Gốm mỹ nghệ ViệtNam

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 35 - 36)

Gốm là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam với hàng trăm năm lịch sử phát triển. Các mẫu hàng gốm của Việt Nam mang tính đa dạng,

được hoàn thiện từ chính nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các loại men của Việt Nam cũng rất độc đáo và mang tính chất truyền thống. Mỗi cơ sở sản xuất

đều có cách pha men riêng với những chi tiết rất tinh tế và kĩ thuật pha chế luôn được cải tiến. Sự phong phú về kĩ thuật pha men đã tạo nên nét độc đáo về sản phẩm của từng địa phương. Các mẫu mã hàng gốm vô cùng phong phú về loại hình, công dụng, kích cỡ, hình dáng và chỉ cần thay đổi đôi chút ít vềđường nét uốn lượn, hay tiết hoạ

là đã có thể cho ra đời một sản phẩm mới. Chính vì vậy các loại hình sản phẩm gốm liên tiếp được bổ sung trên thị trường. Tính chất mỹ thuật của loại sản phẩm này

được tạo nên bởi hình dáng sản phẩm và những đường nét tiết hoạ trên mặt sản phẩm. Người tiêu dùng chọn sản phẩm theo công dụng, kích cỡ, chất men và hình thức cũng như dáng dấp nhái cổ của sản phẩm.

Gốm Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất độc đáo của dân tộc, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước. Các sản phẩm gốm của ta có hình thức đẹp, chất lượng tốt, được mọi người tiêu dùng ưa chuộng. Không ít đồ gốm

ở nước ta đã được làm ở một trình độ kỹ thuật tương đối cao và đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới.

Gốm mỹ nghệ Việt Nam là tập hợp các sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp thủ công có tính mỹ thuật cao và thường gắn với các làng nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc và quốc gia. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ bao gồm những mặt hàng chính sau: lọ hoa, chậu cảnh, lọ bình giả cổ, bát hương, tượng Chúa, tượng Phật, con vật, bình đựng rượu, bình ấm chén trà, bát đĩa, tranh và đồ lưu niệm... Các sản phẩm trên được làm với các kích cỡ khác nhau và trên đó là các nét hoạ tiết về phong cảnh và điển tích (thường là Tứ Bình Xuân, Hạ, Thu, Đông, tranh

đồng quê nhàn tản, tranh phong cảnh và tranh điển tích...).

Trong suốt nhiều thế kỷ, nước ta đã xuất khẩu đồ gốm sang các nước không chỉ

trong khu vực Châu Á, Châu Đại Dương mà cả Châu Âu.

Gốm Việt Nam đã có từ thời kỳ văn hoá Bắc Sơn và ngày càng trở nên tinh xảo hơn. Lịch sử phát triển ngành gốm của Việt Nam đã trải qua các thời kỳ: thời nguyên thuỷ, thời các vua Hùng, gốm men qua các thời Lý - Trần – Lê. Gốm Việt Nam là một nghề có truyền thống lâu đời, có một lịch sử vàng son rực rỡ. Đây chính là một lợi thếđặc biệt, một tài sản vô giá được tổ tiên để lại, giúp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu.

Trên khắp đất nước Việt Nam, từ Móng Cái cho đến mũi Cà Mau, tỉnh nào cũng có cơ sở sản xuất gốm. Đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng hầu như ở huyện nào cũng có lò gạch, lò gốm. Tuy trải rộng khắp đất nước nhưng những nơi làm ra gốm thật sự

có hiệu quả, những nơi làm ra gốm có giá trị thương mại, đặc biệt có giá trị xuất khẩu thì chỉ tập trung chủ yếu ở ba vùng : Bát Tràng, miền Đông Nam Bộ (Bình Dương,

Đồng Nai) và Vĩnh Long. Tổng kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của các địa phương này chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của cả nước.

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)