhân sự khác nhau, chính bở vậy sinh viên dễ gặp những khó khăn khi bước vào phỏng vấn dù có chủ động chuẩn bị các nội dung cho buổi làm việc quan trọng này.
Sinh viên N.H chia sẻ: “ Kỹ năng phỏng vấn là kỹ năng quan trọng nhất, bởi lúc phỏng vấn là lúc thể hiện bản thân của mình. Hồ sơ xin việc đẹp nhưng hỏi gì cũng không trả lời được hoặc trả lời không thuyết phục thì cũng không được công nhận, hơn nữa mỗi công ty có cách phỏng vấn tuyển dụng khác nhau điều này gây khó khăn cho các bạn sinh viên mới ra trường như em”.
Qua khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng về kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp ở mức độ trung bình (2.08), trong đó 36 sinh viên (25.4%) lựa chọn mức hài lòng, 82 sinh viên (57.7%) lựa chọn ở mức ít hài lòng, 24 sinh viên (16.9%) lựa chọn mức không hài lòng.
Như vậy, có thể thấy đa phần sinh viên cảm thấy chưa thật sự hài lòng về kỹ năng phỏng vấn nhân sự của bản thân, quá trình phỏng vấn đòi hỏi mỗi cá nhân có sự chuẩn bị về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng là chưa đủ mà còn đòi hỏi mỗi cá nhân chuẩn bị chu đáo về các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình phỏng vấn. Hơn nữa, khi mới tốt nghiệp và bắt đầu tìm việc, đa phần sinh viên sẽ gặp những khó khăn trong quá trình phỏng vấn, chính bởi vậy mức độ hài lòng về kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên ở mức trung bình là điều hoàn toàn phù hợp.
c. Kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua hành động
Như chúng tôi đã trình bày, mỗi doanh nghiệp nhiều giai đoạn tuyển dụng tùy thuộc vào tính chất công việc của từng đơn vị sử dụng lao động. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu 4 kỹ năng chính của quá trình tìm việc và kỹ năng phỏng vấn nhân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuyển dụng. Khi được hỏi về mức độ phù hợp của cá nhân khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.14: Mức độ thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự
Nội dung
Mức độ
ĐTB Tốt Bình thường Không tốt
N % N % N %
Chuẩn bị về trang phục, đầu
tóc, diện mạo bề ngoài 44 31.0 73 51.4 25 17.6 2.13
Tôi diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu có cách nói riêng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
53 37.3 71 50.0 18 12.7 2.25
Chú ý tư thế đi đứng, tư thế ngồi, cách thức diễn đạt chuyên nghiệp
59 41.5 60 42.3 23 16.2 2.25
mắt, khuôn mặt Chú ý về âm lượng, hành động phù hợp và làm hài lòng người phỏng vấn 48 33.8 72 50.7 22 15.5 2.18 Tổng 52 36.4 68 47.6 23 15.9 2.20
Sinh viên thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức trung bình (ĐTB:2.20), cụ thể có hoạt động sinh viên thực hiện ở mức khá tốt như hoạt động diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu có cách nói riêng ấn tượng với nhà tuyển dụng với 53 sinh viên (37.3%) lựa chọn thực hiện tốt, có 71 sinh viên (50%) lựa chọn mức thực hiện ở mức bình thường, 18 sinh viên (12.7%) thực hiện ở mức không tốt. Mặc dù theo đánh giá của sinh viên mặc dù còn gặp những khó khăn nhưng cá nhân cũng đã biết cách diễn đạt được các thông tin cần thiết đến nhà tuyển dụng, tuy nhiên do còn hạn chế về kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn, sinh viên vẫn chưa biết cách làm chủ được buổi phỏng vấn nhân sự và thật sự làm hài lòng nhà tuyển dụng.
Anh T.N.T, tập đoàn V chia sẻ: “Sinh viên có khả năng diễn đạt trôi chảy,
lưu loát, tuy nhiên câu trả lời thường không tập trung đúng vào nội dung của nhà tuyển dụng, cách diễn đạt vòng vo, khi đối diện với một tình huống thực tế sinh viên thường không đưa ra giải pháp mà đưa ra những biện minh, đó là những điểm nhà tuyển dụng không hài lòng khi phỏng vấn ứng viên”.
Đồng quan điểm với anh T.N.T, chị V. Công ty K.D cho biết: ““Sinh viên
khi đến phỏng vấn về kiến thức chúng tôi đánh giá rất tốt, nắm vững các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành. Tuy nhiên khi vận dụng vào thực tế hầu hết chưa đưa ra được cách giải quyết hiệu quả”.
Bên cạnh đó, hoạt động chú ý tư thế đi đứng, tư thế ngồi, cách thức diễn đạt chuyên nghiệp ở mức tốt có 59 sinh viên (41.5%), mức trung bình 60 (42.3%) và mức không tốt 23 sinh viên (16.2%).
Tư thế đi đứng, tư thế ngồi là những cử chỉ được nhà tuyển dụng quan tâm
chú ý ngay khi bước vào phỏng vấn. Theo chia sẻ của sinh viên Đ.B.H: “ Khi đi
bọc đế cao su để tránh gây ra tiếng lộp cộp khi vào phỏng vấn, giữa hội trường đông đúc với nhiều ứng viên và người phỏng vấn nếu có tiếng giày lộp cộp sẽ gây mất thiện cảm cho người khác”.
Vị trí số 3, là hoạt động sinh viên thể hiện sự tự tin qua ánh mắt, khuôn mặt khi tham gia phỏng vấn nhân sự với 55 sinh viên (38.7%) lựa chọn thực hiện mức tốt, mức trung bình 62 sinh viên (43.7%), mức không tốt 25 sinh viên lựa chọn (17.6%).
Vị trí số 4, là hoạt động sinh viên chú ý về âm lượng, hành động phù hợp và làm hài lòng người phỏng vấn, thực hiện ở mức tốt có 48 sinh viên (33.8%), thực hiện mức trung bình 72 lựa chọn (50.7%), thực hiện mức không tốt có 22 sinh viên (15.5%). Một trong những yếu tố ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố thành bại khi tham dự phỏng vấn, giọng nói cần điều chỉnh âm lượng cho phù hợp, hành động, cử chỉ nhỏ cũng khiến nhà tuyển dụng đánh giá, chính bởi vậy kiểm soát ngôn ngữ cơ thể là kỹ năng sinh viên cần chú ý và kiểm soát ở mức tốt nhất, tuy nhiên trong quá trình khảo sát cho thấy, sinh viên thực hiện kỹ năng này ở mức trung bình.
Vị trí số 5, chuẩn bị về trang phục, đầu tóc, diện mạo bề ngoài. Sinh viên lựa chọn lức tốt có 44 sinh viên (31%), thực hiện mức trung bình 73 lựa chọn (51.4%), thực hiện mức không tốt 25 lựa chọn (17.5%). Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản là vấn đề trang phục, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về trang phục, đầu tóc, diện mạo bề ngoài chứng tỏ sự chuyên nghiệp, hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng sẽ đến từ hình thức và diện mạo bề ngoài, tuy nhiên mức độ thực hiện của sinh viên vẫn ở mức chưa cao.
Theo chị V, phụ trách tuyển dụng trung tâm giáo dục K.D cho biết: “Về tác
phong, tư thế, cách nói chuyện với nhà tuyển dụng đặc biệt là chuẩn bị về ngoại hình, trang phục của các bạn sinh viên Nhân văn được chúng tôi đánh giá khá cao. Khi đến tham dự tuyển dụng các bạn cho thấy phong cách chuyên nghiệp, tuy nhiên cũng có những ứng viên chưa thực sự chú ý đến đầu tóc, trang phục”.
d, Đánh giá chung kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2.18 2.12 2.2 Nhậ n thức Thá i độ Hà nh động
Biểu đồ 3.4: Đánh giá chung về kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV
Qua kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhận thức về kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức trung bình (ĐTB:2.18), sinh viên có thái độ chủ động, hài lòng khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự ở mức trung bình (ĐTB:2.12), bên cạnh đó mức độ thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự của sinh viên ở mức trung bình (ĐTB:2.20).
3.2.5 Thực trạng kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn qua tình huống thực tế
a. Tình huống về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp
Để tìm hiểu khả năng vận dụng kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp vào thực
tế, chúng tôi đưa ra câu hỏi tình huống thực tế với nội dung: “Ngay khi cầm trên tay
tấm bằng cử nhân, H chuẩn bị rất nhiều hồ sơ và bắt đầu quá trình tìm việc của mình. Bất kì thông tin tuyển dụng ở công ty nào dù xa hay gần H cũng đến nộp và tham gia quá trình tuyển dụng. Sau 3 tháng xin việc không thành công, H cảm thấy thật sự mệt mỏi vì quá trình di chuyển quá nhiều hơn nữa kinh phí bỏ ra để tham gia quá trình tuyển dụng không phải ít. H mệt mỏi vì kiệt sức và tốn kém tiền bạc. Nếu bạn trong trường hợp như H, bạn sẽ làm gì?” . Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.15: Kết quả xử lý tình huống kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp
Phương án N % ĐTB
a.Tôi chủ động xem lại bản kế hoạch nghề nghiệp của bản thân
23 16.1
2.15 b.Tôi xem lại quá trình tìm việc của bản thân, xác
định lại các nhóm ngành – nghề có khả năng trúng tuyển, tôi chủ động học hỏi kinh nghiệm đi tìm việc từ các bạn đã tìm việc thành công trong lớp, tôi tiếp tục đi tìm việc sau khi có những điều chỉnh.
45 31.5
c.Tôi tiếp tục đi tìm việc, kiên trì đi xin việc rồi sẽ tìm được việc làm
74 51.7
Lập kế hoạch nghề nghiệp không chỉ giúp mỗi cá nhân cách nhìn nhận, đánh giá bản thân, xác định mục tiêu nghề nghiệp. Bản kế hoạch còn giúp sinh viên luôn bình tĩnh không rơi vào trạng thái bị động, biết mình đang làm gì, nghề nghiệp nào là của mình và hoàn toàn chủ động chiếm lĩnh thời cơ, bên cạnh đó bản kế hoạch nghề nghiệp còn giúp cá nhân cập nhật được thị trường việc làm, xu hướng và cơ hội trong lĩnh vực ngành nghề của mình. Để đánh giá về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp dựa trên các mặt biểu hiện về nhận thức, thái độ của sinh viên sau tốt nghiệp đã phần nào cho thấy mức độ thực hiện kỹ năng này, tuy nhiên để đánh giá thật sự khách quan, chúng tôi còn dựa trên cách xử lý tình huống thực tế của sinh viên sau tốt nghiệp.
Qua tình huống thực tế cho thấy, sinh viên vận dụng kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp vào thực tế ở mức độ trung bình (ĐTB:2.15), trong đó chúng tôi lồng ghép vào 3 phương án lựa chọn theo mức độ ý nghĩa, mức độ chủ động, mức độ hành động của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp.
Phương án phù hợp nhất (b): Xem lại quá trình tìm việc của bản thân, xác định lại các nhóm ngành – nghề có khả năng trúng tuyển, tôi chủ động học hỏi kinh nghiệm đi tìm việc từ các bạn đã tìm việc thành công trong lớp, tôi tiếp tục đi tìm việc sau khi có những điều chỉnh” với 45 lựa chọn (31.5%), những sinh viên lựa chọn phương án này đã có nhận thức về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, đã chủ
động tham khảo thêm các thông tin để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và có hành động phù hợp sau khi đều chính.
Phương án ít phù hợp (a): có 23 lựa chọn (16.1%) sinh viên cho rằng “Tôi chủ động xem lại bản kế hoạch nghề nghiệp của bản thân”, nếu chỉ chủ động xem lại bản kế hoạch nghề nghiệp là chưa đủ, bên cạnh thái độ tích cực, sinh viên cần có nhận thức về bản kế hoạch nghề nghiệp và có hành động phù hợp mới có kết quả tìm kiếm việc làm tốt.
Phương án không phù hợp (c): 74 sinh viên (51.7%) cho rằng “Tôi tiếp tục đi tìm việc, kiên trì đi xin việc rồi sẽ tìm được việc làm” đây là phương án chưa thật sự khả thi vì nếu qua quá trình đi tìm việc 3 tháng, sinh viên chưa tìm được việc làm nên có sự đánh giá nhìn nhận khách quan vấn đề tìm việc của cá nhân mình, từ những đánh giá này sinh viên sẽ giảm được những yếu tố tổn hao về tài chính, điều kiện sức khỏe, nếu quá trình tìm việc cứ kéo dài như hiện tại sinh viên sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, lo âu.
b. Tình huống về kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm
Nội dung tình huống: “Được các bạn trong lớp đặt cho biệt hiệu là anh hùng
internet của lớp, K rất tự tin về khả năng công nghệ thông tin của mình, tất cả các