Cơ cấu hàng chỉ định và không chỉ định trong giao nhận vận tải

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại TPHCM​ (Trang 44 - 45)

Hàng chỉ định (nominated) là những lô hàng mà quyền chỉ định vận tải thuộc về khách hàng nước ngoài, do đó mọi giá cả mua bán đều do đại lý nước ngoài quyết định.

Hàng tự khai thác (free – hand) là những lô hàng do chính các công ty giao nhận trong nước khai thác bằng cách giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Bảng 15: Cơ cấu hàng chỉ định và không chỉ định (ĐVT:%) Năm 2003 2004 2005 Mậu dịch 86.3 83.5 82.4 Chỉ định Phi mậu dịch 19.2 20.6 20.5 Mậu dịch 13.7 16.5 17.6 Không chỉ định Phi mậu dịch 80.8 79.4 79.5

Nguồn: Khảo sát tại doanh nghiệp giao nhận

Tỷ lệ các lô hàng giao nhận vận tải được chỉ định vận chuyển từ phía khách hàng và tỷ lệ các lô hàng không chỉ định chênh lệch rất lớn. Đối với hàng mậu dịch, hầu hết hàng xuất theo điều kiện giao hàng FOB cảng Việt Nam với tỷ lệ chỉ định lên đến trên 80%. Do vậy, những lô hàng này mọi thông tin đều do phía nước ngoài kiểm soát, các công ty giao nhận chỉ đơn thuần đóng vai trò là đại lý theo chỉ dẫn của nước ngoài. Ngược lại hàng phi mậu dịch có tỷ lệ khai thác cao, tức là quyền vận chuyển thuộc doanh nghiệp trong nước nhưng doanh thu đạt được không cao vì hàng phi mậu dịch chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng lượng hàng giao nhận XNK.

Vì vậy, mặt dù giá lưu cước thực hiện cao, nhưng doanh thu của công ty giao nhận thì lại rất thấp. Việc giao nhận phụ thuộc rất lớn từ nước ngoài về phương tiện chuyên chở. Điều này làm các đơn vị trong nước bị động trong kinh doanh, nhất là giá bán bị khống chế từ nước ngoài, nên dễ bị các đối tác qua mặt “giấu bớt” lợi nhuận khi chia. Sự thụ động này dẫn các đại lý đi đến chỗ chỉ hưởng một tỷ lệ hoa hồng đại lý trên doanh số cước phí thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại TPHCM​ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)