Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa XNK

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại TPHCM​ (Trang 63)

3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện công tác xây dựng CSHT và tăng

3.2.1.1. Mục tiêu nhóm giải pháp

ƒ Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới CSHT, đổi mới trang thiết bị phục vụ hoạt động GNHH XNK sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty giao nhận đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

ƒ Kích thích nhu cầu vận chuyển cũng như đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng. Đẩy mạnh hoạt động giao thương giữa Tp.HCM với các tỉnh thành trong cả nước cũng như quốc tế.

ƒ Xu hướng phát triển GNHH XNK là: Nhanh chóng, kịp thời, đúng địa chỉ, đảm bảo chất lượng, số lượng. Đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, người ta hướng vào việc tăng tốc độ, tăng sức chứa cho phương tiện vận tải.

3.2.1.2. Nội dung nhóm giải pháp

Giải pháp 1: Đầu tư và đẩy nhanh tiến độ nâng cấp hệ thống CHHT

Tp.HCM hiện có khoảng hơn 20 cảng, trong đó có 3 cảng lớn nhất là: Sài Gòn, Tân Cảng và cảng Bến Nghé. Đây là các cảng chính phục vụ XNK của Tp.HCM cũng như cả nước. Mà trong tình hình phải di dời cảng hiện nay, kế hoạch cần đến hơn 5 năm mới có cảng thay thế. Do vậy việc đầu tư nâng cấp, cải tạo cảng biển đã được UBND Tp.HCM quan tâm và có kế hoạch đầu tư cụ thể.

Để đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án, nhanh chóng đưa vào hoạt động đúng theo dự kiến, lãnh đạo các ngành có liên quan cần phải:

ƒ Giám sát tiến độ thi công dự án của các chủ thầu nhằm đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Đốc thúc các chủ thầu tập trung vào những hạng mục có thể đưa vào sử dụng ngay nhằm tạo nguồn thu như hệ thống cầu cảng, hệ thống kho bãi, nạo vét luồng để tàu thuyền ra vào dễ dàng hơn.

ƒ Nhà nước phải hỗ trợ chủ thầu trong việc triển khai giải phóng mặt bằng để thi công công trình. Nếu các hộ dân vẫn ngoan cố thì lãnh đạo

phải có biện pháp chế tài buộc các hộ dân phải di dời, đảm bảo tiến độ thi công.

ƒ Nghiệm thu và đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng cơ sở đã xây dựng xong để có hoạt động thu phí, tái đầu tư vào các hạng mục khác. ƒ Đẩy nhanh tiến độ mua sắm trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa container

của cảng. Đầu tư thêm thiết bị xếp dỡ chuyên dùng cho container để thu hút tàu cập cảng như cầu khung, thiết bị xếp dỡ hàng siêu trường siêu trọng…

Giải pháp 2: ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào quản lý điều hành khai thác cảng

ƒ Trang bị hệ thống thông tin với trang thiết bị hiện đại, tất cả các thông tin về hoạt động của cảng đều phải đưa về trung tâm điều khiển thông qua hệ thống thông tin dữ liệu điện tử (EDI) để xử lý.

ƒ Cài đặt phần mềm cho trung tâm khai thác cảng về quản lý hàng tồn kho, báo cáo tàu chờ vào bến, tàu trong bến, kế hoạch điều tàu, thống kê số lượng hàng hóa XNK thông qua cảng, sản lượng bốc xếp hàng… ƒ Khối quản lý cảng: cần phải đặt phần mềm về kế hoạch sản xuất kinh

doanh, quản lý khách hàng, hóa đơn thương vụ, nhân sự, tiền lương, báo cáo tài chính, kế toán… có hiệu quả nhất.

ƒ Khối bảo dưỡng: phần mềm quản lý bảo dưỡng thiết bị bốc xếp, cần cẩu, số giờ hoạt động của trang thiết bị, định kỳ bảo dưỡng…

ƒ Nối mạng nội bộ giữa trung tâm điểu hành cảng và các đơn vị trực thuộc để cập nhập hàng hóa các thông tin về hoạt động kinh doanh. ƒ Nối mạng với các cảng biển Việt Nam và quốc tế cũng như các hãng

tàu, đại lý, ngân hàng…

ƒ Trang bị hệ thống điện thoại nội bộ với tổng đài có thể sử dụng nhiều số, hệ thống liên lạc bằng VHF, giảm lệ thuộc hệ thống thông tin thành phố.

Việc sử dụng hệ thống thương mại điện tử trong việc điều hành và khai thác cảng sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn so với hệ thống sử dụng giấy tờ

như:giảm sai sót do nhập liệu; giảm sử dụng nhân viên; sử dụng kho hàng tốt hơn; kiểm hóa hàng nhập nhanh hơn; tình trạng gửi hàng chính xác hơn…

Giải pháp 3: phát triển đội tàu VN, vươn lên giành quyền vận tải

Theo kế hoạch phát triển đội tàu Việt Nam của tổng cục Hàng Hải, đến năm 2010 sẽ phát triển đội tàu biển xa với tổng trọng tải là 3.550 triệu tấn. Trong khi dự báo lượng hàng XNK và chuyển cảng thông qua cảng Việt Nam là 446.29 triệu tấn. Như vậy đội tàu Việt Nam vẫn thiếu để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Để khắc phục tình trạng trên, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm cho đội tàu, nhất là những tàu chở container có tải trọng lớn. Cụ thể:

ƒ Thanh lý những tàu đã quá già và đã quá cũ kỹ lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu vận chuyển quốc tế để lấy vốn đầu tư vào những tàu khác.

ƒ Mua lại những tàu đã qua sử dụng hay thuê tàu định hạng của nước ngoài để khai thác, giảm bớt gánh nặng khi phải bỏ một số vốn lớn để đóng mới một con tàu.

ƒ Liên kết chặt chẽ với các tập đoàn vận tải nước ngoài để chủ động trong việc bán cước các tuyến đường vận chuyển khắp thế giới với giá tốt.

ƒ Đẩy mạnh công tác marketing đến các doanh nghiệp để có thể giành được quyền vận tải hàng hóa, tạo nguồn hàng đều đặn để có thể thuê được tàu với giá tốt.

ƒ Liên kết chặt chẽ với các công ty giao nhận cũng như những hãng tàu trong nước để có thể khai thác có hiệu quả việc gom hàng lẽ trong vận chuyển quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ƒ Tích cực huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cũng như trong bản thân doanh nghiệp để đầu tư đóng mới tàu có tải trọng lớn, phù hợp với điều kiện kinh doanh quốc tế để có thể thâm nhập vào các thị trường hấp dẫn như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…

3.2.1.3. Hiệu quả mang lại của nhóm giải pháp

Thực hiện tốt đầu tư nâng cấp, cải tạo CSHT sẽ góp phần tăng nhanh nhu cầu về vận chuyển, giảm khoảng cách kinh tế từ Việt Nam đến các nước tiêu thụ đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng nhanh, đặc biệt ở Tp.HCM trong tương lai.

Tuy nhiên, để thực hiện được nhóm giải pháp này, một yêu cầu đặt ra cho Lãnh đạo các cấp cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành giao nhận vận tải là “Vốn”. Huy động một lượng vốn rất lớn để đầu tư phát triển không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy các doanh nghiệp phải biết tận dụng tất cả các nguồn vốn có thể huy động được như:

ƒ Nguồn vốn nội lực

- Phát hành trái phiếu hay giấy nợ trong nội bộ công ty với lãi suất cao hơn lãi suất của các hình thức huy động vốn khác trong xã hội

- Phát hành những trái phiếu đặt biệt được chia theo lãi suất kinh doanh của doanh nghiệp. Những cá nhân có trái phiếu này có quyền tham gia đóng góp ý kiến trong chiến lược kinh doanh của công ty. Như vậy sẽ vừa kích thích họ đóng góp nhiều hơn cho công ty vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của chính bản than mình.

- Công khai tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty, tạo niềm tin cho nhân viên vì họ biết tiền của họ được dùng làm gì, sinh lợi ra sao. Tuy gánh nặng về lãi suất sẽ đè nặng lên vai các doanh nghiệp hơn, nhưng đổi lại doanh nghiệp sẽ nhận được tinh thần lao động tích cực hơn. Nhân viên sẽ không còn thờ ơ, vô trách nhiệm trong lao động mà sẽ chung vai để đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đây chính là cái lợi vô hình mà không có một doanh nghiệp nào có thể đo hết được. Và đây cũng chính là kinh nghiệm thành công của những công ty Nhật hàng đầu trên thế giới.

ƒ Nguồn vốn đầu tư liên doanh liên kết

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào lĩnh vực này.

- Cùng tham gia góp vốn vào các dực án BOT để chia sẽ rủi ro, tạo sự an tâm cho các chủ đầu tư.

- Gia tăng thời hạn khai thác cảng đối cới các dự án BOT đối với các dự án đã hoàn vốn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thu lợi. Điều này sẽ khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư.

ƒ Nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác

Các tổ chức tín dụng cần phải thay đổi chính sách, không nên phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vận tải biển thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc vay vốn đầu tư phát triển đội tàu. Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn được vay vốn bình đẳng như các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời ngân hàng nên kéo dài thời hạn cho vay đối với các dự án của doanh nghiệp vì đầu tư vào tàu thì thời gian khấu hao tài sản rất lâu.

3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Hoàn thiện và phát triển hoạt động GNHH XNK

3.2.2.1. Mục tiêu nhóm giải pháp

ƒ Ổn định thị trường kinh doanh trong nước, mở rộng thị trường GNHH XNK

ƒ Tăng hiệu quả hoạt động ngoại thương, thu hút đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước.

ƒ Nâng cao chất lượng dịch vụ GNHH XNK của các công ty trong nước.

3.2.2.2. Nội dung nhóm giải pháp

Giải pháp 1: Thực hiện các phương thức giao nhận tiên tiến

Như chúng ta đã biết, dịch vụ giao nhận vận tải theo định nghĩa của nó, đối với nước ta là một ngành mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Do đó nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong ngành này còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm trong các nghiệp vụ cụ thể, trong phương pháp tổ chức cũng như trong việc ứng dụng các phương thức giao nhận tiên tiến như:

ƒ Phương thức 1: thực hiện dịch vụ giao nhận hàng đúng thời điểm

Hiện nay nghệ thuật quản trị hiện đại dựa trên triết lý về “hệ thống đúng thời điểm” (just-in-time-system) được áp dụng rộng rãi ở các nước phát

triển và đã gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Phương thức này áp dụng thích hợp trong nền sản xuất công nghệ cao, hoặc kinh doanh các mặt hàng giá trị, đảm nhận vận chuyển các chi tiết, bộ phận giữa nhà cung cấp và nhà máy lắp ráp, hoặc giữa kho thành phẩm của nhà sản xuất với thị trường tiêu thụ. Thực hiện phương thức này, đòi hỏi các công ty giao nhận vận tải cũng như các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ của nước ta phải phấn đấu giảm thời gian hoạt động kém hiệu quả; giảm thời gian “chết” trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Trong hệ thống này, thường thực hiện các đơn đặt hàng hoặc giao nhận lô hàng ở qui mô nhỏ. Các lô hàng nhỏ cho phép giảm thời gian tồn trữ hàng, giảm lưu kho, phí vận chuyển xếp dỡ ra vào kho. Việc ứng dụng giao nhận đúng thời điểm phụ thuộc lớn vào khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào.

Để giao hàng đúng thời điểm kinh nghiệm cho thấy:

- Cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh và công ty giao nhận bằng một hợp đồng giữa ba bên (bên giao hàng, bên nhận hàng và công ty giao nhận) để có thể yêu cầu việc cung cấp đến tận xưởng, tận kho hàng đúng thời gian và đúng tiến độ.

- Giảm thời gian chờ trong vận chuyển, giảm thời gian thực hiện việc xử lý lô hàng trong các khâu: phân loại, đóng gói, ký mã hiệu, thời gian làm thủ tục hải quan… để đảm bảo mức tồn kho an toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công việc cần cải tiến liên tục, tiêu chuẩn hóa các thao tác, xây dựng các định mức thời gian tiên tiến để thực hiện từng công việc cụ thể. Kiểm tra chất lượng toàn bộ qui trình công việc, và đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia của nhân viên giao nhận.

ƒ Phương thức 2 : Kết hợp giữa người bán thành một đầu mối, phục vụ tận tay người mua

Người bán sau khi thỏa thuận xong với người mua các điều kiện cơ bản trong mua bán: Giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện vận tải bảo hiểm… sau đó sẽ liên hệ với bên thứ ba là công ty giao nhận để đàm phán cụ thể hơn các yêu cầu đã sắp đặt trước. Thay mặt người bán, công ty sẽ liên hệ với các bên

liên quan trong vận chuyển để xác lập mức chi phí. Xem xét đặc tính hàng hóa và yêu cầu giao hàng và lựa chọn điều kiện bảo hiểm thích hợp, chi phí thấp. Thực tế kinh doanh cho thấy, các doanh nghiệp trong nước không am tường lĩnh vực này, các doanh nghiệp Việt Nam thường bị các thương nhân nước ngoài có kinh nghiệm buôn bán định sẵn giá bán CIF. Nếu doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng ngoại thương có theo điều kiện CIF nhưng qui định điều khoản mua bảo hiểm phải thực hiện ở Việt Nam để khi đền bù hay tranh chấp nếu có sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước thì lúc đó thương nhân nước ngoài khôn hơn thường định giá CIF đồng thời cũng dìm giá phí bảo hiểm khi thương lượng với Bảo Việt để mua bảo hiểm ở Việt Nam theo hợp đồng. Sự dìm giá phí bảo hiểm này sẽ làm Bảo Việt từ chối bán bảo hiểm và thương nhân nước ngoài có lý do hợp lý để mua bảo hiểm hàng tại nước của họ, giành lại dịch vụ bảo hiểm và mặc nhiên vô hiệu hóa điều khoản về mua bảo hiểm tại Việt Nam như đã ký trong hợp đồng.

Phương thức này áp dụng trong trường hợp bán các mặt hàng số lượng lớn, các mặt hàng nông lâm sản, nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất. Tất cả chi phí được dự toán đầy đủ cho khách hàng để làm cơ sở đàm phán trong mua bán. Khi hợp đồng thực hiện, đương nhiên quyền vận chuyển sẽ thuộc về đơn vị đó, người mua chỉ cần đồng ý các điều khoản trong hợp đồng, còn mọi chuyện sẽ do công ty giao nhận vận tải thu xếp và vận chuyển đến kho người mua.

ƒ Phương thức 3: Công ty giao nhận vận tải tham gia thực hiện trọn gói qui trình: Đàm phán- Mua bán- Vận chuyển

Trong phương thức này, mọi hoạt động kinh doanh kể từ lúc đàm phán, ký hợp đồng, đến lúc có được hàng hóa trong tay, các doanh nghiệp yêu cầu công ty giao nhận vận tải tham gia ngay từ lúc đầu thương vụ. Các công ty này sẽ tìm kiếm nguồn hàng, thị trường có lợi để tư vấn cho người mua. Khi đã được sự đồng ý thì thay mặt khách hàng để tiến hành mua bán, vận chuyển và giao hàng tận nơi yêu cầu hay cung cấp thêm các dịch vụ hậu cần làm tăng thêm giá trị hàng hóa. Công ty giao nhận theo dõi chặt chẽ từ khi đơn hàng

được ký kết - đưa nguyên liệu vào sản xuất - ra thành phẩm - vận chuyển, các thông tin này được liên tục thông báo cho khách.

Phương thức này áp dụng trong trường hợp chuyên chở máy móc thiết bị, hàng công trình lắp đặt nhà máy, hoặc hàng triển lãm nhập vào Việt Nam di chuyển nhiều nơi sau đó tái xuất, hoặc hàng quá kích cỡ, quá nặng. Các công ty giao nhận cử người đi khảo sát, nghiên cứu thực tế nắm tình hình vận chuyển. Những lô hàng đặt biệt cần lập dự án khả thi trước, sau đó mới quyết định phương tiện và lộ trình vận chuyển phù hợp chẳng hạn, hàng quá kích cỡ di chuyển bằng đường bộ cần lưu ý độ tĩnh không khi đi dưới gầm cầu hoặc tính sức tải của cần cẩu, độ nén nền đường có đảm bảo khi hàng đi qua không.

Theo quy trình thực hiện phương thức này, các công ty giao nhận vận tải cần phải tiến hành các bước công việc :

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại TPHCM​ (Trang 63)