Nguồn lao động cung cấp cho ngành hàng gốm mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 41)

Nguồn nhân lực dồi dào gồm các nghệ nhân, thợ thủ công và nông nhàn ở các địa phương trong cả nước với truyền thống lao động cần cù và sáng tạo, tay nghề tinh xảo và khéo léo, tiếp thu kỹ thuật nhanh và có tính cộng đồng…là tiềm năng to lớn

để phát triển sản xuất mà đến nay ta đã phát huy rất ít. Theo như tính toán, hàng năm

ở nông thôn dư thừa khoảng hơn 1 triệu lao động. Nguồn nhân lực này có thể tạo ra một khối lượng sản phẩm khổng lồ với đủ các chủng loại, đa dạng, phong phú và đáp

ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và ngoài nước. Do đó, chúng ta cần có những chính sách, biện pháp khai thác, sử dụng nhằm phát huy tác dụng của nguồn lực này, bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao của thời kỳ mới, đồng thời bảo tồn nhưng giá trị văn hoá và vốn nghề qúi mà tổ tiên đã truyền lại cho chúng ta.

Lao động trong sản xuất gốm được phân chia theo nhiều cách như sau:

Theo trình độ: gồm có các nghệ nhân, thợ cả, thợ lành nghề, thợ học việc.

Theo các khâu: gồm có thợ nhào trộn đất, thợ phối liệu, tạo hình, thợ đốt lò, thợ tráng men, hoạ sĩ, tiếp thị...

Theo nguồn: gồm có thợ gia đình, thợ làm thuê

Theo phương thức: gồm có người quản lí, người lao động trực tiếp...

Xét về trình độ có thể thấy hầu hết đây là những lao động phổ thông, trình độ văn hoá thấp, không được qua trường lớp đào tạo. Trong số lao động chỉ trừ có hoạ sĩ, nhân viên tiếp thịđược qua các trường lớp đào tạo, còn hầu hết đều trưởng thành qua lao động trực tiếp. Vì vậy các lao động phải mất nhiều thời gian học việc. Học nghề

gốm được tiến hành ngay tại cơ sở sản xuất. Những lao động gia đình được các thế

hệ trước dạy bảo các công việc cụ thể, sớm biết nghề hơn và thường được phân công trông coi thợ làm thuê.

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)