Qua việc nghiên cứu những kinh nghiệm thành cơng của các quốc gia nĩi trên, ta cĩ thể rút ra được một số bài học cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam như sau:
• Cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa tính dân tộc và hiện đại để cĩ thể sản xuất ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam với chất lượng cao.
• Nên đổi mới trang thiết bị và ứng dụng cơ giới hĩa ở một số cơng đoạn như tạo hình, sấy khơ bán thành phẩm, phủ men… nhờ đĩ cĩ thể tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động nhưng vẫn giữ được tính chất thủ cơng đặc trưng của sản phẩm.
• Cần phải chuyên mơn hố quy trình xử lý đất nguyên liệu cĩ chất lượng đồng nhất, ổn định và đa dạng đáp ứng được các yêu cầu của nhà sản xuất. Đất nguyên liệu được dự trữ với khối lượng lớn giúp cho tồn bộ quy trình sản xuất ổn định, giảm bớt chi phí ẩn do phải sản xuất thử hoặc sản phẩm hỏng.
• Cần đẩy mạnh hoạt động marketing, kết hợp phát triển làng nghề truyền thống gốm sứ với phát triển du lịch và xây dựng thương hiệu cho dịng gốm Việt cũng như thương hiệu cho gốm của từng địa phương.
• Nâng cao và phát huy vai trị của Hiệp hội Gốm sứ, Hiệp hội cần phải hoạt động cĩ chất lượng và hiệu quả.
• Chính phủ cần phải cĩ chính sách hỗ trợ hữu hiệu bằng các cơng cụ địn bẩy tài chính, các hội chợ thương mại nhằm thu hút khách hàng giúp cho các doanh nghiệp từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 1
Những cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược sẽ là nền tảng giúp chúng ta trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, qua đĩ xác định được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức để từ đĩ xây dựng các chiến lược và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất thế giới hiện nay. Vì vậy, Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của gốm mỹ nghệ Việt Nam. Hơn thế nữa, thị trường Hoa Kỳ đang cĩ nhu cầu lớn về mặt hàng này nên việc đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam sang Hoa Kỳ khơng chỉ gĩp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước mà cịn giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nơng thơn. Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường rất hấp dẫn do cĩ sức tiêu thụ lớn nên tính cạnh tranh rất cao. Do đĩ, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ và các quy định của luật pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường này.
Bên cạnh đĩ, qua việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực cĩ thể rút ra một số bài học quan trọng cho chiến lược phát triển xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam như sau: nâng cao chất lượng, thường xuyên cải tiến mẫu mã, đổi mới trang thiết bị, hiện đại hĩa quy trình sản xuất, đẩy mạnh hoạt động Marketing, nâng cao vai trị của Hiệp hội gốm sứ và tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương …
Từ những kết luận trên, chúng ta sẽ đi vào phân tích thực trạng xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua ở chương 2 để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tương lai ở chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Muốn xây dựng chiến lược xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ đạt hiệu quả thì một trong những điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu rõ về thị trường đĩ. Mặt khác, Hoa Kỳ hiện nay là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các nước trên thế giới nĩi chung và Việt Nam nĩi riêng. Do đĩ, tác giả xin giới thiệu tổng quan về thị trường gốm mỹ nghệ Hoa Kỳ.