Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá hàng gốm mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 87 - 88)

Sản phẩm gốm mỹ nghệ của Việt Nam chủ yếu làm làm bằng phương pháp thủ

công truyền thống, quản lý chất lượng kém dẫn đến sự lãng phí trong sản xuất dẫn tới giá thành phẩm tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hoá, kho bãi.. ở Nhật Bản rất đắt đỏ nên giá hàng hoá của Việt Nam cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong khi sản phẩm không có gì độc đáo, tinh xảo hơn. Do đó, để đảm bảo và tăng cao thị phần hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam ở Nhật Bản cần phải có những biện pháp quản lý tốt giá thành sản phẩm như sau:

- Thực hiện quản lý chất lượng hàng gốm mỹ nghệ theo quá trình như nêu trên cũng góp phần nâng cao chất lượng, làm giảm giá thành sản phẩm.

- Liên kết các nhà xuất khẩu Việt Nam cùng ngành hàng gốm mỹ nghệ hay ở các ngành khác có xuất khẩu hàng sang Nhật Bản để cùng xuất khẩu hàng với số lượng lớn, giảm chi phí vận tải và được hưởng hoa hồng từ các hãng tàu.

- Tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản trong việc xúc tiến thương mại nhằm giảm các chi phí về tìm hiểu, thâm nhập thị trường.

- Mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng các nguồn lực, tăng cao nâng suất lao

động và giảm chi phí cốđịnh trên mỗi đơn vị sản phẩm nhằm hạ giá thành sản phẩm.

- Xây dựng khung giá linh hoạt: xây dựng giá bán cho từng loại sản phẩm, mẫu mã có xem xét đến mặt bằng giá chung. Bên cạnh đó phải tính đến qui mô, khối lượng, điều kiện đóng gói, chi phí vận chuyển, kết cấu các loại sản phẩm… trong từng đơn hàng đểđịnh giá nhằm bù đắp được chi phí, đảm bảo có lãi, duy trì và phát triển sản xuất, xuất khẩu.

- Các làng nghề sản xuất hàng gốm mỹ nghệ cần phải tăng cường liên kết với các trung tâm thương mại lớn ở Việt Nam tổ chức phân phối hàng gốm mỹ nghệ trực tiếp tới thị trường Nhật Bản, giảm bớt việc phân phối qua trung gian, góp phần làm giảm giá bán hàng gốm mỹ nghệ trên thị trường Nhật Bản.

Lợi ích dự tính đạt được: tính cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản rất cao, sản phẩm của Việt Nam muốn có được vị thế vững chắc trên thị trường Nhật Bản thì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, giá cả cạnh tranh. Do

đó, các biện pháp nâng cao cạnh tranh về giá của hàng gốm mỹ nghệ như trên có ý nghĩa rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)