Bài học kinh nghiệm rút ra cho ViệtNam

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 31)

Nghiên cứu những kinh nghiệm thành công của những nước xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản trong khu vực và trên thế giới giúp ta đúc kết được những bài học có giá trị giúp ích cho các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam trong quá trình thâm nhập vào thị trường Nhật Bản tốt hơn:

- Đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến mẫu mã thường xuyên: liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm gốm mỹ nghệ mới phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng người Nhật. Đây là kinh nghiệm mà Trung Quốc đã áp dụng rất thành công.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm gốm mỹ nghệ: bằng cách hoàn thiện quy trình chuyên môn hoá xử lý đất nguyên liệu có chất lượng đồng nhất, ổn định và đa dạng

đáp ứng được các yêu cầu của nhà sản xuất. Đất nguyên liệu được dự trữ với khối lượng lớn giúp cho toàn bộ quy trình sản xuất ổn định, giảm bớt chi phí ẩn do phải sản xuất thử hoặc sản phẩm hỏng. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

- Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường: thị trường Nhật Bản là thị trường rộng lớn và rất đa dạng với nhiều phân khúc thị trường, từ sản phẩm cao cấp giá cao đến các sản phẩm thấp giá rẻ. Thêm nữa, những người tiêu dùng Nhật Bản có tính thực dụng, giá hàng rẻ vẫn luôn là một yếu tố được người Nhật quan tâm. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái Lan… Đặc biệt là Trung Quốc, nước rất thành công trong chiến lược này.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng công nghiệp: nhằm hợp lý hoá quá trình sản xuất và áp dụng cơ giới hoá ở một số công đoạn như tạo hình, sấy khô bán phẩm, phủ men… nhờ đó có thể tăng năng suất lao động nhưng vẫn giữ được tính thủ công đặc trưng của sản phẩm. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Malaysia…

- Tận dụng kiều bào đang sinh sống ở Nhật Bản như là cầu nối để đưa sản phẩm gốm mỹ nghệ đến với người tiêu dùng bản xứ: đó là kinh nghiệm thành công của nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philipines…

- Kiến nghị nhằm xây dựng chính sách hỗ trợ hữu hiệu của Chính Phủ: bằng các công cụđòn bẩy tài chính, các hội chợ thương mại nhằm thu hút khách hàng. Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đủ sức thực hiện các đơn hàng lớn của Nhật Bản. Đây là bài học kinh nghiệm mà Trung Quốc và Thái Lan áp dụng rất thành công.

KT LUN CHƯƠNG 1

Thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản là một trong những thị trường trọng

điểm của gốm mỹ nghệ Việt Nam. Hơn thế nữa, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường có sức mua cao nên việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản không những giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam với tiềm năng và lợi thế của mình hoàn toàn có khả năng thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường này. Cùng với sự

phát triển trong quan hệ kinh tế quốc tế với Nhật Bản và sự chuyển dịch của nền công nghiệp gốm mỹ nghệ sang các nước đang phát triển, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang thị trường này là một chiến lược đúng đắn và cần thiết.

Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường rất hấp dẫn do có sức tiêu thụ tương đối lớn, thị hiếu tiêu dùng đa dạng nhưng lại có rất nhiều những rào cản và khó khăn như mức độ cạnh tranh cao, hệ thống phân phối chặc chẽ. Do đó, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc tìm hiểu tập quán thương mại, phương cách kinh doanh của người Nhật và các luật lệ, quy định của luật pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ

CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1 Khái quát về gốm mỹ nghệ Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu đôi nét vế gốm sứ

Đồ gốm xuất hiện trên thế giới cách đây khoảng một vạn năm. Thời điểm xuất hiện đồ gốm ở mỗi dân tộc có thể sớm muộn khác nhau nhưng việc phát minh ra đồ

gốm là công trình lao động sáng tạo của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Trung Quốc là nước xuất hiện đồ gốm sớm nhất ở Châu Á; từ thời nhà Thương (1766 – 1123 TCN). Tiếp đó là Ai Cập, Irắc đã làm được đồ sứ từ thời Fatimites (640- 1171). Ở

Mexico người ta đã tìm được những hiện vật gốm từ thời nền văn minh Maya. Ở

Châu Âu cũng có những trung tâm gốm nổi tiếng là ở Tây Ban Nha, Ý, lưu vực sông

Đông (Nga), sông Ranh (Đức)…

Đồ gốm sứ là dùng để chỉ những sản phẩm mà nguyên liệu để sản xuất chúng gồm một phần hoặc tất cả là gốm hoặc cao lanh như đò đất nung, gạch ngói, chum vại… Đồ gốm là sản phẩm được làm chủ yếu từ đất và nung qua lửa. Với sự phát triển không ngừng của xã hội, của kỹ thuật đã tạo điều kiện cho sản phẩm gốm ngày càng đa dạng và tinh xảo. Ngày nay từ “Đồ gốm” đã trở thành tên gọi chung của 5 loại sản phẩm sau:

- Gốm đất nâu: làm bằng đất sét thường, nung ở nhiệt độ 6000 C đến 9000 C, màu

đỏ, xốp, ngấm nước…

- Gốm sành nâu: làm bằng đất sét thường, nung ở nhiệt độ 11000 C đến 12000 C, xương đất chảy, có thấu quang.

- Gốm sành xốp: làm bằng đất sét trắng, nung ở nhiệt độ 12000 C đến 12500 C, màu vàng ngà, xương đất xốp, hơi thấm nước.

- Gốm sành trắng: làm bằng đất sét trắng, cao lanh, nung ở nhiệt độ 12500 C đến 12800 C, xương đất sớm cháy, không thấm nước.

- Đồ sứ: làm bằng đất sét trắng, cao lanh, và các loại đá trường thạch, thạch anh, nung ở nhiệt độ từ 12800 C đến 13200 C, xương đất chảy, có thấu quang…

Ngoài ra, nếu xét theo công dụng, ta có thể chia sản phẩm gốm làm thành 3 nhóm chính:

- Gốm gia dụng: gốm đồđun nâu, đồ chứa đựng, đồ dùng để ăn hoặc uống… - Gốm nghệ thuật: gốm tượng gốm, phù điêu gốm, tranh ghép gốm, tranh vẽ

trên gạch gốm, đĩa treo tường…

- Gốm kỹ thuật: gồm gốm cách điện, gốm chịu nhiệt, gốm chịu axit, gốm trong công cụ sản xuất, gốm trong máy móc…

Nếu xét theo tính thẩm mỹ ta có thể chia gốm làm các loại sau:

- Gốm mỹ nghệ: đưa yêu cầu thẩm mỹ lên hàng đầu, nhóm này bao gồm gốm nghệ thuật, gốm gia dụng đẹp, cao cấp, gốm kiến trúc cao cấp…

- Gốm gia dụng thông thường. - Gốm công nghiệp / Gốm kỹ thuật.

2.1.2 Gốm mỹ nghệ Việt Nam

Gốm là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam với hàng trăm năm lịch sử phát triển. Các mẫu hàng gốm của Việt Nam mang tính đa dạng,

được hoàn thiện từ chính nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các loại men của Việt Nam cũng rất độc đáo và mang tính chất truyền thống. Mỗi cơ sở sản xuất

đều có cách pha men riêng với những chi tiết rất tinh tế và kĩ thuật pha chế luôn được cải tiến. Sự phong phú về kĩ thuật pha men đã tạo nên nét độc đáo về sản phẩm của từng địa phương. Các mẫu mã hàng gốm vô cùng phong phú về loại hình, công dụng, kích cỡ, hình dáng và chỉ cần thay đổi đôi chút ít vềđường nét uốn lượn, hay tiết hoạ

là đã có thể cho ra đời một sản phẩm mới. Chính vì vậy các loại hình sản phẩm gốm liên tiếp được bổ sung trên thị trường. Tính chất mỹ thuật của loại sản phẩm này

được tạo nên bởi hình dáng sản phẩm và những đường nét tiết hoạ trên mặt sản phẩm. Người tiêu dùng chọn sản phẩm theo công dụng, kích cỡ, chất men và hình thức cũng như dáng dấp nhái cổ của sản phẩm.

Gốm Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất độc đáo của dân tộc, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước. Các sản phẩm gốm của ta có hình thức đẹp, chất lượng tốt, được mọi người tiêu dùng ưa chuộng. Không ít đồ gốm

ở nước ta đã được làm ở một trình độ kỹ thuật tương đối cao và đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới.

Gốm mỹ nghệ Việt Nam là tập hợp các sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp thủ công có tính mỹ thuật cao và thường gắn với các làng nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc và quốc gia. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ bao gồm những mặt hàng chính sau: lọ hoa, chậu cảnh, lọ bình giả cổ, bát hương, tượng Chúa, tượng Phật, con vật, bình đựng rượu, bình ấm chén trà, bát đĩa, tranh và đồ lưu niệm... Các sản phẩm trên được làm với các kích cỡ khác nhau và trên đó là các nét hoạ tiết về phong cảnh và điển tích (thường là Tứ Bình Xuân, Hạ, Thu, Đông, tranh

đồng quê nhàn tản, tranh phong cảnh và tranh điển tích...).

Trong suốt nhiều thế kỷ, nước ta đã xuất khẩu đồ gốm sang các nước không chỉ

trong khu vực Châu Á, Châu Đại Dương mà cả Châu Âu.

Gốm Việt Nam đã có từ thời kỳ văn hoá Bắc Sơn và ngày càng trở nên tinh xảo hơn. Lịch sử phát triển ngành gốm của Việt Nam đã trải qua các thời kỳ: thời nguyên thuỷ, thời các vua Hùng, gốm men qua các thời Lý - Trần – Lê. Gốm Việt Nam là một nghề có truyền thống lâu đời, có một lịch sử vàng son rực rỡ. Đây chính là một lợi thếđặc biệt, một tài sản vô giá được tổ tiên để lại, giúp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu.

Trên khắp đất nước Việt Nam, từ Móng Cái cho đến mũi Cà Mau, tỉnh nào cũng có cơ sở sản xuất gốm. Đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng hầu như ở huyện nào cũng có lò gạch, lò gốm. Tuy trải rộng khắp đất nước nhưng những nơi làm ra gốm thật sự

có hiệu quả, những nơi làm ra gốm có giá trị thương mại, đặc biệt có giá trị xuất khẩu thì chỉ tập trung chủ yếu ở ba vùng : Bát Tràng, miền Đông Nam Bộ (Bình Dương,

Đồng Nai) và Vĩnh Long. Tổng kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của các địa phương này chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của cả nước.

2.2 Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua

2.2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua

Cho đến nay gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt ở hơn 120 thị trường phân bố

- Thị trường Châu Âu: chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ

nghệ của Việt Nam.

- Thị trường Châu Mỹ: chiếm khoảng 10%. - Thị trường Châu Á: từ 5 – 6%

- Thị trường Châu Đaị Dương (Úc và New Zealand) khoảng 4 – 5%.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam năm 2003, 2005 phân theo đối tác

ĐVT: Triệu USD

Năm 2003 2005

Đối tác( châu lục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Châu Âu 120,6 81,2 139,5 80,2 Châu Mỹ 14,6 9,8 18,8 10,8 Châu Á ( Nhật Bản) 7,7 5,2 9,3 5,3 Khác 5,6 3,8 6,36 3,7 Tổng kim ngạch xuất khẩu (2003) 148,5 100 174 100 Nguồn: http//www.vnemark.com Hiện nay, khoảng 50% gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam được tiêu thụ bằng con

đường xuất khẩu, đóng góp một phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta giai đoạn 1995-2005 được thể

hiện trên hình 2.1

Theo như hình 2.1 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta đã liên tục tăng. Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta chỉ đạt 22 triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt 100,8 triệu USD, gần gấp 5 lần kim ngạch năm 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn này đạt gần 80%. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ đạt 123,5 triệu USD và đặc biệt đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệđã có sự tăng trưởng nhảy vọt, đạt 174 triệu USD.

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 22 22.7 54.4 55.1 83.1 108.4117.1 123.5 148.5 151.8 174 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn: Bộ Thương Mại 2.2.2 2 Một số nhân tốảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu 2.2.2.1Hiệu quả sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Sơđồ 2.1: Sơđồ cung ứng đất nguyên liệu: Nguồn: http//www.vnemark.com Hiện nay sự phân công lao động trong nghề gốm tương đối rõ đối với các khâu nhào trộn đất làm nguyên liệu, nặn, nung sản phẩm. Cả ba khâu nhào đất làm nguyên liệu, nặn, nung sản phẩm nhìn chung có công nghệ hoàn toàn khác nhau; Việc nhào trộn đất cần có không gian rộng để chuyển đất đến, chỗ để đất, chỗ nhào trộn đất và cần kĩ thuật nhào trộn đất trong khi việc tạo hình sản phẩm lại đòi hỏi bàn tay tinh tế

hơn, kĩ thuật cao hơn và liên quan tới nhiều khâu phức tạp như tạo dáng, nung đốt, tráng men, vẽ hoạ... Vì vậy trong những năm gần đây tại một số nơi đã xuất hiện một số cơ sở dịch vụ làm đất nguyên liệu. Họ mua máy về nhà trộn đất, mua các loại

Đất sét cao lanh

Hộ chuyên làm đất nguyên liệu Các cơ sở sản xuất gốm sứ

nguyên liệu để nhào trộn và bán nguyên liệu cho những người sản xuất. Việc nhào trộn đất là việc nặng nhọc nhưng hoàn toàn có thể thay thế bằng máy

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất gốm phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Giá mua đất nguyên liệu. Thông thường mua đất nguyên liệu rẻ hơn 15% so với thuê thợ trộn thủ công nên để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, hầu hết các cơ sở sản xuất đều mua đất nguyên liệu. Kênh cung ứng nguyên liệu trong sản xuất gốm rất đơn giản. Các cơ sở sản xuất chỉ việc nhận nguyên liệu đất từ các hộ dịch vụ

nhào trộn đất.

- Tỷ lệ lãng phí đất nguyên liệu. Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào trình độ tay nghề của thợ

nặn, tạo hình và cách tổ chức lao động của chủ hộ. Nếu không bố trí ăn khớp giữa thợ và đất, thời gian lấy đất thì sẽ gây ra sự lãng phí hay thiếu đất làm ảnh hưởng đến khâu khác.

Bảng 2.3: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế khi sử dụng 2 loại lò

ĐVT: 1000 đồng Lọđộc bình Chậu cảnh Lò hộp Lò gas Lò hộp Lò gas Nhiên liệu 70 91,428 33,684 7,241 Lò + Bao 50 19,230 7,058 5,172 Công lao động 20 4,285 2,368 2,068 Chi khác 16,6 13,928 7,3 1,724 Tổng chi phí nung 156,6 128,871 50,437 16,205 Giá bán 500 500 90 90 Nguồn: http//www.vnemark.com Lọđộc bình Chậu cảnh Lò hộp Lò gas Lò hộp Lò gas %/Giá Bán %/Giá Bán %/Giá Bán %/Giá Bán

Nhiên liệu 14 18,29 37,43 8,25 Lò + Bao 10 3,85 7,84 5,75 Công lao động 4 0,86 2,63 2,30 Chi khác 3,32 2,79 8,11 1,92 Tổng chi phí nung 31,32 25,77 56,04 18,01 Giá bán 500 500 90 90 Nguồn: http//www.vnemark.com

- Tỷ lệ hư hỏng sản phẩm thô (do đổ vỡ, mưa hỏng...). Điều này tuỳ thuộc vào thời tiết và phương tiện che đậy của hộ, tuỳ thuộc vào sự khéo léo của thợ và trình độ

bố trí sắp xếp hợp lí các nơi làm việc của chủ hộ.

- Chi phí nhiên liệu phụ thuộc vào loại lò (lò hộp hay lò gas), thiết kế, chất lượng lò tốt hay xấu... Thông thường chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm của lò gas thấp hơn rất nhiều.

- Tỷ lệ thành phẩm là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến mức chi phí bình

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)