Giải pháp về vốn nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, xuất khẩu gốm mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 77 - 78)

Tận dụng khả năng hiện có của các doanh nghiệp: các cơ sở nhỏ có thể hùn vốn lại với nhau để thành lập các công ty TNHH hoăc các công ty “hạt nhân”; mua các thiết bị trả chậm và trả nợ bằng chính sản phẩm do thiết bị đó làm ra; các cơ sở

cùng góp vốn để xây dựng lò, phát triển sản xuất (có thể phát triển sản xuất theo kiểu “vệ tinh”. Một công ty lớn, đủ mạnh và có thị trường tiêu thụ sẽ làm hạt nhân góp phần vốn chủ yếu, các công ty nhỏ, các cơ sở sản xuất sẽ làm vệ tinh, góp phần vốn nhỏ. Các vệ tinh thực hiện đơn hàng của công ty hạt nhân, sử dụng lò chung để nung và công ty hạt nhân sẽ bao tiêu sản phẩm)…

Sự hỗ trợ của Nhà nước:

Đối vi các doanh nghip thuc din phi di di vào trong khu công nghip gm nhn được các h tr sau:

- Hỗ trợ từ ngân hàng: các cơ sở di dời được xét cho vay với các hạn mức tối đa

đối với xây dựng nhà xưởng là 70%, vốn đầu tưđổi mới công nghệ là 100%.

- Hỗ trợ từ ngân sách:các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện di dời được cấp vốn

đầu tư ban đầu giống như doanh nghiệp mới sau khi dự án di dời đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Hỗ trợ từ các qũy đầu tư phát triển của tỉnh: dưới hai hình thức là bão lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với số vốn vay các tổ chức tín dụng để đầu tư xây dựng cơ sở mới trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt với thời gian là 2 năm kể từ khi doanh nghiệp di dời vay vốn.

Ngoài ra còn có các hỗ trợ khác như: hỗ trợ 100% lãi vay cho các doanh nghiệp vay để xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp gốm; hỗ trợ 50% lãi vay cho số vốn vay đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân; hỗ trợ chi phí đào tạo nghề

gốm cho công nhân với mức khoảng 300 ngàn đồng/ công nhân.

Ngoài ra còn có các hình thc h tr như: cho vay trung và ngắn hạn với lãi suất ưu đãi, được vay từ Quỹ hỗ trợ quốc gia, Quỹđầu tư phát triển…

Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu gốm mỹ nghệ: bão lãnh cho doanh nghiệp với phần vốn vay còn thiếu để thế chấp tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trung gian khác. Nguồn của qũy có thể huy động từ nhiều nguồn như: nguồn của nhà nước, nguồn

đóng góp của ngân hàng, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và các hiệp hội…

Li ích d tính đạt được: Nếu các giải pháp trên được thực hiện thì các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ sẽ có đủ vốn đểđầu tưđổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất, chuyển đến địa điểm mới và đẩy mạnh sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn xuất khẩu gốm mỹ nghệ của việt nam vào thị trường nhật bản, thực trạng và các giải pháp phát triển​ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)